Sơ đồ tư duy hóa học 11 chương 1

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10, 11, 12 ghi nhớ nhanh và lâu các kiến thức lý thuyết Hóa học 10, Hóa học 11, Hóa học 12 , chúng tôi đã biên soạn toàn bộ chương trình lý thuyết môn Hóa thành những tài liệu hệ thống và đầy đủ nhất. Với những tài liệu này, việc ôn tập lý thuyết môn Hóa học 10, Hóa học 11, Hóa học 12 sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn đối với các em. Các em không còn phải đối mặt với những nguyên tắc, định luật dài dòng mà sẽ nắm được những nội dung trọng tâm của chương trình học, từ đó các em sẽ vận dụng tốt kiến thức lý thuyết để giải các dạng bài tập. Chúng tôi sẽ giúp các em hệ thống lại chương trình lý thuyết Hóa học vô cơ và hữu cơ lớp 10, 11, 12 để các em nắm vững các kiến thức cơ bản, tự tin bước vào các kỳ thi và kiểm tra sắp tới. Chúc các em ngày càng học tốt môn Hóa.

LINK DOWNLOAD: //123link.pro/Wo4KiX

TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN LI

1. Chất điện li

– Chất điện li: là những chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch có tính dẫn điện.

– Chất điện li gồm có:

+ Axit: là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.

+ Bazo: là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH–.

+ Muối: là hợp chất, khi tan trong nước điện li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit.

2. Độ điện li là gì?

Trong quá trình tìm hiểu chất điện mạnh là gì, chất điện li yếu là gì, trước hết ta cần tìm hiểu độ điện li là gì.

– Độ điện li α (alpha) của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)

– Độ điện li của các chất điện li khác nhau nằm trong khoảng 0<α≤1. Đối với các chất không điện li, α=0.

– Độ điện li được thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm.

– Độ điện li phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.

3. Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là chất điện li.

4. Điều kiện tồn tại dung dịch

– Dung dịch các chất điên li chỉ tồn tại được nếu thoả mãn đồng thời cả 2 điều kiện:

– Có sự trung hoà về điện (tổng số mol điện tích âm = tổng số mol điện tích dương).

Số molđiện tích = số molion.điên tíchion

– Các ion trong dung dịch không có phản ứng với nhau.

Các ion trong dung dịch thường kết hợp với nhau theo hướng: tạo kết tủa, tạo chất khí, tạo chất điện li yếu (các ion có tính khử có thể phản ứng với các ion có tính oxi hoá theo kiểu phản ứng oxi hoá – khử).

5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

– Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

– Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

6. Kiến thức về chất điện li mạnh

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Chất điện li mạnh có α=1

Chất điện li mạnh bao gồm: các axit mạnh HCl,HNO3,H2SO4…, các bazơ mạnh như NaOH,KOH,Ba(OH)2,Ca(OH)2… và hầu hết các muối.

Phương trình điện li của chất điện li mạnh: dùng dấu mũi tên 1 chiều chỉ chiều của quá trình điện li

H2SO4→2H++S

7. Các chất điện li mạnh thường gặp

Xét phản ứng

KNO3→K++NO3−

HBr→H++Br−

Đối với các chất điện li mạnh, khi tham gia phản ứng, bản chất của phản ứng trao đổi hay phản ứng thế sẽ là sự tạo thành các sản phẩm từ các ion điện li được.

Chủ đề