So sánh kinh tế việt nam với thái lan

Năm 2020, trong khuôn khổ buổi đối thoại với các chuyên gia, đối tác quốc tế tại Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch với chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên", Tổng Giám đốc Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC, ông CK Tong đã nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới.

TS. Chayodom Sabhasri của Khoa Kinh tế thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cũng từng nhấn mạnh: "Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây, rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của phương Tây đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu ASEAN".

Theo ấn phẩm "Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020" của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Thái Lan gấp 2,3 lần Việt Nam.Song, dù Thái Lan đang được xếp hạng cao hơn, tờ Bangkok Post viết, trong vòng 20 năm tới, Thái Lan sẽ không có nhiều tiến bộ. Trong khi đó, Việt Nam có thể đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Giai đoạn 1960-1990, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,5%. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2008-2018, tốc độ này đã giảm đáng kể. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng quốc gia này ghi nhận âm 0,7%.

So sánh kinh tế việt nam với thái lan

So sánh kinh tế việt nam với thái lan

Kinh tế Việt Nam lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, với mức từ 5,2% năm 2012 đến 7,1% vào năm 2018. Việt Nam đã duy trì mức tăng 7% trong suốt giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 gấp 1,7 lần so với Thái Lan. Ngoài ra, nhiều chỉ số kinh tế như xuất nhập khẩu, FDI, chi tiêu tiêu dùng... của Việt Nam cũng vượt Thái Lan.

Tờ Bangkok Post cho hay, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam là 55,2 tỷ USD. Trong khi đó, Thái Lan chỉ đạt 8,8 tỷ USD. Con số này phản ánh, mặc dù "đi sau" hàng thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh và vượt qua Thái Lan.

Trong bài viết với tiêu đề "Điều gì khiến Việt Nam hấp dẫn hơn Thái Lan trong thu hút vốn đầu tư vào sản xuất", BW Industrial khẳng định, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài sang năm thứ 4, thúc đẩy làn sóng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam được coi là hai điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực nhờ nhiều lợi thế.

Đầu tiên là về dân số. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang có sự chuyển đổi nhanh chóng về dân số và cơ cấu xã hội. Dân số Việt Nam năm 2020 là hơn 97 triệu người và dự kiến sẽ đạt 120 triệu người vào năm 2050.

Trong đó, 70% dân số dưới độ tuổi 35 và tuổi thọ trung bình là 76 tuổi, cao nhất trong số các nước có mức thu nhập tương tự ở Asean. Chỉ số nhân lực của Việt Nam đứng thứ 48 trong tổng số 157 quốc gia và đứng thứ 2 ở Asean sau Singapore.

So sánh kinh tế việt nam với thái lan

Quy mô dân số của Thái Lan là 70 triệu người. Trong đó, hơn 1/4 dân số sẽ trên 60 tuổi vào năm 2030, trong khi tỷ lệ sinh liên tục giảm mạnh trong nhiều năm qua, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, lực lượng lao động sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong 20 năm tới.

Thứ haivề số lượng các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đang từng bước mở rộng lợi thế cạnh tranh bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn. Hiện số lượng các FTA mà Việt Nam tham gia nhiều hơn Thái Lan và các quốc gia trong khu vực, trong đó có những hiệp định lớn như CPTPP, RCEP…

Thứ 3, tiêu dùng nội địa tăng mạnh. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 3, từ 600 USD trong năm 2005 lên khoảng 2.800 USD vào năm 2019. Theo báo cáo của WB, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% dân số cả nước và được dự đoán sẽ tăng lên 26% vào năm 2026.

Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines về sự gia tăng của tầng lớp trung lưu (nhóm có mức sống 15 USD/ngày, theo WB).

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), sự bùng nổ chi tiêu của tầng lớp trung lưu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng chi tiêu dùng quốc gia và do đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Thứ 4, chính trị ổn định. Đây là một trong những yếu tố chính khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Câu chuyện thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn là nhờ vào hệ thống quản lý tài chính như thuế, kế toán và kiểm soát ngoại hối hiệu quả.

Quy trình đăng ký đầu tư và quản lý thuế ở Việt Nam cũng được phân cấp và từng bước cải thiện khi cấp tỉnh và thành phố có quyền quyết định đáng kể về cách thức thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra, điểm khiến Việt Nam có lợi thế hơn so với Thái Lan đó là vị trí địa lý. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới có một tuyến chạy qua và 5 tuyến liên kết với Việt Nam.

Với vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược Trung Quốc+1 nhằm tiết giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều nhà sản xuất đã mở rộng dây chuyền sang các quốc gia bên cạnh khi chi phí hoạt động tại Trung Quốc liên tục tăng cao.

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự một hội nghị Asean ngày 14/4

Kinh tế và mức sống của người Việt Nam liệu sẽ theo kịp Thái Lan, thậm chí Malaysia, trong tương lai gần hay không?

Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ

Asean làm gì nếu Trung Quốc đơn phương lập ADIZ ở Biển Đông?

ĐH 13: VN định vị thế nào trước 'Giấc mộng Trung Hoa'?

Việt Nam đang muốn tận dụng lợi ích từ các hiệp định, khu vực thương mại tự do để góp phần làm cú hích cho nền kinh tế.

Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) đã hoàn tất.

Có dự đoán, EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033).

Ở cấp độ vùng, Asean đang cố gắng đẩy kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để tiến tới ký kết trong năm 2020.

Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.

Nếu được ký kết, hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Với Việt Nam, sau ba thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Tuy vậy trong Asean, dân số Việt Nam tuy đứng thứ 3 trong ASEAN, nhưng quy mô kinh tế đứng thứ 6.

Một tính toán của McKinsey năm 2018 cho thấy GDP đầu người của Malaysia cao gần gấp đôi so với Thái Lan, và cao gấp ba tới năm lần so với thu nhập trung bình của Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Liệu kinh tế Việt Nam có thể bứt phá để mức sống người dân theo kịp các nước trong Asean?

Chụp lại hình ảnh,

Giới trẻ ở Hà Nội

Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, chia sẻ suy nghĩ với BBC News Tiếng Việt.

"Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của Tây phương đã chuyển từ một số thành viên Asean sang Việt Nam.

"Đầu tư Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam.

"Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu trong Asean," ông Chayodom Sabhasri nhấn mạnh.

Chụp lại hình ảnh,

Tàu trên cao ở Bangkok

Tiến sĩ Chayodom Sabhasri chỉ ra rằng Việt Nam có nhân công trẻ, chăm chỉ, có khả năng trong lúc một số thành viên Asean đã bước vào giai đoạn dân số già hóa.

World Bank cho biết chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam hiện xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore.

Dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050.

Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực.

Tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026, theo World Bank.

Chụp lại hình ảnh,

Kuala Lumpur, Malaysia

Còn giáo sư, tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (National Graduate Institute for Policy Studies, GRIPS), Tokyo, Nhật Bản, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

"Nếu nhìn mức tăng trưởng của 5 năm vừa qua, Việt Nam tăng nhanh hơn cả Malaysia và Thái Lan."

"Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ hơn nhưng có kỹ năng khá, thị trưởng lớn, ổn định chính trị, mạnh về các môn học STEM, hạ tầng cơ sở đang cải thiện."

Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng quan tâm Việt Nam.

Chụp lại hình ảnh,

Ninh Bình, Việt Nam

Tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Tokyo, nói: "Các hãng điện tử Nhật như Panasonic đã dự định đưa nhà máy, trung tâm nghiên cứu-phát triển sang Việt Nam."

"Việt Nam đang trở thành nơi hội tụ của các hãng điện tử và viễn thông như Samsung, Intel, Panasonic…Nó chứng minh Việt Nam đã nâng mình lên trong chuỗi giá trị toàn cầu."

Ông Patarapong Intarakumnerd cũng cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển "đa dạng".

"Việt Nam đang đuổi nhanh về công nghệ (điện tử, phần mềm), kỹ thuật bậc trung (xe hơi), và các ngành tốn nhân công (cà phê, thủy hải sản)."

Tuy nhiên tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd nhận định so với Malaysia và Việt Nam, khu vực công của nhà nước yếu hơn về khả năng hoạch định và thi hành chính sách.

"Sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương không đủ tốt. Ví dụ nếu ta so sánh với Trung Quốc, tuy có kinh tế thị trường XHCN tương tự nhưng chính quyền địa phương của họ khá tự chủ."

So sánh kinh tế việt nam với thái lan
So sánh kinh tế việt nam với thái lan

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang có dân số trẻ

Trong quá trình phát triển của Thái Lan, có những rủi ro nào mà Việt Nam có thể rút ra?

Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, từ Bangkok, chỉ ra các yếu tố, trong đó có chi phí lao động gia tăng theo thời gian, và những bất ổn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài ra, những thay đổi công nghệ sẽ giảm bớt lợi thế của chi phí lao động rẻ tiền.

Thái Lan cũng đã chứng kiến thiệt hại từ hiện tượng "bong bóng tài sản" và tham nhũng.

Còn tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd, từ Tokyo, nhận xét Thái Lan đã chứng tỏ một số nhược điểm kìm hãm sự phát triển của nước này.

"Thiếu liên kết giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cấp công nghệ. Đã không có đủ sức ép và sự hấp dẫn để các hãng nước ngoài nâng cấp đầu tư công nghệ, chuyển từ lắp ráp lên thiết kế, nghiên cứu và phát triển."

"Chính phủ Thái Lan thiếu đầu tư để khuyến khích các công ty nâng cấp công nghệ. Việt Nam cũng đang yếu về mặt này."

"Thái Lan cũng thiếu quan tâm đến các môn học STEM cho giáo dục dạy nghề mà quá chú trọng đến giáo dục sau đại học."

Nhìn chung, hai nhà quan sát cho biết giới chức và doanh nhân Thái Lan vẫn lo lắng Việt Nam có thể sớm bắt kịp, và vượt người Thái.

Tiến sĩ Patarapong Intarakumnerd nói: "Việt Nam đang đuổi nhanh trong các lĩnh vực mà Thái Lan từng làm tốt như điện tử, thủy hải sản, dệt may."

"Nhưng đồng thời, nhà đầu tư Thái cũng thấy có cơ hội tốt để đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay họ đã và đang bỏ tiền nhiều vào nông nghiệp, bán sỉ lẻ, khách sạn, thiết bị ô tô…ở Việt Nam."

Từ Bangkok, tiến sĩ Chayodom Sabhasri chia sẻ: "Hồi năm 1998, một năm sau khủng hoảng tài chính Á châu, tôi có bài nói chuyện, rằng chúng ta cần quan tâm kinh tế Việt Nam sẽ hơn chúng tôi sau 20 năm nữa."

"Các yếu tố tích cực chính của Việt Nam là người dân cần cù, cải thiện trong hệ thống giáo dục và chính phủ ổn định."

Ông Chayodom Sabhasri cũng cho rằng nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan (CLMVT) nên hợp tác chặt hơn.

"Tiểu vùng CLMVT phải lập đối tác để làm việc với nhau, chứ đừng nhắm tới việc cạnh tranh nhau," ông cho biết quan điểm.

Sau đợt chống Covid-19 vừa qua, tổ chức quốc tế như World Bank cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021.

World Bank cũng nói Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công.