Số hiệu văn bản là gì

Số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật: Số, ký hiệu của văn bản gồm: số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.

SỐ KÝ HIỆU CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Kiến thức của bạn:

     Số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2013

Nội dung tư vấn số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

1. Nguyên tắc ghi số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

– Số, ký hiệu của văn bản gồm: số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.

– Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập, gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó; bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số.

– Ký hiệu của văn bản gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.

     Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản phải được quy định cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng quy định.

Số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

2. Số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được trình bày như thế nào?

     Về nguyên tắc số ký hiệu của từng loại văn bản sẽ được sắp xếp khác nhau. Khoản 3 điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rất rõ về cách sắp xếp số, ký hiệu của vản bản, theo đó:

  • Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
  • Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
  • Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản – tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.

     Số, ký hiệu của các văn bản được sắp xếp theo thứ tự như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản, thứ tự sắp xếp này được viết liền nhau, không cách chữ;

      Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

     Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước;

     Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng;

     Giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

     Để được tư vấn chi tiết về số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7: 1900 6178  hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: .

    Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Trân trọng /./.    

Hướng dẫn trình bày số, ký hiệu của văn bản trong văn bản hành chính

Theo quy định tại Phụ lục I Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc trình bày số, ký hiệu như sau:


I. Trình bày số của văn bản

- Số của văn bản là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm; được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập.

Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức được ghi là “cơ quan ban hành văn bản” và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.

- Số của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước.

II. Ký hiệu của văn bản

- Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Đối với công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.

- Ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

Nguồn: ngân hàng pháp luật

Có thể bạn quan tâm:

  • Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như nào?
  • Số hóa tài liệu là gì?
  • Văn phòng điện tử trong thời đại công nghệ số
  • Quy trình quản lý văn bản trong doanh nghiệp
  • Quy định đóng dấu, ký tên văn bản mới nhất
  • Hướng dẫn trình bày văn bản hành chính "đúng chuẩn" nghị định 30/2020/NĐ-CP

Chủ đề