So sánh dầu hạt nho và dầu nụ tầm xuân năm 2024

Dầu nền là tất cả các loại dầu thực vật có khả năng làm pha dầu trong công thức mỹ phẩm. Pha dầu có chức năng làm mềm sáp, hoà tan các hoạt chất tan trong dầu, dưỡng ẩm và làm mềm da. Đầu tiên cần phân biệt được đâu là dầu thực vật (Vegetable oil) và đâu là tinh dầu (essential oil).

Có rất nhiều người nhầm lẫn dầu và tinh dầu là cùng một loại, điển hình như gọi sai tên nguyên liệu: Tinh dầu dừa, tinh dầu jojoba, tinh dầu olive,…. Nhưng dầu và tinh dầu là 2 loại nguyên liệu hoàn toàn khác nhau, cách dùng cũng như công dụng cũng đều là 2 trường phái khác biệt. Có thể so sánh như sau:

Bảng so sánh phân biệt giữa dầu và tinh dầu

Dầu (Vegetable oil)Tinh dầu (essential oil)Giống nhau Đều là chất lỏng kỵ nước và nhẹ hơn nước– Cấu trúc phân tử nặng. – Thành phần là các acid béo. – Mang mùi dầu nhẹ.

– Nguyên liệu từ các loại quả, hạt có nhân, có vị béo.

– Sản xuất bằng ép hoặc nấu. – Thoa được trực tiếp lên da.

– Không bay hơi. – Bị ôi dầu theo thời gian. – Dùng được ở tỷ lệ 100%. – Giá thành thấp, có thể tự làm .

– Nhẹ hơn dầu. – Thành phần là các chất dễ bay hơi. – Mang hương thơm đậm đặc, đặc trưng cho nguyên liệu được chiết tách. – Nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ các loại hoa, vỏ trái cây, vỏ cây có mùi hương mạnh. – Sản xuất bằng công nghệ chưng cất. – Không thoa trực tiếp lên da ở nồng độ ..cao vì sẽ gây kích ứng hoặc bỏng. – Bay hơi. – Không bị hiện tượng ôi dầu. – Chỉ dùng từ 0,5-3% trên da, tóc. – Giá thành cao, phải có công nghệ sản xuất .

Dầu nền trong mỹ phẩm

Dầu trong mỹ phẩm không chỉ là dầu nền để hòa tan các hoạt chất dưỡng da tan trong dầu. Mà còn là nền giữ ẩm cùng nhiều công dụng dưỡng da khác nhau của mỗi loại dầu.

Phân loại dầu nền

Phân loại theo tính chất

Theo đặc tính và tính chất vật lý của dầu, dầu nền được chia thành dầu nặng và dầu nhẹ.

+ Dầu nặng

Là các loại dầu nền có khối lượng riêng lớn. Loại dầu này thường ở trạng thái sánh, đặc và khi thoa lên da, lớp dầu bao phủ rất tốt, tạo độ bóng cao. Tuy nhiên loại dầu này gây ra cảm giác bết rít, nhờn và không thấm. Vì thế, để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, chỉ nên sử dụng dầu nặng trong các sản phẩm có thể rửa trôi ngay như:. dầu tẩy trang, dầu ủ tóc,… hoặc các sản phẩm cần dùng dùng khi thời tiết hanh khô và da bị bong tróc, nứt nẻ như kem trị nẻ, son dưỡng ẩm, butter body, …..

Các loại dầu nặng thường gặp như:. dầu dừa, dầu gấc, dầu thầu dầu, dầu cọ, dầu thầu dầu, dầu olive, …

+ Dầu nhẹ

Là các loại dầu có khối lượng riêng nhỏ, dầu nhẹ dễ thẩm thấu và không gây ra cảm giác bết rít trên da. Dầu nhẹ được ứng dụng đa dạng trong các sản phẩm dưỡng da như:. dầu massage, kem dưỡng, dầu xả tóc, sữa tắm, sữa rửa mặt, serum, son dưỡng có màu,… Các loại dầu nhẹ thường gặp như:. Dầu jojoba, dầu argan, dầu nụ tầm xuân, dầu quả bơ, dầu hạnh nhân, dầu hạt phỉ, dầu cám gạo,…

*Lưu ý khi sử dụng kết hợp các loại dầu

+ Cần căn chỉnh tỷ lệ cho hợp lý giữa dầu nhẹ và dầu nặng. Vì khi kết hợp dầu nặng và nhẹ lại với nhau thường gây nên tình trạng nổi bọt do các pha không hoà lẫn hoàn toàn. Đặc biệt là trong sản xuất son môi thường gây ra tình trạng bọt phôi son, dẫn đến thân son bị rỗ.

+ Lưu ý hiện tượng tách béo khi làm son môi. Khi bơ thực vật không thể đồng nhất hoàn toàn được pha dầu và sáp thường gây nên tình trạng tách béo. Hiện tượng này dẫn đến thân son sau một 1 thời gian ngắn bị sùi bọt trắng (hiện tượng son nở hoa).

Phân loại theo chất lượng dầu

Theo chất lượng dầu người ta chia theo thứ tự sau: Dầu extra vigin, dầu Vigin, Dầu Pure. Dầu Pomace. Chất lượng và giá thành của môi loại cũng khác biệt nhau rõ rệt.

+ Dầu Extra vigin:

Là loại dầu có giá thành cao nhất và đảm bảo chất lượng nhất. Loại dầu này là lần ép đầu tiên của nguyên liệu thu được, dầu chưa qua tinh chế, và không chứa acid oleic nên đạt được mùi thơm và chất lượng cao. Có thể dùng được trong thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

+ Dầu Vigin:

Cũng là loài dầu thu được sau lần ép nguyên liệu đầu tiên. Tuy nhiên loại dầu này chứa ít acid oleic hơn, giá trị chất lượng tương đương extra vigin. Nên giá thành loại dầu này cũng tương đối cao.

+ Dầu Pure:

Là loại dầu đã được tinh chế. Loại này được xử lý bỏ tạp chất nên một số thành phần trong dầu không đạt được chất lượng cao như ban đầu. Loại dầu này được bán phổ biến hơn và giá thành mềm hơn.

+ Dầu Pomace:

Đây là loại dầu đã được tinh chế nhiều lần. Chất lượng dầu chưa đạt tiêu chuẩn sử dụng trong thực phẩm. Do đó, dầu Pomace được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm với giá thành tương đối rẻ.

Tìm hiểu về một số loại dầu thực vật ( Vegetable oil)

A. Nhóm dầu nặng

1. Dầu gấc:

Là loại dầu thực vật thuộc nhóm dầu nặng. Được sản xuất chủ yếu là từ nấu quả gấc với 1 loại dầu nền khác, thường là dầu cọ. Dầu gấc còn có loại ép lạnh, tức là ép trực tiếp từ trái gấc. Loại này có mùi thơm, màu sẫm và giá thành khá cao trên thị trường. Trong dầu gấc có chứa rất cao hàm lượng beta caroten (tiền chất của vitamin A) và alpha-tocopherol (tiền chất của vitamin E), Lycopene, DHA. Có giá trị cao trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và làm đẹp. Dầu gấc giúp chống oxy hoá, giúp da luôn ẩm mượt tránh lão hoá, mang đến làn da hồng hào, sáng mịn. Đây là loại dầu nặng nên thường hạn chế dùng qua đêm, vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông.

2. Dầu olive:

Là một loại dầu nặng có màu vàng nhạt, thành phần dầu olive có chứa Phenolic cùng nhiều loại vitamin như: vitamin E, vitamin D, Vitamin K, Vitamin A. Cung cấp dưỡng chất cho da, giữ ẩm, chống lão hoá da vượt trội. Ngoài ra còn được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, giúp tóc chắc khoẻ, suôn mượt. Dầu olive là một trong những loại dầu được ưa dùng nhất trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm và làm đẹp.

So sánh dầu hạt nho và dầu nụ tầm xuân năm 2024
Dầu olive

Vì là một loại dầu nặng, dầu olive có khả năng bao phủ và giữ ẩm rất cao. Tuy nhiên chúng cũng tồn tại khả năng dễ gây bí da và tạo cảm giác bết dính. Nên sử dụng dầu olive khi thời tiết khô hanh khiến da khô rạn. Khi dùng dầu olive nguyên chất trong điều kiện thời tiết bình thường, không nên để chúng trên da qua đêm, đặc biệt là đối với da mặt.

3. Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu dạng lỏng, sánh, màu vàng xanh nhạt, nặng nhất trong tất cả các loại dầu. Dầu thầu dầu được biết đến là một loại dầu có khả năng kích thích lông tóc phát triển nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng dưỡng ẩm da, làm liền vết sẹo, ngăn rạn nứt da, kháng khuẩn tốt. Do đó thầu dầu được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực mỹ phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm dưỡng ẩm mùa đông và cấp ẩm cho da khô và nứt nẻ. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ gây nhờn rít trên da, khiến da trở nên bóng dầu và bí tắc.

So sánh dầu hạt nho và dầu nụ tầm xuân năm 2024
Dầu thầu dầu Castor oil

4. Dầu cám gạo

Cũng là một loại dầu thực vật nằm trong nhóm dầu nặng được đặc biệt ưa dùng trong mỹ phẩm. Dầu cám gạo có màu vàng nhạt, chứa nhiều hàm lượng vitamin E, vitamin A, Lycopene cùng rất nhiều thành phần có lợi cho chăm sóc da, tóc. Sử dụng dầu cám gạo giúp da được giữ ẩm tốt, chống rạn da, cấp ẩm nhanh giúp phục hồi da sạm, da khô nứt nẻ, đặc biệt là da môi. Với thành phần chống oxy hoá, làn da được nuôi dưỡng căng mượt, giảm thâm sẹo, cải thiện màu da hiệu quả.

Dầu cám gạo được dùng chủ yếu trong massage, kem dưỡng ẩm và son dưỡng môi. Vì thuộc nhóm dầu nặng nên khi dùng dầu cám gạo nguyên chất không nên để dầu trên da mặt qua đêm, tránh gây hiện tượng bí tắc lỗ chân lông, gây ra mụn.

5. Dầu dừa

Là loại dầu được sản xuất và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn, dừa được đem vào sản xuất và cung ứng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Dầu dừa dễ chế biến, phương pháp dân gian thường sử dụng là.: Dùng nạo dừa để nạo nhỏ cùi dừa, sau đó mang cùi dừa nấu trên bếp đến khi dầu dừa được tách ra. Dầu dừa nấu thường có màu vàng, đôi khi là vàng sậm, mùi rất thơm, thời gian sử dụng lên đến 1 năm. Dầu dừa ép lạnh có màu trắng, mùi nhẹ, đôi khi là không mùi, chứa hàm lượng vitamin và dưỡng chất cao hơn.

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da, chống khô da, nứt nẻ đặc biệt là ở vùng khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra còn được biết đến với công dụng dưỡng tóc khô xơ, kích thích tóc mọc dài và dày. Dầu dừa là một loại dầu tương đối nặng, biểu hiện đặc trưng là khi thoa lên da bạn sẽ cảm thấy dầu bám trên da cả ngày và rất dễ gây dính ra quần áo và các đồ đạc. Tóc dễ bị bết dính lại và cần phải gội lại nhiều lần.

Vì tính khó thẩm thấu vào da nên dầu dừa khiến da dễ bị bí, khó thoát các bã nhờn khiến da có nguy cơ bị mụn. Bạn chỉ nên massage hoặc thoa dầu dừa nguyên chất lên chân tóc khoảng 1-2h sau đó tắm gội sạch lại, không nên để dầu dừa trên da qua đêm.

Cùng nhiều loại dầu khác như: Dầu cọ, dầu hướng dương, dầu mù u, dầu neem, dầu hạt mơ,…

B. Nhóm dầu nhẹ

1.Dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân có màu vàng nhạt, không mùi, thường được sử dụng làm dầu nền để có thể kết hợp nhiều mùi hương khác nhau. Dầu hạnh nhân là một loại dầu thực vật giàu Vitamin E, Mn, Cu, P, riboflavin (Vitamin B2). Ngoài ra còn chứa các hợp chất phenolic, sterol, squalene. Có tác dụng trong dưỡng ẩm da, chống nhăn, chống lão hoá da hiệu quả.

So sánh dầu hạt nho và dầu nụ tầm xuân năm 2024
Dầu hạnh nhân

Trong lĩnh vực chăm sóc sức đẹp, dầu hạnh nhân mang lại rất nhiều giá trị cho ngành mỹ phẩm. Dầu hạnh nhân được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da như:. lotion, kem dưỡng, son môi,… Nhờ đặc tính nhẹ, không mùi, nên dầu hạnh nhân được ưa chuộng sử dụng trong các loại dầu nền massage, nước hoa khô. Dầu hạnh nhân nhẹ, dễ thấm vào da. Sử dụng đều đặn giúp da ẩm mịn, chống bong tróc, ngoài ra còn giúp trẻ hoá làn da hiệu quả. Có thể dùng cho cả làn da nhạy cảm.

2. Dầu jojoba

Được mệnh danh là nữ hoàng chăm sóc da trong tất cả các loại dầu thực vật. Dầu jojoba có cấu trúc tương tự như dầu trên da do cơ thể tự sản sinh. Loại dầu này nhằm bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Do đó da tự nhận biết dầu jojoba là chính là dầu do cơ thể tiết ra. Hệ tiết dầu ngưng tiết dầu, từ đó giúp cân bằng dầu trên da, giảm tình trạng mụn viêm hiệu quả.

Thành phần dầu jojoba có chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung cực kỳ tốt cho da. Dầu jojoba có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, có khả năng tẩy trang và dưỡng ẩm da hiệu quả. Đặc biệt đối với làn da bị mụn, dầu jojoba là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vì khả năng làm sạch lớp make up, bụi bẩn cùng bã nhờn trên da. Thêm vào đó dầu jojoba rất nhẹ, dễ thẩm thấu sâu vào da, giúp da mềm mại, và căng bóng. Sử dụng dầu jojoba thay cho sữa rửa mặt giúp, mau lành các vết thương do mụn gây ra. Đồng thời cải thiên sắc tố da cũng như là trẻ hoá siêu hiệu quả. Da bạn sẽ trở nên khoẻ và mịn màng lên từng ngày.

Dầu jojoba được ưu tiên sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da mặt như:. kem dưỡng, sữa tẩy trang, dầu tẩy trang, dầu massage… . Ngoài ra còn được dùng trong các loại son dưỡng môi có màu. Lưu ý son dưỡng môi làm từ dầu jojoba thường khá nhẹ, chất son lì màu hơn. Tuy nhiên khi dùng ở vùng khí hậu khô lạnh dễ gây ra khô, nứt môi.

3. Dầu argan

Được biết đến là loại dầu có nhiều giá trị sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp. Dầu Argan thuộc dòng dầu thực vật cao cấp, có giá thành tương đối cao.

Dầu Argan dạng lỏng, vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ. Cấu trúc dầu nhẹ, dễ thẩm thấu vào da nuôi dưỡng da vượt trội. Vì thế, dầu Argan được chuyên dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp, mang lại hiệu quả cao. Không những có khả năng dưỡng ẩm, trị mụn, cải thiện da sần sùi, chống lão hoá da. Mà dầu Argan còn có khả năng trị rạn nứt da cho phụ nữ sau sinh.

4. Dầu quả bơ

Vốn là một loại dầu được săn đón và nổi tiếng trong giới làm đẹp trong những năm gần đây. Dầu quả bơ được nghiên cứu là một trong những loại dầu có khả năng làm đẹp, làm trắng da tự nhiên và đạt hiệu quả lâu dài nhất. Thành phần giàu Vitamin E, A, D cùng nhiều khoáng chất, chất chống oxy hoá. Dầu quả bơ giúp kích thích da sản sinh collagen, làm mềm, cải thiện sắc tố da, giúp da trắng và săn chắc lên mỗi ngày. Sử dụng các sản phẩm chứa dầu quả bơ giúp da duy trì được độ sáng đẹp, mềm mịn như da em bé.

5. Dầu hạt phỉ

Dầu hạt phỉ là loại dầu siêu nhẹ có khả năng thẩm thấu sâu mà không gây nhờn rít. Nhờ giàu thành phần Vitamin cùng các acid béo cùng cấu trúc dầu nhẹ. Dầu hạt phỉ có khả năng giữ ẩm tốt mà vẫn se khít lỗ chân lông, giúp da săn chắc hơn, thích hợp cho mọi loại da.

So sánh dầu hạt nho và dầu nụ tầm xuân năm 2024
Dầu Hạt Phỉ

Các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dầu hạt phỉ đều có thể sử dụng trong mọi thời tiết kể cả mùa nóng. Ngoài ra dầu hạt phỉ còn có khả năng chống nắng giúp bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Vì thế dầu hạt phỉ được ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm, kiểm soát dầu cho da bị rối loạn hệ tiết dầu, và các sản phẩm chăm sóc và duy trì làn da trẻ đẹp tự nhiên.

6. Dầu nụ tầm xuân

Đây chắc hẳn là loại dầu được nhắc đến nhiều nhất trong hội cadc bà mẹ bỉm sữa. Bởi khả năng ngăn chặn và giảm các vết rạn da trong quá trình mang thai và sinh em bé. Dầu nụ tầm xuân giàu hàm lượng vitamin A, E, C cùng acid linoleic, linolenic và Omega-3. Cung cấp cho da các dưỡng chất thiết yếu giúp kích thích sản sinh collagen, chống lão C và tăng độ đàn hồi của da. Làn da bị tổn thương dễ dàng được phục hồi lại, các vết nhăn, thâm sạm cũng nhanh chóng mờ đi. Mang lại làn da ẩm mịn, săn chắc. Đặc biệt là hạn chế sự xuất hiện của các vết nứt da, khô da rõ rệt.

Dầu nụ tầm xuân được ưu ái sử dụng trong sản xuất kem dưỡng da cao cấp. Dầu có màu vàng sậm nên các sản phẩm kem từ dầu nụ tầm xuân thường có màu vàng nhạt.