So sánh bán kinh nang luon ion hoá

Mức năng lượng obitan nguyên tử là các electron trong nguyên tử nằm trên mỗi obitan nguyên tử, các electron có năng lượng xác định. Các electron trên các obitan khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau.

Ví dụ: Phân lớp 2p có 3 AO: 2px, 2py, 2pz. Các electron của các obitan p này tuy có sự định hướng trong không gian khác nhau, nhưng chúng có cùng mức năng lượng AO.

Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử: Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, các mức năng lượng AO tăng dần theo trình tự sau:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d…

Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mức năng lượng: mức 4s trở nên thấp hơn 3d, mức 5s thấp hơp 4d, 6d thấp hơn 4f, 5d…

2. Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử

  1. Nguyên lí Pau-li:

Ô lượng tử: Người ta dùng các ô vuông nhỏ để biểu diễn obitan nguyên tử một cách đơn giản, đây được gọi là các ô lượng tử.

– Một ô lượng tử ứng với 1 AO.

VD: n = 1: chỉ có 1 AO-1s => biểu diễn bằng 1 ô vuông

n = 2: có 1 AO-2s và 3 AO-2p => AO 2s được biểu diễn bằng 1 ô vuông

3 AO-2p được biểu diễn bằng 3 ô vuông vẽ liền nhau

– Nguyên lí Pauli: Trên 1 obitan chỉ có thể có nhiều nhất là 2electron và 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

– Chiều tự quay khác nhau của 2 electron được biểu diễn bằng 2 mũi tên nhỏ: 1 mũi tên có chiều đi lên, 1 mũi tên có chiều đi xuống.

+ Khi trong 1 obitan đã có 2 electron, gọi là các electron ghép đôi:

+ Khi obitan chỉ chứa 1 electron thì electron đó gọi là electron độc thân

– Số electron tối đa trong 1 lớp và 1 phân lớp:

+ Số electron tối đa trong 1 lớp: 2n2

+ Số electron tối đa trong 1 phân lớp:

Phân lớp bão hòa khi các phân lớp s2, p6, d10, f14 có đủ số electron tối đa. Phân lớp chưa bão hòa là phân lớp chưa đủ số electron tối đa. Phân lớp bán bão hòa là phân lớp có 1 nửa số electron tối đa s1, p3, d5, f7.

  1. Nguyên lí vững bền:

– Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

Ví dụ: Nguyên tử B có Z =5, có 5e sẽ phân bố lần lượt vào các obitan: 1s, 2s, 2p. Trong đó 2e vào AO-1s, 2e vào AO-2s và 1e vào AO-2p

Biểu diễn bằng ô lượng tử đối với nguyên tử B:

  1. Quy tắc Hun:

– Trong cùng 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. Các e độc thân này được kí hiệu bằng các mũi tên cùng chiều, thường được viết hướng lên trên.

  • 2

    Có cách nào so sánh năng lượng ion hóa của hai nguyện tử không? Cho VD

Năng lượng ion hóa là năng lượng cần cung cấp để bứt electron ra khỏi nguyên tử hay ion cô lập ở trạng thái khí. kí hiệu: I xét 1 nguyên tử X: năng lượng ion hóa thứ nhất: $I_1$ : $X -> X^+ + 1e$ năng lượng ion hóa thứ hai : $I_2$ : $X^+ -> X^{2+} + 1e$ năng lượng ion hóa thứ ba: $I_3$ : $X^2+ -> X^{3+} + 1e$ ...... $I_1$ < $I_2$ < $I_3$ < ..... Năng lượng ion hóa phụ thuộc vào: số lớp electron; điện tích hạt nhân; cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng *trong 1 chu kì, khi bán kính R giảm, hạt nhân hút e mạnh hơn nên khó bứt e hơn=> I tăng *nguyên tử, ion có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng bão hoà hoặc bán bão hoà có năng lượng ion hóa mạnh hơn. ví dụ: Na và Mg Na: $I_1$ = 495,8; $I_2$ = 4562 Mg: $I_1$ = 737,7; $I_2$ = 1451 *$I_1$ của Na nhỏ hơn Mg vì các e lớp ngoài cùng của Na và Mg đều thuộc phân lớp 3s, r(Na) > r(Mg) => lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng của Na yếu hơn Mg nên Na dễ bứt e hơn Mg *$I_2$ của Na> $I_2$ của Mg vì: cấu hình e của $Na^{+}$ : [Ne] , cấu hình bền của khí hiếm => cần năng lượng rất lớn để bứt e ra cấu hình electron của $Mg^{+}$ : [Ne]3s1, còn 1e ở phân lớp 3s => cần ít năng lượng để bứt e đó ra hơn so với cấu hình bền của Na+

  • 3

Vậy năng lượng ion hóa thứ nhất của Al, Mg cái nào lớn hơn

  • 4

    Vậy năng lượng ion hóa thứ nhất của Al, Mg cái nào lớn hơn

Cấu hình e của: Al: [TEX][Ne]3s^2 3p^1[/TEX] Mg: [TEX][Ne]3s^2[/TEX] Ta thấy rằng e thứ nhất của [TEX]Al[/TEX] ở trạng thái độc thân và e thứ nhất của [TEX]Mg[/TEX] ở trạng thái ghép đôi Vậy nên cần cung cấp năng lượng để tách e thứ nhất của Al ít hơn năng lương tách e thứ nhất của Mg \=> [TEX]I_1 (Al) < I_1 (Mg)[/TEX]

Chủ đề