So sánh cọc cát và bấc thấm

View Full Version : Thi công giếng cát (cọc cát)


Giếng cát - một số tài liệu trước đây còn gọi là cọc cát; song hiện nay tên gọi của biện pháp xử lý nền đất yếu này thiên về cụm từ giếng cát hơn với lý do: cọc phải có khả năng chịu lực - cọc cát GCXM chẳng hạn, còn giếng cát chỉ có tác dụng chính là làm tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu. Giải pháp này nền đất yếu có tốc độ cố kết nhanh hơn so với phương án sử sụng bấc thấm, thời gian chờ lún cũng ngắn hơn. Thường sử dụng trong trường hợp nền đất yếu có chiều sâu 10m đến 30m. Trình tự thi công giếng cát: 1. Thi công lớp đệm cát (nếu có). 2. Định vị vị trí giếng cát. 3. Vận chuyển cát (hạt trung, hạt lớn) đến vị trí. 4. Hạ cọc ống thép (rỗng) đúng vị trí và cao độ thiết kế. 5. Đổ cát vào đầy cọc. 6. Rút cọc ống, để lại cọc cát trong đất yếu. Các hình ảnh sau đây về công tác thi công giếng cát được sử dụng từ một người anh em của CauduongBDKN - Cauduong.NET. Xin chân thành cám ơn bạn Desprado- thành viên ưu tú của Cauduong.NET đã nhiệt tình cung cấp những hình ảnh thật sống động về công tác này. Thiết bị hạ giếng cát: http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0836.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0824.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0834.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0832.jpg Các thiết bị đa năng hiện nay có khả năng vừa hạ giếng cát, cắm bấc thấm, đóng cọc BTCT. Để có thể ấn cọc thép rỗng vào trong đất, sử dụng một búa rung treo trên đầu cọc ống thép. Đầu cọc ống thép có cấu tạo đặc biệt với các sườn để tăng cường độ cứng và bản lề. Khi ấn cọc xuống mũi cọc sẽ chụm lại tạo thành một ống rỗng trong lớp đất yếu - không gian này sẽ được cát lấp đầy. Hạ cọc ống thép vào trong đất yếu: http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0831.jpg Đổ cát đã chuẩn bị sẵn qua "cửa sổ" ở đỉnh cọc ống thép: http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0822.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0829.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0828.jpg Cần thêm một vòi phun nước để hỗ trợ việc "lấp đầy" của cát trong cọc ống thép... Rút cọc ống thép lên: http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0827.jpg http://i121.photobucket.com/albums/o215/kuang_engineer/13-07-07_0825.jpg

...vậy là hoàn thành việc thi công một giếng cát rồi.

duongcholun

15/08/07, 03:33 PM

Không biết khi thi công giếng cát có yêu cầu về độ chặt của giếng cát không nhỉ? Nếu có yêu cầu độ chặt thì kiểm tra như thế nào vậy? Cả nhà giúp em với.

daonguyen_x3

26/05/08, 10:49 PM

học thì có vẻ hơi khó tưởng tượng nhưng xem hình thì thật là dễ! rất đơn giản . thanhks pác nhìu lắm!!!
có gì hay hơn nữa thì ps lên cho anh em nhé !!!

Không biết khi thi công giếng cát có yêu cầu về độ chặt của giếng cát không nhỉ? Nếu có yêu cầu độ chặt thì kiểm tra như thế nào vậy? Cả nhà giúp em với.Thông thường, chúng ta kiểm tra thông qua lượng cát rót vào giếng: Nếu Vcát = 1,2 - 1,3 Vthiếtkế là đạt!

betameo

30/06/08, 03:07 PM

Giếng cát - một số tài liệu trước đây còn gọi là cọc cát; song hiện nay tên gọi của biện pháp xử lý nền đất yếu này thiên về cụm từ giếng cát hơn với lý do: cọc phải có khả năng chịu lực - cọc cát GCXM chẳng hạn, còn giếng cát chỉ có tác dụng chính là làm tăng tốc độ cố kết của nền đất yếu. Giải pháp này nền đất yếu có tốc độ cố kết nhanh hơn so với phương án sử sụng bấc thấm, thời gian chờ lún cũng ngắn hơn. Thường sử dụng trong trường hợp nền đất yếu có chiều sâu 10m đến 30m. Chào bác NBC, có một số nội dunh tham gia với bác. 1. Về cọc cát, giếng cát Giống: ép đất trong phạm vi thi công, tăng các chỉ tiêu, thông số của đất yếu để đạt đến yêu cầu thiết kế Khác: Cọc cát: ép tức thời nền đất trong quá trình thi công Giếng cát: đất được ép bởi quá trình gia tải sau Cả hai đều không xét đến sự chịu lực của cột cát (giếng hay cọc cát) mà : sự chịu lực ở đây được xét tổng thể cho nền gồm cát và đất. 2. Từ lý luận trên dẫn đến phạm vi sử dụng và độ sâu gia cố: Cọc cát: nền đất yếu có hệ số thấm lớn ( nước thoát nhanh khi hạ cọc) thì sẽ hiệu quả. Thông thường độ sâu sử lý khoảng 2.5-3 B ( bề rộng móng), tính từ đáy móng. Nếu nền là bảo hòa hay có tính phình trồi ( lượng hạt sét, hạt mịn lớn ), mực nước ngầm gần mặt đất thì phương pháp này không có hiệu quả. Giếng cát: nền được cải tạo tốt hơn do quá trình thoát nước trong đất theo phương đứng của giếng cát trong quá trình gia tải sau. Sử dụng được rộng rải với độ sâu phụ thuộc vào thiết bị thi công. 3. Độ chặt của cát: được thể hiện cụ thể qua thông số D. Do đó để đảm bảo được độ chặt cần có quy trình thi công cụ thể và được kiểm tra bằng thí nghiệm sau khi hoàn thành. Do đó cát tại mỗi lổ khoan được tính toán cụ thể về thể tích và độ ẩm thích hợp. Cát trong cột cát được làm chặt bằng biện pháp rung. Ở hình có ông công nhân xịt nước vào cát là không thích hợp, không kiểm soát được độ ẩm của cát để công đầm chặt cát là min. Tuy nhiên cần lưu ý hiện tượng cát dính vào ống vách khi thi công. Vì vậy độ ẩm tối ưu cần lưu ý hai nội dung trên.

4. Khi nền xử lý gồm nhiều lớp yếu thì quan điểm tính toán thế nào mời các bác tham gia thêm.

1. Về cọc cát, giếng cát Giống: ép đất trong phạm vi thi công, tăng các chỉ tiêu, thông số của đất yếu để đạt đến yêu cầu thiết kế Khác: Cọc cát: ép tức thời nền đất trong quá trình thi công Giếng cát: đất được ép bởi quá trình gia tải sau Cả hai đều không xét đến sự chịu lực của cột cát (giếng hay cọc cát) mà : sự chịu lực ở đây được xét tổng thể cho nền gồm cát và đất. Chính vì thế mà khi tính toán cũng có khác chút đỉnh??? - Cọc cát: Nền đất ban đầu có eo. Mong muốn nền có e => đường kính và khoảng cách (phgpc nhớ thầy Truyền dạy ở chương 4 - Cơ học đất, không biết bây giờ có thay đổi nhiều không).

- Giếng cát: không quan tâm eo mà quan tâm mức độ cố kết theo phương ngang của đất - Uh là hàm số theo đường kính của giếng cát (Fn) và khoảng cách giếng cát (Th).

songgam

24/09/08, 09:32 AM

mình có câu hỏi mọi người giải đáp: đầu cọc cát theo mình được biết thì nó có thể chụm vào khi cắm xuống đất,khi rút cọc lên thì nó lại có thể mở rộng ra.Mình ko hiểu đầu cọc liên kết với cọc bằng gì? mà nó có thể hoạt động như vậy.

chaudmce

24/09/08, 02:29 PM

Hình ảnh thi công bài #1 của thầy NBC có hình đầu cọc rồi, khi ấn xuống thì áp lực đất làm cho tấm chắn áp chặt vào nhau, tạo thành cái "mũi" cọc, khi kéo lên, do trọng lượng của cát trong ống, đẩy các tấm thép ra ngoài vậy là được. Liên kết ở đây sử dụng như kiểm cái bản lề của cánh cửa!

Khanhlinhmxd

24/09/08, 04:18 PM

mình có câu hỏi mọi người giải đáp: đầu cọc cát theo mình được biết thì nó có thể chụm vào khi cắm xuống đất,khi rút cọc lên thì nó lại có thể mở rộng ra.Mình ko hiểu đầu cọc liên kết với cọc bằng gì? mà nó có thể hoạt động như vậy. Các cửa ở đầu ống liên kết với ống bằng khớp bản lề. Cách 1: Dùng khoen thép để giữ các cửa ở đầu ống cọc cho chụm lại trước khi dúi vào nền đất : Mỗi cọc phải mất một khoen, tốn kém.

Cách 2: Thợ thi công dùng dây thừng quấn tạm các cửa cho chụm lại, sau khi đặt ổn định vào nền thì lấy dây thừng ra. Thợ thi công thường dùng cách này.

Thực tế cũng thật là "thiên biến vạn hóa", nbc đã thấy một cách làm này cũng khá hay, nhanh mà không tốn kém. Mời cả nhà cùng xem: Ấn cọc ống xuống thì cửa mũi đóng lại: http://support.cauduongbkdn.com/upload/out.php/i9669_Mui2.JPG (http://support.cauduongbkdn.com/upload/out.php/i9669_Mui2.JPG) Đổ cát đầy, kéo cọc ống lên thì cửa mở ra:

http://support.cauduongbkdn.com/upload/out.php/i9670_Mui3.JPG (http://support.cauduongbkdn.com/upload/out.php/i9670_Mui3.JPG)

songgam

25/09/08, 01:36 PM

Mình xin cảm ơn các bạn đã giúp mình hiểu rõ về cấu tạo của máy này.Bác nào có tài liệu về máy ép cọc cát thì xin update lên mạng,đặc biệt là bản vẽ về loại máy này.E xin cảm ơn,E đang phải thiết kế về loại máy này mà.Chào cả nhà!

mình có câu hỏi này:Tại sao máy ép cọc cát ko dùng máy đào làm máy cơ sở,mà dùng cần trục bánh xích

Mình đã được xem một số hình ảnh về thi công Giếng cát ở trên. Tuy nhiên mình có câu hỏi như sau. Mong thầy và các bạn góp ý:
Khi thi công thì có thể gặp một số sự cố. VD như khi rút mũi cọc lên thì có thẽ xảy ra hiện tượng thắt bụng (rút mũi cọc lên thì cát cũng lên theo). Trường hợp này thì phải xử lí như thế nào?

songgam

02/10/08, 02:11 PM

gui bac nbc:Trong sách có viết chọn máy cơ sơ của máy ép cọc cát là:Cần trục bánh xích,máy đào 1 gầu dẫn động thủy lực.Em thấy nhiều máy cơ sơ là cần trục bánh xích rồi nhưng chưa thấy máy đào làm máy cơ sở.Liệu máy đào có thể làm máy cơ sở không?Giải thích?Và làm thế nào để máy có thể mắc cáp khi chon máy xúc một ngầu làm máy cơ sở

Khanhlinhmxd

02/10/08, 08:54 PM

1. Ở đây chuyên xây dựng, không chuyên cơ khí chế tạo máy xd đâu. 2. Đóng ống bằng búa rung động, các cửa mũi ống sẽ tự mở ra khi nhổ ống lên. Khả năng cửa không mở mà kéo cát lên lại khi nhổ ống là rất khó xảy ra. Trường hợp vì lí do nào đó mà cửa không mở thì nhổ hẳn lên chỉnh sửa xong rồi đóng lại chứ khó gì. 3. Búa rung để đóng ống có thể dẫn động bằng động cơ điện hoặc động cơ thủy lực. Dùng máy cơ sở là máy nào còn tùy thuộc vào các thông số của cọc cát sẽ đóng. - Kích thước đường kính và chiều dài cọc nhỏ thì có thể dùng máy kéo bánh xích. Khi đó giá dẫn hướng máy búa rung (có kẹp ống) được thiết kế cố định phía trước máy kéo, phía sau máy kéo có trục trích công suất dẫn động máy phát điện cung cấp năng lượng điện cho động cơ của búa rung. Như vậy máy rất cơ động, không phụ thuộc năng lượng bên ngoài. - Búa rung dùng động cơ thủy lực thì dùng máy đào gàu nghịch dẫn động thủy lực thích hợp hơn. Khi đó dùng các đường dẫn dầu chờ của máy đào để dẫn động động cơ thủy lực của búa rung.

- Trường hợp đóng cọc cát với đường kính và chiều dài lớn thì dùng tổ hợp: cần trục tự hành bánh xích, búa rung, máy phát điện-máy bơm thủy lực (như cách thường dùng để đóng cọc ván thép)

songgam

08/10/08, 12:14 PM

cọc cát thì thường chọn cần trục bánh xích làm máy cơ sở.Nhưng vơi cột dẫn hướng có chiều cao tầm 30m thì thường chọn cần trục bánh xích co chiều cao tối đa tầm 20m để đảm bảo ổn định(sách khuyến cáo dùng vậy. Nhưng mình tìm mãi mà ko cái cần trục bx nào có chiều cao như vậy.Liệu dùng cân trục bx có chiều cao nhỏ hơn có ôn ko.

Tran Van Giap

19/12/08, 08:30 PM

Mình tên là Trần Văn Giáp minh là sv trương CDGTVTII năm 2 minh rat vui khi được la thành viên,minh rất mong được sự giúp đở của các bạn và minh sản sàng giup đở những câu hỏi của các bạn nếu nó năn tronh tầm hiểu biết của mình.

gahanhkhat2

05/06/11, 05:19 PM

@ thầy NBC:
Thầy cho em hỏi là cát để thi công cọc cát cần những yêu cầu gì? Theo những tiêu chuẩn nào? cảm ơn thầy rất nhiều