So sánh các loại thiền định

Thiền đọc đầy đủ là “thiền na”, là phiên âm qua tiếng Việt Nam của chữ tiếng Phạn: Dhyāna. Dhyāna có nghĩa là dòng chảy của tâm trí, tương tự như chữ Flow (psychology) //en.wikipedia.org/wiki/Flow_(psychology)

Trong trạng thái Thiền (Dhyāna) hoặc dòng chảy (Flow), đều có 3 đặc tính:

  • Đặc tính thứ nhất: có sự enjoy đối với việc đang làm
  • Đặc tính thứ hai: có sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra trong hiện tại.
  • Đặc tính thứ ba: có sự toàn tâm toàn ý đối với việc đang làm (chứ không phải là sự tập trung tinh thần mang tính ức chế thường thấy).

Tuy nhiên giữa Dhyāna và Flow có một điểm khác nhau là điều kiện xuất hiện.

  • Flow là trạng thái tự động xuất hiện khi ta rơi vào một hoàn cảnh, môi trường phù hợp
  • Dhyāna là trạng thái có thể xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào.

Trong Đạo Phật có chữ Jhāna có ý nghĩa tương tự Dhyāna. Có 4 tầng Jhāna là:

  • First Jhāna
  • Second Jhāna
  • Third Jhāna
  • Fourth Jhāna

Cả bốn trạng thái này đều thuộc về Chánh định, một chi phần trong 8 chi phần của Bát Chánh Đạo.

Như vậy, xét về nguyên nghĩa thì Thiền là một tên gọi để chỉ trạng thái chánh định của Đạo Phật. Có 4 cấp độ định của Chánh định là: định sơ thiền, định nhị thiền, định tam thiền, định tứ thiền.

II – Chỉ và quán

Chỉ (Samatha) và Quán (Vipasana) ban đầu vốn là những phương pháp thực hành như là những kỹ thuật rèn luyện tinh thần. Chúng không có nghĩa là Dhyāna (Thiền). Việc thực hành Chỉ và Quán thường trải qua hai giai đoạn.

  • Giai đoạn ban đầu của việc thực hành Chỉ và Quán thường phải sử dụng ý chí và có sự ức chế.
  • Giai đoạn sau phát sinh sau khi nhập định, hay nhập thiền, thì lúc này sẽ nhập được vào trạng thái Thiền (Dhyāna)

III – Các biến thể của Thiền

Như đã nói ở trên, Thiền vốn là tên gọi của trạng thái dòng chảy (Dhyāna) có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh, môi trường nào. Do vậy, bất cứ kỹ thuật nào, nếu người thực hành chưa có được trạng thái dòng chảy, thì không thể gọi là Thiền. Và nếu người nào có được trạng thái dòng chảy khi ở trong một hoàn cảnh, môi trường phù hợp thì cũng không gọi là Thiền.

Nhưng ngày nay, thiền được hiểu với rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đa dạng và phong phú, chứ không còn giữ ý nghĩa nguyên thuỷ của nó nữa. Trong quá trình lưu truyền của Thiền và Đạo Phật, ý nghĩa của chữ Thiền đã có sự thay đổi, Chỉ và Quán vốn là những kỹ thuật rèn luyện tinh thần, đòi hỏi người tập phải có sự tập trung ý chí, ức chế tinh thần trong giai đoạn đầu, cũng được gọi là Thiền. Do vậy, có nhiều người cảm thấy Thiền là một cực hình, và không hề cảm thấy thích thú khi thực hành Thiền.

Một dạng biến thể khác của Thiền là sự thư giãn. Ngày nay ở phương Tây, do có sự nhầm lẫn thiền với trạng thái Flow, cho nên người ta thường tạo ra những bối cảnh mang đến sự thư giãn hoặc trạng thái Flow và gọi đó là Thiền. Các công cụ như Calm, hay Headspace… được xuất hiện chính là nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.

Ngoài ra còn rất nhiều các kỹ thuật, các hình thức khác nhau, vốn dĩ không phải là thiền, không hề liên quan gì đến thiền, nhưng cũng được khoác cái áo mang tên Thiền…

V – Thiền Phật Giáo

Trong vô số các loại thiền khác nhau, thì nổi trội nhất vẫn là các dòng thiền của Phật giáo. Thiền Phật giáo có đặc điểm nổi trội nhất là việc giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành. Về cơ bản, Thiền Phật giáo gồm có 2 trường phái chính là:

  1. Thiền quán (Vipasana) – là dòng thiền thuộc Hệ phái Nam Tông.
  2. Thiền Đốn Ngộ – là dòng thiền thuộc Hệ phái Bắc Tông.

Thiền đốn ngộ được hiện ra với những lời nói, ngôn ngữ kỳ quặc của các Thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.

Ví dụ:

Có vị tăng hỏi Thiền sư Vân Môn:

  • Phật là gì?

Đáp:

  • Que cứt khô.

Tuy nhiên nếu hiểu thấu bản chất của Thiền Đốn ngộ thì sẽ thấy nó và Thiền Vipasana không khác gì nhau. Sự khác nhau chỉ nằm ở cách tiếp cận lúc ban đầu, khi chưa nắm được kỹ thuật, còn khi đã nắm được kỹ thuật thì cả hai bên là như nhau, đều hướng đến sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra và giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành.

Ngoài hai trường phái nói trên, các tông phái khác đều có sự thực hành kỹ thuật thiền Chỉ (Samatha) hoặc phép quán tưởng.

VI – Điểm giống nhau giữa Thiền Việt nam và các bộ môn Thiền Phật giáo khác

Cả Thiền Việt Nam và các loại Thiền Phật giáo khác đều có điểm giống nhau là khi thực hành đều có sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra và giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành.

Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn huệ. Trong bốn độ trước của lục độ mà chúng ta đã học, chỉ nói về tu phước. Trong hai độ cuối cùng là 'Thiền định và Trí huệ', chúng ta sẽ học về tu huệ.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu tánh cách quan trọng và giá trị của Thiền định.

Định nghĩa về thiền định?

Thiền định là gì? Thiền phiên âm theo tiếng Phạn là Thiền na, xưa dịch là tư duy, nay các học giả dịch là Tĩnh lự. Tu Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát các vấn đề đạo pháp.

Còn chữ Ðịnh phiên âm theo tiếng Phạn là Tam muội (Samadhi), có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh lại, ta có một định nghĩa chung: Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạn, để tâm thể được vắng lặng và cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu quan sát và suy nghiệm chân lý.

CEO tại Thung lung Silicon tiết lộ bí kíp thiền định để thoát khỏi trầm cảm, tăng hiệu quả công việc

Thiền định có thể gọi là một trạng thái của tâm lý, trạng thái ấy gọi là trạng thái Tĩnh lự.

Các loại thiền định

Thiền định có thể gọi là một trạng thái của tâm lý, trạng thái ấy gọi là trạng thái Tĩnh lự. Song ở Dục giới, tâm lý không thể có được trạng thái ấy, vì nó chỉ phát hiện ở Sắc giới, và Vô sắc giới. Rõ hơn nữa là Thiền thuộc về Sắc giới và Ðịnh thuộc về Vô sắc giới. Ở mỗi giới, Thiền và Ðịnh đều phân làm bốn cấp bực từ thấp lên cao, cho nên có danh từ là Tứ thiền và Tứ định.

Tứ thiền và Tứ định này, tuy là kết quả của công phu tu tập Thiền định, hay gieo trồng thiện căn, nhưng cũng là chung cho cả Phật pháp, cả Thế gian pháp, cả Thánh cả Phàm. Nói rõ hơn, là dù theo phương pháp đạo Phật hay phương pháp nào, nếu có đường lối, có công phu thì đều có thể đạt đến Tứ thiền và Tứ định; nhưng đây cũng chỉ là Thế gian pháp mà thôi.

Còn nói về pháp Ðịnh của chư Phật, Bồ tát và A-la-hán thì khác. Ðó là Thiền định thuộc Xuất thế gian pháp, không thể phát hiện trong phạm vi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới được. Muốn đạt đến trạng thái Tĩnh lự của các bậc ấy, người ta phải đạt đến sự thoát ly tam giới. Còn lẩn quẩn trong tam giới thì tâm ý chỉ có thể đạt đến Tứ định là cùng.

Muốn có được Tứ thiền và Tứ định, chỉ phải thoát ly và đoạn diệt phiền não ở Dục giới. Nhưng nếu muốn đạt các pháp Ðịnh vô lậu, thì phải diệt trừ tất cả các phiền não của Vô sắc giới.

Trước khi mong đến được Ðịnh vô lậu, phải cần đến Thiền, bởi vì Thiền là căn bản của Ðịnh. Có được ngũ nhãn, lục thông cũng nhờ Thiền. Vả lại, Thiền có công dụng thẩm sát, nghiên cứu. Nếu muốn quan niệm chân lý, tất phải nhờ đến Thiền do đó Thiền là pháp tối yếu cho kẻ học đạo.

Mỗi ngày bạn nên cố gắng làm sạch cỏ dại trong tâm mình

Ðứng về phương diện các trình độ của Thiền, kinh sách có dạy như sau:

1. Thế gian thiền. Thiền này có hai loại: Căn bản vị thiền và Căn bản tịnh thiền. Căn bản vị thiền gồm có mười hai phẩm, phân làm ba: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ không.

Người phàm chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ thiền. Người muốn phước lớn thì tu Tứ vô lượng. Kẻ nhàm chán cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì mười hai phẩm Thiền này có thể làm căn bản cho thiện pháp xuất thế gian, nên gọi là Căn bản thiền. Với lại, an trú trong mười hai phẩm ấy, người tu Thiền còn ưa thích cảm giác lạc thọ của Thiền, nên gọi là Căn bản vị thiền.

Căn bản vị thiền, phân làm hai: Lục diệu môn và Thập lục đặc thắng. Ai có huệ tánh nhiều thì tu Lục diệu môn, kẻ nào có định tánh nhiều thì tu Thập lục đặc thắng. Những ai có huệ tánh và định tánh đều nhau thì có thể tu cả hai loại. Vì người ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh vô lậu trí, không phải chỉ thuần hữu lậu, như ở Căn bản vị thiền, nên gọi là Căn bản tịnh thiền.

Tuy nhiên, cả hai loại đều chỉ là thế gian thiền mà thôi, vì trước thời Phật giáng thế, phép Thiền này đã có.

Thiền định được chia làm ba loại

2. Xuất thế gian thiền. Pháp Thiền này là của bậc xuất thế. Có bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn Thiền quán này, tuy là lấy các pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm, nhưng có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí, nên gọi là Xuất thế gian thiền.

3. Xuất thế gian thượng thượng thiền. Ðây là pháp Thiền cao tột của các bậc đại nhân. Kinh Ðịa trì có giải về chín môn đại thiền này như sau:

– Một là “Tự tánh thiền”, nghĩa là quán sát thật tướng của tự tâm, không cần lấy đối tượng ngoại cảnh.

– Hai là “Nhất thiết thiền”, có công năng tự hành và hóa tha.

– Ba là “Nan thiền”, môn Thiền gian nan, thâm diệu, khó tu.

– Bốn là “Nhất thiết môn thiền”, có nghĩa là tất cả các pháp Thiền định đều do môn (cửa) này mà phát xuất.

– Năm là “Thiện nhân thiền”, môn Thiền của những chúng sinh có đại thiện căn cùng tu.

– Sáu là “Nhất thiết hạnh thiền”, bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Ðại thừa.

– Bảy là “Trừ não thiền”, có năng lực trừ diệt phiền não, khổ đau cho chúng sinh.

– Tám là “Thử thế tha thế lạc thiền”, có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.

– Chín là “Thanh tịnh tịnh thiền”, có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bồ đề. Ðến môn Thiền này, tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh báo.

Công năng của thiền định

Phật tử hãy gắng công tu tập pháp môn Thiền định.

Bình an trong từng hơi thở là bình an trong cuộc sống

Theo Bồ tát hạnh, có thể tu tập Thiền định và đạt đến mười kết quả tốt đẹp sau đây:

– Một là được an trụ trong pháp thức uy nghi. Tu Thiền định phải theo pháp thức mà hành trì, như vậy trải qua một thời gian khá lâu, thì ngũ căn được tịch tịnh, chánh định phát khởi, không cần có sự cố gắng mà vẫn được an trụ trong pháp thức oai nghi.

– Hai là được thực hành cảnh giới từ bi. Khi tu Thiền định, thì giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng sinh, muốn cho tất cả được an ổn.

– Ba là không còn phiền não. Nhờ năng lực Thiền định mà các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa.

– Bốn là gìn giữ được các giác quan. Không cho sắc, thanh, hương, vị, xúc lay động.

– Năm là vui vẻ lạc thú. Xem Thiền định là một món ăn ngon lành hơn tất cả các món ăn khác trong thế gian.

– Sáu là xa lìa được ái dục. Một khi tâm niệm đã lắng yên, ái dục không còn phát sinh và làm nhiễm trước được nữa.

– Bảy là tuy chứng được chân không, nhưng không bao giờ bị rơi vào chỗ chấp đoạn diệt hư vô.

– Tám là cởi mở được tất cả những dây trói buộc sự giải thoát.

– Chín là khai phát được trí huệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật.

– Mười là đạt đến sự giải thoát thành thục, đến chỗ mà tất cả các hoặc nghiệp không còn nhiễu loạn được nữa.

Chúng ta có thể tóm tắt thành quả tốt đẹp của Thiền định như sau:

Ngũ căn được tự tại, phiền não được dứt trừ, từ bi được mở rộng, trí huệ được phát chiếu, cảnh giới giải thoát được phô bày ra trước mắt. Một pháp môn có công năng quí báu, có diệu dụng phi thường như thế, làm sao chúng ta có thể bỏ qua được?

Mong rằng vì những lợi ích thiết thực nói trên, quí vị Phật tử hãy gắng công tu tập pháp môn Thiền định này cho chóng có kết quả.

Thiền định có bao nhiêu loại?

Có chín kiểu thực hành thiền phổ biến:.

Thiền chánh niệm..

Thiền định tâm linh..

Thiền tập trung..

Thiền chuyển động..

Thiền thần chú.

Thiền siêu việt..

Thư giãn tiến bộ.

Thiền tâm từ.

Ngồi thiền bao lâu thì có hiệu quả?

Khoảng Thời Gian Tốt Nhất Để Thiền Là Bao Lâu? Nghiên cứu trên ngụ ý rằng 13 phút thiền mỗi buổi là đủ để bạn có được lợi ích khi thiền. Tuy nhiên, sự đều đặn cũng quan trọng không kém. Tập luyện trong 13 phút vài tháng một lần không có khả năng mang lại nhiều lợi ích như luyện tập hàng ngày trong 5 phút.

Thiền na có nghĩa là gì?

Theo Tự điển Phật Học Huệ Quang, dhyāna hay jhāna, ngoài tiếng phiên âm là thiền-na, còn được phiên âm là đà- diễn-na, trì-a-na; dịch là tĩnh lự, tư duy tu tập, nghĩa là tư duy trong sự vắng lặng.

Thiền định có tác dụng gì?

Ngồi thiền giúp cơ thể được thư giãn nên giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn. Thiền làm giảm bớt sự lo lắng, giảm độc tố tiết ra. Từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngồi thiền giúp bạn thả lỏng cơ thể, giảm đi cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh.

Chủ đề