So sánh đại não người và đại não thú

Voi có não lớn gấp 4 lần não người nhưng số tế bào vỏ não, nơi tập trung chức năng nhận thức của chúng lại ít hơn.

Theo Business Insider, các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, thống kê và làm phép so sánh giữa não người và não của các loài động vật khác như voi, sư tử, cá heo, mèo, khỉ đột. Kết quả cho thấy số lượng tế bào thần kinh tỷ lệ với khối lượng của não nhưng số tế bào thần kinh vỏ não, nơi tập trung các chức năng nhận thức, không tương ứng với khối lượng não. Nghiên cứu cho thấy khỉ đột là loại vật thông minh nhất, chỉ xếp sau con người.

Cụ thể, trong bản tin Điểm tuần của VTV24 lên sóng trưa ngày 31/7 với chủ đề "Nỗi sợ mùa Covid-19: Từ những "vận động viên" đến virus tin giả", BTV Sơn Lâm của Đài truyền hình Quốc gia có nêu các khái niệm khoa học về cấu tạo não người.

Tôi xin trích nguyên câu nói trong bối cảnh VTV24 đã phát phóng sự về những người tập thể dục (chủ yếu là người già) rồi bỏ chạy khi bị lực lượng chức năng phát hiện giữa lúc Hà Nội đang thực hiện chỉ thị 16.

BTV Sơn Lâm nói: "Họ không sợ Covid-19 thì phải? Nếu nghĩ rằng họ không sợ thì e rằng chưa được xác đáng. Để hiểu rõ hơn, có lẽ ta phải nhìn vào cấu tạo bộ não của con người. Về cơ bản thì bộ não con người có thể chia làm 3 phần: Não bò sát, não thú và não người. Nỗi sợ ở 3 khu vực này cũng có những điểm khác biệt".

BTV nói tiếp: "Ở phần não bò sát, nỗi sợ sẽ biến thành hành động bản năng, ngay lập tức và vô điều kiện, ví dụ như nhìn thấy lực lượng chức năng thì chạy chẳng hạn. Ở phần não thú: Nỗi sợ sẽ chi phối hành vi con người ở dạng cảm xúc, ví dụ như: "ở nhà chán quá, ra ngoài tí xem nào". Cuối cùng, ở phần não người: Nỗi sợ giờ sẽ đi kèm với tư duy trừu tượng, ý thức, trách nhiệm với mối nguy có thể có trong tương lai. Tóm lại, mỗi người lại đang dùng một phần não khác nhau để đối diện với Covid-19, nên mới có người ở nhà, có người lại ra ngoài không lý do chính đáng.

Vấn đề ở đây là cần tìm một mẫu số chung cho tất cả mọi người. Đây là lúc những quy định, chế tài cụ thể thể hiện vai trò của mình, mà đơn giản nhất là đánh vào túi tiền của mỗi người".

Vâng, BTV nhà đài đã dùng khoa học để nói về “não bò sát” dành cho những người bỏ chạy khi thấy lực lượng chức năng; và “não thú” cho những người ra ngoài không phải vì lý do cần thiết. Là người xem thông thường, ai cũng thừa hiểu nhà đài đang cố dùng thuật ngữ khoa học để ám chỉ một cách cay nghiệt, phi nhân tính con người.

Tôi không bàn tới chính thuật ngữ khoa học mà BTV VTV dùng đã lỗi thời cả nửa thế kỷ. Hay cách dùng hình ảnh minh họa cũng như ví dụ minh họa cũng không khớp với khoa học thuần khiết. Tôi chỉ nói tới khía cạnh đạo đức truyền thông.

Những người trốn chạy lực lượng chức năng (bối cảnh ở đây là phóng sự những người già tập thể dục rồi chạy) đã vi phạm luật. Và họ đã bị phạt. Ngay cả việc các phương tiện truyền thông lên tiếng cảnh báo, răn đe cũng được thôi. Song, đã là kênh sóng quốc gia, là một nhà đài chính thống, việc chỉ trích nên nghiêm cẩn, chính trực. Còn việc phi nhân hóa con người, miệt thị công khai rằng những người đáng tuổi cha bác mình chỉ mang phần não bò sát là không thể chấp nhận!

Vẫn biết gần đây, VTV24 nói riêng, VTV nói chung đang có những thay đổi rõ rệt về nội dung để thích nghi với khán giả trẻ - những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Nhà đài đã tương đối thành công khi pha trò và ghi điểm với những người đang dành ít thời gian với TV.

Song, đùa ít thì vui, đùa không biết ngưỡng cốt chỉ để ra vẻ “thâm thúy” trước mắt khán giả mà quên rằng đằng sau những lời cay nghiệt phát đi có đối tượng chịu tổn thương trực tiếp thì câu chuyện không còn vui nữa. Ngược lại, nó cho thấy sự hẹp hòi, thiếu vị thế của nhà đài khi đã xem nhẹ phẩm giá của những người đã phạm lỗi, đã nộp phạt.

Trong khi, mùa dịch khó khăn này, không ai trong chúng ta không sống nhiều thân phận. Một quyết sách trong khoảnh khắc chặn dịch đều có những điểm khó vẹn toàn. Điều mà nhà đài hay các kênh truyền thông phát đi nên là tinh thần bác ái chứ không phải là những lời lẽ cay nghiệt.

Dịch đã bào mòn năng lượng vui sống từng ngày, đài quốc gia đâu cần phải làm cho mọi chuyện trở nên nặng nề thêm nữa.

Có những hình ảnh làm ta thao thức

Tối qua, sau khi xem những đoạn video clip, ngắm một số tấm hình trên mạng, tôi đã có cả một đêm thao thức vì ...

Dịch Covid-19 tấn công, doanh nghiệp “3 tại chỗ” không kịp trở tay

Dịch bệnh Covid-19 đã tấn công vào các khu công nghiệp làm nhiều công nhân nhiễm bệnh hoặc trở thành đối tượng F1, F2 phải ...

Vượt ngàn dặm xa để trở về

Vượt ngàn dặm xa, đoàn người làm việc tại các tỉnh Bình Dương, TP.HCM, tỉnh Bình Phước,… điều khiển xe máy xuyên đêm đi về ...

Chủ đề