So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Bo mạch full ATX: MSI được cái ngon ở chỗ những bo mạch ATX luôn tới 99% mã là dùng kích thước đầy đủ chuẩn ATX, không bị gầy bớt trông rất thô như nhiều hãng khác. Năm nay họ cấp hẳn 5 mẫu khác nhau cho các nhu cầu khác nhau:

  • B360 GAMING PRO CARBON: tông đen cùng led rgb, hỗ trợ nhiều kiểu led rgb / rainbow / led từ corsair
  • B360 GAMING ARCTIC: Tông trắng băng tuyết độc đáo.
  • B360 GAMING PLUS: Tông đỏ đen game thủ truyền thống.
  • B360-A PRO: Bo mạch B360 full ATX giá rẻ, cho mấy cậu thích to nạc nhiều khe cắm.
  • B360-F PRO: Bo mạch B360 phục vụ miner với đâu đó 18 lỗ cho modul cắm rút.

Bo mạch M-ATX: Đẩy thêm một đỉnh mới khi MSI sử dụng thiết kế Titanium từ các bản cao cấp xuống B360M, ngoài ra còn xuất hiện thêm cái têm mới ở dòng này nữa là B360M GAMING PLUS theo tôi đoán nó thay thế cho Bxx0M GAMING PRO trước đây.

  • B360M MORTAR TITANIUM: tông trắng nhũ bạc, chắc là đắt lắm chứ chả đùa với Titanium.
  • B360M MORTAR: Như mọi năm, Mortar luôn cỗ xe tăng san phẳng mọi con M-ATX khác về chất lượng.
  • B360M BAZOOKA: Nhân vật chính trong bài viết này, thiết kế mới khá là sang con người.
  • B360M GAMING PLUS: ATX thì MSI Gaming plus rất nhiều mã rồi nhưng đây là mã đầu tiên dùng M-ATX.
  • B360M PRO VDH: chú này nằm phân cấp những bản M-ATX 4 khe ram giá tốt
  • B360M PRO VH: bản cắt giảm 2 khe ram, hình thức thiết kế tương tự H310
  • B360M PRO VD: bản cắt giảm 2 khe ram, hình thức thiết kế tương tự H310

Bo mạch ITX nhỏ bé xuất hiện mã B360i GAMING PRO AC duy nhất, chưa rõ hình thức thế nào.

B360M BAZOOKA: Thông tin đi khách

• Phân cấp Arsenal Gaming • Kích thước M-ATX chuẩn vuông chằn chặn • Mầu sắc: Black & White, chân cắm mở rộng led RGB • Phase: 7 cái • Ram: hỗ trợ DDR4 bus 2666MHz • Cổng M2: Gen3 x4 • USB 3.1: Type A + C • LAN: Realtek RTL8111H • Audio: Realtek ALC887​

Bazooka qua các đời trước: bắt đầu từ B150 với 2 phiên bản Bazooka và Bazooka Plus, sang đời B250 diễn biến thiết kế cũng tương tự. Phiên bản Bazooka luôn có hình thức nhẹ cân không tản nhiệt phase, sau đó một thời gian MSI ra thêm bản Plus thêm tản nhiệt thậm chí i/o cover và một số tính năng cổng cắm gia tăng.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Nhưng năm nay, ngay phiên bản đầu, B360M BAZOOKA đã rất ngầu. Liệu có phải MSI bỏ bản Bazooka rồi thay bằng Bazooka Plus nhưng chỉ đặt tên là Bazooka và không còn bản Bazooka Plus nữa mà chỉ có một bản Bazooka với hình thức chất lòi kèn như Bazooka Plus ? Chỉ có MSI mới trả lời được nhưng họ éo có nói trước đâu, mà cũng kệ vì nếu có ra bản Plus thì giá nó cũng ngang Mortar thôi, kinh nghiệm rồi.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 2

2. MSI B360M BAZOOKA: đập cái hộp

Hộp nè, vẫn là hộp vũ khí với hình khẩu bazooka vác vai quẩy bọn trực tăng là rụng như sung luôn. Trên họp chú thích cháu nó thuộc dòng Asenal Gaming của MSI, có biểu tượng hỗ trợ Intel Optan Memory

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Mặt sau in khá là đầy đủ những điểm nổi bật trên bo mạch này thừ thông số, thiết kế, tính năng, cổng cắm. Nhìn thì nhiều chứ chỉ cần tản nhiệt to tổ bố và hỗ trợ led rgb là đủ thích ở một bo mạch tầm trung thấp rồi.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Phụ kiện hầu như là cơ bản cho dòng MSI Gaming, có thêm logo rồng loại mới.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Bí quyết cơ gái, cưa phát nào đứt phát đó, nhận cung cấp tỏi nhét miệng và thùng xốp để cưa xong nhét vào. Theo bí quyết này thì BAZOOKA sẽ có luôn trên chipset H370 với và B360 với hình thức y hệt nhau và chỉ khác cái là MH370 hỗ trợ raid ổ dữ liệu và bị bắn rơi chết lúc nào ko biết.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Dù gì cũng là phân khúc Gaming nên cái chặn main cũng sang chảnh hơn so với dòng thường, có dán đen kèm logo rồng và chữ chỉ dẫn loại cổng gì.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Một thứ mà ai nhìn cũng muốn ăn xin luôn và ngay đó là cái logo dán con rồng kia. So với nhiều hãng thì mua hàng tầm này bạn chả có phụ kiện gì bên trong hộp khác biệt cả, nhưng MSI tương quả logo này vào cũng thích đấy chứ ? Còn cái dây led RGB kia không phải hàng kèm trong hộp đâu nhé. Vì sao có nó kèm thì chỉ em mới biết

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Đập xong cái hộp và nhìn lại cái hộp với dòng cảnh báo là muốn đập nó luôn rồi bỏ nghề các bác ạ.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 3

3. MSI B360M BAZOOKA: Hình ảnh tổng thể.

Trên tay nặng chịch chịch, không khéo 50% trọng lượng nó tập trung vào cái cục tản nhiệt phase kia. Kích thước chuẩn mực M-ATX nên nhìn nó vuông chằn chặn, so với các main Full ATX thì nó ngắn hơn và ít hơn tầm 3 khe mở rộng pci thôi.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Nhìn sơ quà thì main có lượng phase nguồn tương đối ổn, phần phase cho CPU làm quả tản nhiệt to tổ bố mà tôi chắc chắn đó là ấn tượng đầu tiên của hầu hết các bác khi nhìn thấy em này.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

B360M BAZOOKA thiết kế theo tone mầu đen là chủ yếu, mạch đen, tụ đen, tản nhiệt đen, khe cắm đen. Xen một ít trắng từ khe cắm ram, khe pci-e và cổng i/o.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Nói chung Bazooka phù hợp build máy theo nhiều tông mầu, bởi vì nó gần như trung tính, dễ kết hợp, người ta nói là dễ tính như kave ấy.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Nước mạch rẩt sạch sẽ, hầu như không thấy chi tiết thừa hay cắt giảm nào gây xấu tới hình thức.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Cổng cắm chú này hầu như là cơ bản, có mỗi cái vụ có USB 3.1 type A + C chắc là hơn người đời một chút. Ngoài ra với anh em hoài cổ thì cổng PS/2 chính là thứ gia vị kích thích không thể thiếu, vì hầu hết main đời mới giờ đều bỏ, riêng thằng MSI này rất chịu khó giữ lại.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 4

4. MSI B360M BAZOOKA: Chi tiết khu vực socket CPU

Không hiểu ý tưởng từ đâu, năm nay chơi hẳn tản nhiệt 2 tầng nhìn sướng mắt vật vã, dủ chả cần mầu sắc lòe loẹt gì nhưng cứ to là sướng đã.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Khi vực này có 7 phase cấp điện vào CPU, sử dụng đầu cấp nguồn 8pin cùng con cuộn cảm Titan bảo vệ nguồn đầu vào. Trong đó 5 phase chắc là phase nóng cấp cho core và imc trang bị tản nhiệt cực bự, còn lại 2 phase chắc là cho VGA tích hợp được thiết kế hóng gió trời luôn.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Tản nhiệt là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không không quan trọng :v

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Main tầm này thường chỉ dùng chốt nhựa để giữ tản nhiệt theo phong cách hờ hững. Với B360M Bazooka thì hãng dùng ốc vít rất chặt để đảm bảo nhiệt truyền từ mosfet lên trên nhanh nhất.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

IC điều khiển điện là Richtek RT3607BC, lũ phase cho Core khá khiếp khi chơi gấp đôi số mosfet, tức là 1 phase dùng 4 moset để chia tải và tiếp xúc tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nói chung là B360 không ép xung nên với lượng phase nguồn và tản nhiệt như này thì cứ lắp tẹt các loại cpu coffeelake đi, kệ nó là i3 hay i7, lắp luôn dòng K lấy xung boost cao cũng được, mát rượi ấy mà.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 5

5. MSI B360M BAZOOKA: Khu vực khe ram.

Trang bị 4 khe ram sole đen trắng là truyền thống của Bazooka, theo khuyến cáo của MSI để đạt hiệu năng tốt nhất thì nên cắm 2 khe đen trước. Ngoài cái DDR4 BOOST thì MSI in thêm công nghệ CORE BOOST vào nữa cho hoành tráng, ko biết tác dụng là gì :3

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Quan trọng nhất là chỗ này thôi, EZ Debug Led là thứ không thể thiếu trên main MSI hiện nay, giúp báo lỗi các thành phần khi khởi động. Quá trình như sau: - Main check từng phần là cpu, ram, vga, ổ cài OS. - Check tới đâu sáng tới đó, nếu sáng nguyên 1 chỗ không đổi, máy không lên thì phần đó có vấn đề.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 6

6. MSI B360M BAZOOKA: Khu vực chipset.

Ngược với Phase nguồn thì chỗ chipset tại chơi tản nhiệt bé tẹo, to ra chút nữa thì nhìn nó cân hơn. Nhưng mà dù sao lúc lắp vga cũng chả thấy gì hết, chỉ còn thấy cái tản nhiệt phase nên đẹp ở đó là đủ roài. Với cả chipset intel giờ có điều khiển gì mấy đâu, điều khiển có mấy cổng sata với usb nên muốn nóng cũng chả nóng nổi.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Bios Winbond 128Mbit cùng chân cắm SPI ngay cạnh, có thể cắm dây thiết bị nạp bios trực tiếp vào ko cần nhấc bios ra hay thay con khác làm gì.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Điểm bựa nhất tren bo mạch này chính là lũ cổng Sata, có 6 cổng thì chia ra 3 kiểu cắm tại 3 chỗ khác nhau. Nhìn nó không đồng bộ và lôm côm với người dùng nhiều ổ dữ liệu. Nhưng cũng sẽ rất tiện với người dùng dưới 2 ổ, như đa số anh em lắp máy hiện nay sẽ lắp 1 SSD và 1 HDD và tùy vào thiết kế vỏ case cho đi dây kiểu gì thì thì main này cân tất các kiểu đi dây đó.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

  • 7

7. MSI B360M BAZOOKA: khu vực khe cắm mở rộng.

Bazooka vẫn không hỗ trợ Crossfire 2 card đồ họa AMD, SLI thì càng không ( ai quan tâm nữa, giờ người ta lắp 6-8 card 1 máy cơ), cũng không hỗ trợ giao tiếp PCI truyền thống nữa. Ở đây chỉ có 1 khe PCI-E X16 3.0, 2 khe PCI-E x1 mở rộng có thể dùng lắp Sound card / Lan card và cuối cùng nằm sát dưới main là khe cắm M2 có hỗ trợ tất cả loại M2 NVME đắt tiền, M2 PCI-e, M2 Sata hay Intel Optan rẻ tiền.

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

So sánh b360m mortar và bazooka năm 2024

Khi vực card âm thanh như thường lệ được tách biệt riêng và sử dụng tụ Audio chuyên dụng. Lắp máy lên thì có đường led sáng nhìn cũng có chút lung linh, nhiều main tầm này có làm đường tách riêng nhưng không được trang bị led.