So sánh l c chuyển nhượng và lc giáp lưng năm 2024

E rat kham phuc anh va da doc nhieu cau tra loi cua anh ve LC, E co mot thac mac nhu sau ve Transferable LC, rat mong anh giai dap giup em.

Vi hien nay ben em dang co mot lo hang ma ben em la broker, em dang ban khoan nen dung Transferable LC hay LC Giap lung.

1/ Trong transferable LC chung tu nao kho the thay the duoc

2/ Minh la broker, muon kho cho nguoi mua biet nguoi ban cung nhu nguoi ban biet nguoi mua, thi minh co the thay the duoc hoi phieu, invoice, PL, duoc kho ah? va BL e kho biet la thay the duoc nhu the nao.

3/ Co phai neu thanh toan theo Phuong thuc LC giap lung, minh la broker se su dung switch LC (TUC LA MINH SE GIAO LAI BL CHO HANG TAU VA YEU CAU HO SWITCH BL LAI THEO YEU CAU CUA MINH) dung khong ah?

4/ Theo LC Chuyen nhuong goc ngay giao hang quy dinh thuong sau ngay giao hang quy dinh cho nguoi huong loi thu 2, vay tren BL phai the hien nhu the nao cho phu hop vi em biet rang BL chi duoc hang tau phat hanh 1 lan.

E rat mong anh giai dap giup em

Hong Nhung

——————

ANSWER

Hi Hong Nhung,

  1. Theo Điều 38 (g) và (h), L/C được chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoảng giống như L/C gốc bao gồm việc xác nhận L/C, ngoại trừ: số tiền L/C, đơn giá, ngày chấm dứt hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc ngày giao hàng chậm nhất. Tên người thụ hưởng thứ nhất có thể thay cho tên của người yêu cầu mở L/C.

Người thụ hưởng thứ nhất có thể thay hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai bằng hóa đơn và hối phiếu của mình. UCP 600 không quy định cho phép người thụ hưởng thứ nhất thay thế các chứng từ khác với hóa đơn và hối phiếu. Do vậy, trong từng trường hợp cụ thể, việc thay thế chứng từ khác có thể phải được sự đồng ý trước của ngân hàng thực hiện chuyển nhượng và chứng từ thay thế đó phải phù hợp với L/C.

Ngân hàng chuyển nhượng chịu rủi ro nếu chấp nhận cho phép những thay đổi khác với Điều 38 (g).

  1. Thay vì yêu cầu thay thế các chứng từ khác, người thụ hưởng thứ nhất có thể chủ động yêu cầu người mở L/C yêu cầu các chứng từ phát hành theo ý mình, ví dụ, vận đơn thể hiện người gửi hàng (shipper) là người thụ hưởng thứ nhất, các chứng từ khác như packing list thể hiện shipper/người bán là người thụ hưởng thứ nhất thay vì người thụ hưởng thứ hai hoặc P/L không thể hiện tên người thụ hưởng thứ hai.
  1. L/C giáp lưng không nhất thiết luôn phải yêu cầu phát hành lại B/L mới (Switch B/L) thay cho B/L đã được phát hành trước đó. Switch B/L có thể xảy ra khi B/L phát hành theo L/C giáp lưng không phù hợp với L/C chủ và/hoặc khi muốn che giấu nhà cung cấp. hoặc khi nhà nhập khẩu thay đổi quyết định bán hàng lại cho một bên thứ ba ở nước khác. Nhà chuyên chở có thể chấp nhận thay đổi B/L nếu người cầm giữ B/L xuất trình B/L gốc cho nhà chuyên chở. Nếu có sự thay đổi nào trên B/L mới, ví dụ thay đổi cảng đến, dẫn đến phát sinh thêm cước phí thì người yêu cầu switch B/L phải chịu.
  1. Như đã nêu ở mục 1 trên đây, L/C chuyển nhượng cho phép thay đổi ngày giao hàng chậm nhất, thường là ngày giao hàng chậm nhất sớm hơn. Ví dụ L/C gốc quy định ngày giao hàng chậm nhất là 30/03/2012 thì L/C chuyển nhượng có thể yêu cầu ngày giao hàng chậm nhất là 20/03/2012.

Vận đơn xuất trình theo L/C chuyển nhượng có thể thể hiện ngày giao hàng bất kỳ nào miễn là trước hoặc chậm nhất là vào ngày 20/03/2012 để phù hợp với cả L/C chuyển nhượng cũng như L/C gốc.

Nên nhớ việc L/C chuyển nhượng quy định ngày giao hàng chậm nhất sớm hơn thường đi kèm với yêu cầu thời hạn xuất trình chứng từ ngắn hơn nhằm bảo đảm thời gian cho người thụ hưởng thứ nhất có thể thay thế chứng từ kịp với thời hạn xuất trình chứng từ theo L/C gốc. Ví dụ L/C gốc quy định thời hạn xuất trình là 21 ngày kể từ ngày B/L thì L/C chuyển nhượng có thể rút ngắn thời hạn này chỉ còn 10 ngày sau ngày B/L.

L/C giáp lưng hay L/C nhượng?

Theo kinh nghiệm của tôi, ngân hàng thường không dễ dàng chấp nhận phát hành L/C giáp lưng với một nhà buôn trung gian “tay không bắt giặc” bởi L/C giáp lưng và L/C chủ là hai L/C riêng biệt. Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán L/C giáp lưng nếu chứng từ xuất trình phù hợp nhưng chưa chắc đòi được tiền theo L/C chủ bởi chứng từ có thể không phù hợp hoặc ngân hàng phát hành L/C chủ không phải là một ngân hàng uy tín. Trong khi với L/C chuyển nhượng ngân hàng chuyển nhượng chỉ cam kết thanh toán cho người thụ hưởng thứ hai khi người thụ hưởng thứ nhất nhận được tiền hàng theo L/C gốc.

Cảm ơn chị Trần Nguyễn Bích Phượng đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

So sánh l c chuyển nhượng và lc giáp lưng năm 2024

Bài viết về L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

Khi bạn là người trung gian (mua của A và bán lại cho B) mà cần giấu thông tin của các đối tác; bạn sẽ cần thế chấp L/C do B mở cho mình để mở L/C khác cho A thụ hưởng gọi là L/C giáp lưng và lấy phần chênh lệch giá trị giữa 2 L/C này làm lợi nhuận cho mình. L/C đầu tiên gọi là L/C gốc (Master L/C), L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C hay Baby L/C hay Seconary L/C).

Tóm lại, sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.

So sánh l c chuyển nhượng và lc giáp lưng năm 2024
Trong xuất nhập khẩu L/C giáp lưng (Back to back L/C) – mua bán 3 bên diễn ra rất phổ biến

II. Nội Dung Của L/C Giáp Lưng

Khi thực hiện nghiệp vụ mở L/C giáp lưng, ngân hàng sẽ vẫn giữ nguyên các điều khoản mà L/C gốc đã quy định như ban đầu, nhưng L/C giáp lưng phải có các mục thay đổi so với L/C gốc như sau:

  • Số tiền (phải ít hơn L/C gốc)
  • Đơn giá (phải thấp hơn L/C gốc)
  • Trị giá bảo hiểm (phải thấp hơn L/C gốc)
  • Thời gian hiệu lực của L/C (phải ngắn hơn L/C gốc)
  • Thời gian xuất trình chứng từ (sớm hơn L/C gốc)
  • Thời gian giao hàng (có thể sớm hơn L/C gốc)
  • Tên của người mở L/C giáp lưng đổi thành tên của Người trung gian (như vậy người trung gian mới có thể giấu tên của người nhập khẩu)
  • Tên của người thụ hưởng trên L/C giáp lưng là tên của nhà sản xuất

III. Quy Trình Phát Hành L/C Giáp Lưng

Trước tiên, L/C giáp lưng (Back to back L/C) hay còn gọi là mua bán 3 bên tức là trong quá trình mua bán có sự tham gia của 3 quốc gia: 1 bên đóng vai trò là người bán, 1 bên là người mua và 1 bên đứng giữa vừa là người mua vừa là người bán (trung gian mua đi bán lại). Trong xuất nhập khẩu, việc mua bán 3 bên là hoạt động rất phổ biến.

Ví dụ: Công ty Nam Việt tại Việt Nam mua hàng từ Công Ty A tại Trung Quốc và bán hàng cho công Ty B tại Pháp. Như vậy, công ty Nam Việt không muốn công ty A và B biết nhau nhưng nếu như giao dịch này công ty Nam Việt không có đủ tiền hàng mà phải dựa vào tiền cọc từ công ty B thì phương án sử dụng L/C là hợp lý với các bên và đảm bảo tính an toàn cho 3 bên. Vinatrain sẽ gọi tên công ty giống như ví dụ ở trên.

1. Quy trình phát hành L/C giáp lưng

  • Bước 1: Người nhập khẩu (công ty B ở Pháp) yêu cầu mở L/C gốc.
  • Bước 2: Ngân hàng mở L/C gốc và gửi cho Ngân hàng của người trung gian (công ty Nam Việt).
  • Bước 3: Ngân hàng của người trung gian thông báo L/C gốc.
  • Bước 4: Người trung gian (công ty Nam Việt) căn cứ vào LC này (thế chấp L/C này) để yêu cầu mở L/C giáp lưng.
  • Bước 5: Ngân hàng mở L/C giáp lưng và gửi L/C giáp lưng này cho ngân hàng của nhà cung cấp.
  • Bước 6: Ngân hàng của nhà cung cấp thông báo L/C giáp lưng.
    So sánh l c chuyển nhượng và lc giáp lưng năm 2024
    Quy trình phát hành L/C giáp lưng

2. Quy trình thanh toán và lưu chuyển chứng từ của L/C giáp lưng

  • Bước 1: Nhà cung cấp tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu dựa trên L/C giáp lưng.
  • Bước 2: Nhà cung cấp gửi bộ chứng từ cho ngân hàng.
  • Bước 3: Ngân hàng của nhà cung cấp xuất trình bộ chứng từ theo L/C giáp lưng cho ngân hàng của người trung gian và yêu cầu thanh toán cho L/C giáp lưng.
  • Bước 4: Ngân hàng của người trung gian thanh toán cho nhà cung cấp và trao chứng từ theo L/C giáp lưng cho người trung gian.
  • Bước 5: Người trung gian tiến hành thay đổi bộ chứng từ theo quy định của L/C gốc và gửi chứng từ cho ngân hàng.
  • Bước 6: Ngân hàng của người trung gian xuất trình bộ chứng từ theo L/C gốc cho ngân hàng mở L/C gốc và yêu cầu thanh toán cho L/C gốc.
  • Bước 7: Ngân hàng mở L/C gốc thanh toán cho người trung gian và trao chứng từ cho người nhập khẩu cuối cùng.

IV. Những Lưu Ý Trong Thanh Toán L/C Giáp Lưng

Trong trường hợp Công Ty A không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng hay chứng từ không hoàn hảo, thì bên trung gian tức là công ty Nam Việt phải chịu trách nhiệm với công ty B theo hợp đồng đã ký.

Trường hợp công ty B không trả tiền cho Công ty Nam Việt thì Ngân hàng của công ty Nam Việt vẫn phải thanh toán tiền hàng cho Supplier vì có 2 L/C được lập ra hoàn toàn riêng biệt.

Để L/C giáp lưng được thực hiện thì trong mua bán 3 bên này công ty trung gian Nam Việt phải dành được quyền thuê tàu trong cả hợp đồng mua và bán hàng:

  • Mua của công ty A theo điều kiện Incoterm nhóm E, F
  • Bán cho công ty B theo điều kiện nhóm C, D

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

So sánh l c chuyển nhượng và lc giáp lưng năm 2024

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Nghĩa và độc giả hiểu rõ về L/C giáp lưng (Back to back L/C) và quy trình mở L/C theo đúng quy định.

  • Xem thêm kiến thức mới về: L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là gì

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “L/C giáp lưng (Back to back L/C là gì? Những trường hợp sử dụng loại L/C này”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

LC giáp lưng sử dụng khi nào?

L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay Baby L/C hay Seconary L/C. L/C này thường được sử dụng khi mua bán hàng qua trung gian trader khi mà trader này không muốn hai đầu kia biết nhau.

LC có thể chuyển nhượng là gì?

L/C chuyển nhượng là gì? L/C chuyển nhượng là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.

Thời hạn giao hàng của L C giáp lưng với L c góc phải như thế nào?

Thời gian hiệu lực của L/C (phải ngắn hơn L/C gốc) Thời gian xuất trình chứng từ (sớm hơn L/C gốc) Thời gian giao hàng (có thể sớm hơn L/C gốc) Tên của người mở L/C giáp lưng đổi thành tên của Người trung gian (như vậy người trung gian mới có thể giấu tên của người nhập khẩu)

Back to back trong logistics là gì?

Member. Back to back shipment là cái tên xuất phát từ back to back bill of lading (vận đơn giáp lưng) chứ thực tế không phải là lô hàng vì lô hàng nào cũng giống nhau nhưng về mặt chứng từ sẽ khác. Vận đơn giáp lưng xuất hiện khi có NVOCC hoặc khi Freight forwarder muốn phát hành vận đơn của riêng họ.