So sánh con nhà mình với con nhà người ta

(PLO)- Đây là thông điệp ThS Tô Nhi A, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM gửi đến các phụ huynh khi tham dự hội thảo “Không phải thiên tài, con là duy nhất” vào sáng 12-12.

Hội thảo do Viện Di truyền y học và Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp, TP.HCM tổ chức thu hút 200 phụ huynh tham dự. 

ThS Tô Nhi A chia sẻ trong giáo dục có một phương pháp gọi là nêu gương. Đây là cách giáo dục trẻ đã được thừa nhận về mặt khoa học giáo dục. Thế nhưng điều quan trọng là bạn phải nêu gương đúng cách. So sánh là một trong những biểu hiện của nêu gương nhưng so sánh con mình với con nhà người ta là một lỗi sai.

So sánh con nhà mình với con nhà người ta

ThS Tô Nhi A, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh: BTC cung cấp

“Có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi về câu chuyện con nhà người ta. Cách đây khá lâu, một phụ huynh có con học lớp 5 tới tìm tôi để được tư vấn. Phụ huynh này nói rằng vì mong muốn con tốt hơn nên bà hay so sánh bé với con nhà người ta. Trước giờ, con bé chỉ im lặng thế nhưng cách đây hai tuần, khi bị so sánh, bé nói: “Mẹ có là mẹ nhà người ta đâu mà đòi con nhà người ta. Câu nói của con khiến vị phụ huynh kia lo lắng, hoang mang” - bà Tô Nhi A kể lại.

Câu chuyện mà ThS Tô Nhi A vừa kề khiến cả khán phòng ồ lên. Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ giật mình vì bản thân cũng đã từng so sánh con như thế.

Bà Tô Nhi A tiếp lời: “Nghe xong tôi nói với người phụ nữ đó, phản ứng trên cho thấy con bé đang bị tổn thương. Tôi tin tất cả phụ huynh khi nói như thế chỉ mong con mình sẽ tốt hơn nhưng đó là cách làm sai”.

“Tại sao chúng ta nói về câu chuyện nêu gương nhưng lại không đồng tình với việc so sánh con nhà người ta. Bởi vì đó là một sự so sánh khập khiễng. Cái không thuyết phục đã được thể hiện ở câu chuyện mà tôi vừa kể. Bởi một đứa trẻ sẽ được định hình dựa trên phong cách nuôi dạy của gia đình. Hơn nữa, con nhà người ta được tạo nên từ gen của nhà người ta. Và cái gen đó là do di truyền. Vì thế, việc so sánh sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bất công” - bà Tô Nhi A khẳng định.

So sánh con nhà mình với con nhà người ta

Nhiều phụ huynh thích thú khi lắng nghe những chia sẻ của ThS Tô Nhi A trong cách nuôi dạy con cái. Ảnh: BTC cung cấp

Bà Tô Nhi A chia sẻ thêm, đứa trẻ bị so sánh sẽ thiếu đi sự tự tin đối với bản thân bởi vì nó hiểu mình đã không được ba mẹ thừa nhận. Do đó đứa trẻ sẽ bỏ qua thế mạnh của mình dẫn đến chất lượng học tập cũng như các hoạt động cá nhân của trẻ sẽ bị suy giảm. Hơn nữa, đứa trẻ sẽ có một sự kết nối rất tiêu cực. Thay vì nhận ra vấn đề của mình, đứa trẻ lại ghét đứa bạn mà ba mẹ so sánh. Chính vì thế, kết nối xã hội của đứa trẻ cũng bị lũng đoạn. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ không chấp nhận ba mẹ vì nó cảm thấy không được thông hiểu.

Từ đó, thay vì trẻ chia sẻ, trẻ sẽ giữ những vấn đề đó lại cho mình theo nhiều kiểu hành vi rất bất lợi. Như trẻ có thể có xu hướng chống đối, trẻ sẽ không ngoan, vi phạm nội quy, kết nối kém. Nếu trẻ không thể hiện hành vi lên những đối tượng khác mà lại ứng xử với chính mình thì sẽ dẫn đến trầm cảm, stress học đường, không có động lực học tập.

"Và khi đứa trẻ chối từ những hoạt động cá nhân thì tất nhiên chất lượng cuộc sống của nó khó có thể có thành công. Đây là những hậu quả mà chúng ta có thể thấy và đó là lý do tại sao chúng ta thấy có tự vẫn ở trẻ vị thành niên, tại sao có bạo lực học đường ở vị thành niên, tại sao có  chuyện cha mẹ không thể hợp tác, nói chuyện với con cái. Dĩ nhiên nó đến từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó nó có nguyên nhân đến từ việc so sánh khập khiễng” - bà Tô Nhi A nói.

Thạc sĩ tâm lý cũng cho rằng phụ huynh có thể nêu gương bằng cách nói với con mình, mẹ biết một bé có hoàn cảnh khó khăn nhưng bé đó đã giải quyết khó khăn như sau. Nghĩa là, chúng ta cho đứa trẻ thấy được cách người khác giải quyết chướng ngại vật của cuộc sống chứ không so sánh đơn thuần.

So sánh con nhà mình với con nhà người ta
Con muốn bỏ nhà đi bụi!

(PL)- Nhiều đứa trẻ không cảm thấy hạnh phúc và an toàn trong ngôi nhà của chính mình. Vì vậy, chúng muốn bỏ nhà đi bụi.

So sánh con nhà mình với con nhà người ta
So sánh con nhà mình với con nhà người ta

Nhiều bố mẹ thường so sánh con mình với con người khác hay anh chị em của bé. Đồng thời nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả giúp con tiến bộ hơn. Thế nhưng hành động này sẽ mang đến kết quả ngược lại vì bạn đang phạm sai lầm trong cách nuôi dạy con.

Đôi khi mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh ở trẻ, thúc đẩy bé vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Con có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Việc cha mẹ thường so sánh có thể phá vỡ sự tự tin và làm mờ nhạt đi năng lực riêng của con mình.

Tác động tiêu cực của việc so sánh con mình với con người khác

Khi so sánh con mình với con người khác, bạn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con. Những ảnh hưởng rõ ràng đó là:

1. Áp lực

Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục bị so sánh. Bố mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, điều này sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ. Hãy ngồi lại và nói chuyện với nhau, tìm hiểu xem vì sao thành tích của con chưa được tốt cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả và phù hợp.

2. Giảm lòng tự trọng

Khi bố mẹ liên tục so sánh con mình với con người khác, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có năng lực. Từ đó trẻ có xu hướng sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Thế nhưng điều này hoàn toàn không ổn vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần cũng như khả năng học tập của trẻ.

3. Giảm giá trị bản thân

Dù con đã nỗ lực bao nhiêu nhưng nếu bạn vẫn không thấy hài lòng và luôn muốn bé học tập theo các bạn khác thì chẳng khác nào bạn đang phá vỡ sự tự tin nơi trẻ. Bé sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng mình làm tốt thì cũng chẳng được gì cả, từ đó năng lực, ý chí của trẻ bị mài mòn.

4. Xấu hổ khi giao tiếp

Nếu đứa trẻ luôn bị nhạo báng hoặc chế nhạo bằng cách so sánh thì bé sẽ bắt đầu tránh giao tiếp với người khác, thậm chí là cả bố mẹ. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống tinh thần của bé.

Nếu tài năng hoặc thành tích của đứa trẻ luôn bị bỏ qua thì bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ nữa. Nguyên nhân chỉ vì bạn luôn ủng hộ những đứa trẻ khác có kết quả ấn tượng hơn.

6. So sánh con mình với con người khác là đang kìm hãm tài năng của trẻ

Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc vẽ tranh bằng than, nhưng bạn lại muốn con tập luyện cầu lông, điều này cho thấy bạn đang đặt bé vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngoài ra, khi tài năng của trẻ không được người lớn trân trọng, khen ngợi, mà bị xem là trò con nít, bé sẽ mất dần sự tự tin, dẫn đến năng khiếu đó không có chỗ để phát triển và sẽ biến mất.

7. Trẻ sẽ giữ khoảng cách với bố mẹ

Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với bố mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con yêu về sau.

8. Gây ra sự đố kỵ giữa anh chị em

Nếu bạn đem con ra so sánh với nhau thì thay vì ngưỡng mộ anh chị em giỏi hơn, trẻ sẽ bắt đầu bí mật nuôi dưỡng suy nghĩ ganh ghét. Điều này dẫn đến hành động tiêu cực, thái độ không đúng chẳng hạn như trêu chọc, mỉa mai và thậm chí là đánh nhau. Hơn nữa, vô tình bé nghĩ mình không được yêu thương như các anh chị em còn lại. Kết quả, trẻ sẽ tự xem nhẹ bản thân.

9. So sánh con mình với con người khác khiến bé mất tự tin vì luôn nghĩ đến những thiếu sót của mình

Trường hợp bố mẹ so sánh con mình với con người khác càng nhiều hoặc chỉ chăm chăm vào những thiếu sót của bé thì lại càng chứng tỏ bạn đang nghi ngờ khả năng học tập và tốc độ phát triển của con. Chẳng có ai hoàn hảo và thiếu sót là điều rất bình thường. Hãy cho con thời gian hoàn thiện nhé!

  • Đặt điểm chuẩn thay vì so sánh: Bố mẹ hãy đánh giá cao mọi nỗ lực dù là nhỏ nhất của trẻ. Điều này sẽ khiến con có cảm giác tự tin hơn.
  • Khuyến khích trẻ khắc phục điểm yếu: Bé luôn muốn được người lớn hướng dẫn và giúp đỡ. Vì thế, bạn đừng ngại ngần nói cho con biết trẻ nên làm gì và làm như thế nào với điều kiện là hãy sử dụng từ ngữ, thái độ tích cực nhất.
  • Khen ngợi những điểm mạnh: Bất kể con thực hiện tốt công việc nào, bạn hãy khen ngợi bé thật nhiều nhé.
  • Đừng tạo ra kỳ vọng không thực tế: Nếu thiên thần nhỏ muốn trở thành một nhà văn trong tương lai, bạn không nên ép buộc con làm bác sĩ. Bé có thể đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ nhưng sẽ thiếu đi tinh thần nhiệt huyết, có thể gây bất lợi cho trẻ khi tham gia các lĩnh vực không mong muốn.
  • Luôn hỗ trợ và thể hiện tình yêu vô điều kiện: Nếu trẻ không đạt được thành tích tốt, đừng làm cho bé cảm thấy rằng mình đã làm bố mẹ thất vọng hoặc xấu hổ. Hãy luôn ủng hộ con. Bạn có thể tâm sự, khuyến khích trẻ tập luyện nhiều hơn cũng như khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của bé trước mọi người.

Đôi khi bạn không tránh được những lúc so sánh trẻ với bạn bè, nhưng hãy nói về vấn đề đó với thái độ nhẹ nhàng và lưu ý đến các thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng của bé để điều chỉnh cuộc nói chuyện. Cách dạy con tâm lý và đúng đắn sẽ giúp bạn nuôi dưỡng ra một đứa trẻ tự tin và thành công trong tương lai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.