So sánh cac loại cọc về khả năng chịu lực

Cọc vuông bê tông và cọc ly tâm chuẩn là hai loại cọc được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình. Dưới đây là một số so sánh giữa hai loại cọc này:

  1. Hình dạng: Cọc vuông bê tông có hình dạng vuông, trong khi cọc ly tâm chuẩn có hình dạng trụ.
  2. Phương pháp thi công: Cọc vuông bê tông được thi công bằng cách đổ bê tông vào khuôn vuông và đóng thép vào bên trong, trong khi cọc ly tâm chuẩn được sản xuất trước đó và sau đó được đóng vào đất bằng cách đóng cọc đôi.
  3. Khả năng chịu tải: Cả hai loại cọc đều có khả năng chịu tải cao, tuy nhiên cọc ly tâm chuẩn có khả năng chịu tải tốt hơn do có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn.
  4. Độ ổn định: Cả hai loại cọc đều có độ ổn định tốt, tuy nhiên cọc ly tâm chuẩn có độ ổn định cao hơn trong điều kiện đất yếu hoặc trường hợp đất bị sét đánh.
  5. Chi phí: Cọc ly tâm chuẩn có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với cọc vuông bê tông do không cần thi công tại công trình, tuy nhiên trong trường hợp đất khó khắc phục thì chi phí sửa chữa và bảo trì của cọc ly tâm chuẩn sẽ cao hơn so với cọc vuông bê tông.

.png)

Cọc bê tông vuông

.png)

Cọc ly tâm ứng lực

Tóm lại, cả hai loại cọc đều có ưu và nhược điểm riêng của mình, tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện của công trình mà có thể lựa chọn loại cọc phù hợp. Nếu điều kiện đất tốt và cần tải trọng không quá lớn thì có thể sử dụng cọc vuông bê tông, trong khi nếu cần chịu tải trọng lớn và đất yếu thì nên sử dụng cọc ly tâm chuẩn.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại cọc chuyên dụng để áp dụng ép cọc cho nền móng. Trong đó, phổ biến nhất khi ép cọc cho công trình dân dụng là cọc bê tông cốt thép (cọc vuông) và cọc ly tâm (cọc tròn). Vậy chúng ta nên sử dụng loại cọc nào? Hãy cùng so sánh cọc ly tâm và cọc vuông để đưa ra quyết định đúng nhất.

Khái niệm cọc ly tâm và cọc vuông

Trước khi so sánh cọc ly tâm và cọc vuông với nhau, chúng ta phải hiểu được cơ bản cấu tạo và thành phần của hai loại cọc này.

Cọc ly tâm là gì?

Cọc ly tâm: Là loại cọc có hình dạng tròn. Cấu tạo chính của loại cọc này tương tự với cọc vuông gồm bê tông và cốt thép. Đúng như tên gọi, cọc ly tâm được sản xuất theo phương thức quay ly tâm cho phần bê tông. Sau đó được nung trong nhiệt độ 96 độ C.

Cọc ly tâm được sản xuất với nhiều kích thước và đường kính khác nhau từ 250, 300 đến 700, 800.

Xưởng ép cọc Trung Đoàn sản xuất cả cọc ly tâm và cọc vuông

Cọc vuông (cọc bê tông cốt thép) là gì?

Về cơ bản cọc vuông hay còn gọi là cọc bê tông cốt thép cũng được đúc từ 2 vật liệu bê tông và cốt thép. Dựa vào công nghệ hiện đại, cọc bê tông cốt thép được đưa vào lò đúc. Và thành phẩm là cọc chống và cọc treo.

Cọc vuông được sản xuất tại xưởng ép Trung Đoàn

Cọc BTCT cũng có nhiều thiết diện từ 200x200mm, cọc 250x250mm – 400mm. Chiều dài phổ biến được đúc sẵn từ 4 – 8m.

So sánh cọc ly tâm và cọc vuông

So sánh khả năng chịu lực nén dọc trục

Yếu tố chịu nén dọc trục là một trong những điều kiện quan trọng khi nói đến các loại cọc bê tông.

Khi so sánh cọc ly tâm và cọc vuông về thông số này thì cọc vuông (cọc BTCT) được đánh giá cao hơn về sự ổn định và khả năng chịu lực. Hầu như loại cọc vuông không hề bị vỡ trong quá trình thi công.

Còn đối với cọc tròn (cọc ly tâm) do cấu tạo dạng ống, thành cọc mỏng nên có phần kém ổn định hơn. Đôi khi dễ bị nổ ở cả bên ngoài thành cọc và bên trong thân cột trong khi thi công.

So sánh cọc ly tâm và cọc vuông: khả năng chịu lực vào đất nền

Có thể nói cả 2 loại cọc này đều có khả năng chịu lực vào đất nền tương đương nhau.

Vì diện tích chống mũi và chu vi của cọc tròn ly tâm là 1962cm2 & 157cm và đối với cọc tròn lần lượt là 2000cm2 và 160cm.

Công trình dân dụng sẽ ưu tiên cọc vuông hơn

Khả năng chịu lực cắt và va đập

Mũi cọc của cọc tròn ly tâm thường được hàn sau khi đúc xong là dạng phẳng. Vì lý do đó nên lực ép khi thi công lớn, dẫn tới nhiều trường hợp phá hủy đầu cọc (nơi tiếp xúc cọc với thiết bị).

Trong điều kiện đặc biệt như công trình có lớp thấu kính ở chỉ số SPT>=25 thì không thể thi công xuyên qua cọc. Lúc này bắt buộc phải khoan dẫn.

Ngược lại, nhờ vào lợi thế đúc liền thân và đầu cọc có mũi nhọn nên khi thi công, cọc vuông dễ xuyên qua lớp đất đá cứng. Kể cả lớp thấu kính SPT>=25 thì việc thi công cũng không khó khăn.

So sánh cọc ly tâm và cọc vuông: chất lượng bê tông

Cọc vuông được đúc kín dạng khối với bê tông và cốt thép. Nhờ vậy chất lượng cọc bê tông đồng đều và tốt hơn.

Cọc ly tâm được đánh giá kém chất lượng bê tông hơn so với cọc vuông bởi vì vận dụng phương pháp quay ly tâm khiến bê tông bị phân tầng và dẫn đến không đồng đều.

Cọc vuông được sử dụng phổ biến vì có chất lượng bê tông tốt hơn

So sánh về mối nối cọc

Mối nối của cọc ly tâm được hàn chui vi bích nối nên không đảm bảo thẳng tâm giữa các đoạn cọc. Vì vậy dễ bị gãy cọc tại vị trí mối nối.

Còn cọc vuông cũng được hàn chu vi bích nối. Nhưng sau đó được hàn ốp thêm 4 thanh L10x80x8 xung quanh thân cọc. Nhờ vậy mối nối có thể đảm bảo thẳng tâm và khó bị gãy hơn.

So sánh cọc ly tâm và cọc vuông: giá thành sản phẩm

Dựa vào chất lượng khi so sánh các bước trên có thể thấy giá thành cọc ly tâm rẻ hơn là điều đương nhiên. Và cụ thể loại cọc vuông có giá cao hơn từ 8 – 10% so với cọc ly tâm.

Nhưng nhìn chung vào thị trường hiện nay, cọc vuông vẫn được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều so với cọc ly tâm. Bởi cọc vuông đem lại hiệu quả cao hơn cho công trình.

Thời gian sử dụng cọc vuông bền bỉ hơn, không bị nứt vỡ cũng như chịu được tải trọng cao. Bên cạnh đó khả năng chống thấm và chống ăn mòn tốt hơn.

Cọc vuông có thể chống ăn mòn tốt trong mọi điều kiện nền đất

Dịch vụ ép cọc bê tông Trung Đoàn

Trên đây là một số thông tin khi so sánh cọc ly tâm và cọc vuông. Bạn có thể cân nhắc khi sử dụng loại cọc nào cho công trình của mình. Tuy nhiên, là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm trong nghề, Trung Đoàn vẫn khuyến khích bạn sử dụng cọc vuông hơn.

Chủ đề