So sánh cọc đóng và cọc khoan nhồi cầu

Cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn là chủ đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm trong quá trình lựa chọn móng cọc trong thi công xây dựng.

So sánh cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn

Nên lựa chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi cho công trình của mình? Để giải đáp câu hỏi này xin mời các chủ đầu tư tham khảo bài viết so sánh cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn dưới đây.

Ưu nhược điểm của cọc ép

Cọc ép là loại cóc được đúc sẵn theo thiết kế, sau đó cọc được ép xuống khu vực cần thi công bằng máy ép cọc. Kích thước của cọc ép được thiết kế tùy theo yêu cầu của từng công trình mà cọc có thể là cọc vuông, cọc dài hay tam giác.

Ưu điểm của cọc ép

Cọc ép thường được sử dụng trong các công trình thi công rộng rãi hoặc các công trình liền kề, đường xá lớn để dễ dàng vận chuyển cọc và các thiết bị cần thiết. Với những công trình thi công ở vị trí đất nền yếu, máy ép cọc có thể ép cọc xuống độ sâu tương đối giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm vật liệu trong quá trình thi công.

Cọc ép được làm từ các vật liệu có sẵn nên giá thành rẻ hơn khá nhiều so với cọc khoan nhồi.

Chất lượng cọc ép có thể dễ dàng kiểm tra trong quá trình thi công ép cọc.

Cọc ép sử dụng sức tải để ép cọc nên tiến độ thi công nhanh và tiết kiệm chi phí.

Thi công cọc ép được thực hiện bằng năng lượng tĩnh nên không gây ra xung lượng lên đầu cọc giúp hạn chế tối đa tiếng ồn.

Khả năng chịu tải trọng rung lớn giúp tăng tuổi thọ cho công trình tốt hơn

Nhược điểm của cọc ép

Không thể sử dụng cọc ép ở các công trình có địa hình chật hẹp

Chiều sâu thi công khi ép cọc chỉ đạt ở mức trung bình

Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hay tại các công trình được xây dựng trên lớp đất xấu

Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là loại cọc được tạo ra bởi phương pháp thi công bằng cách dùng máy móc khoan thành lỗ cọc sẵn rồi cho dàn cốt thép xuống lỗ cọc và đổi bê tông vào thành lỗ tạo ra cọc cốt thép trực tiếp trên công trình thi công.

Cọc khoan rồi là loại lọc được tạo trực tiếp trên công trường thi công. Nên sử dụng loại cọc này chủ đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong quá trình vận chuyển vật tư, nguyên liệu đến nơi thi công. Tùy theo quy mô công trình, chủ đầu tư có thể lựa chọn các loại cọc có kích thước từ 600 -2500mm.

Ưu điểm của cọc khoan nhồi

Quá trình thi công cọc khoan nhồi có thể sử dụng cả hai biện pháp là khoan tự hành và khoan thủ công bằng gian khoan điện. Đây là ưu điểm vượt trội giúp cọc khoan nhồi có thể thi công thuận tiện trên mọi địa hình từ nhà ngõ chật hẹp đến các nhà phố lớn.

Khi thi công cọc khoan nhồi sẽ không gây trồi đất hay gây lún nứt ảnh hưởng tới các cọc và khu vực xung quanh. Số lượng cọc trên mỗi đài cọc ít nên việc bố trí đài cọc sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn.

Cọc khoan nhồi có độ sâu mũi, tiết diện lớn hơn so với cọc chế biến sẵn nên sức chịu tải lớn hơn.

Khả năng an toàn trong thiết kế, thi công, khả năng chịu lực, độ bền móng cao là ưu điểm vượt trội mà loại cọc nhồi mang lại cho công trình.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi có giá thành cao hơn so với cọc ép

Cọc khoan nhồi được thực hiện ngay tại hiện trường thi công nên rất khó để kiểm tra chất lượng cọc.

Thời gian thi công công trình sử dụng cọc khoan nhồi lâu hơn. Không thể sử dụng cọc khoan nhồi tại các công trình tại khu vực sình lầy, chiều sâu thi công bị hạn chế.

Cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn

Móng cọc là loại móng gồm cọc và đài cọc giúp truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất sâu. Các móng cọc có tác dụng làm tăng khả năng chịu tải trọng cho móng. Hiện nay, trong các công trình xây dựng, chủ đầu tư thường lựa chọn các loại cọc bê tông cốt thép để tăng độ vững chắc cho công trình.

Dựa trên các phân tích ưu nhược điểm của cọc ép và cọc khoan nhồi trên đây, chủ đầu tư chắc hẳn đã có đáp án phù hợp cho câu hỏi cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn. Thực tế rất khó để so sánh cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn.

Bởi mỗi loại cọc có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với điều kiện thi công khác nhau.

Chính vì thế, chủ đầu tư cần lựa chọn phương án thi công móng cọc phù hợp với địa hình, điều kiện kinh tế và nhu cầu thực tế của công trình để đảm bảo độ vững chắc, an toàn cho công trình.

Kết luận

Hy vọng, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về cọc ép và khoan nhồi loại nào tốt hơn. Nếu chủ đầu tư vẫn còn lăn tăn về việc chọn cọc ép hay cọc khoan nhồi cho công trình của mình hãy liên hệ với các nhà thầu uy tín để nhận được tư vấn chi tiết thiết kế công trình.

Chủ đề