Sinh tử chi giao nghĩa là gì

Cùng xem tên Chi Giao có ý nghĩa gì trong bài viết này nhé. Những chữ nào có trong từ Hán Việt sẽ được giải nghĩa bổ sung thêm theo ý Hán Việt. Hiện nay, có 0 người thích tên này..

thích tên này không thích tên này

Tên Chi Giao về cơ bản chưa có ý nghĩa nào hay nhất. Bạn có thể đóng góp ý nghĩa vào đây cho mọi người tham khảo được không?

Từ Điển Số

Tên Chi Giao trong tiếng Trung và tiếng Hàn


Tên Chi Giao trong tiếng Việt có 8 chữ cái. Vậy, trong tiếng Trung và tiếng Hàn thì tên Chi Giao được viết dài hay ngắn nhỉ? Cùng xem diễn giải sau đây nhé:

- Chữ CHI trong tiếng Trung là 芝(Zhī ).
- Chữ GIAO trong tiếng Trung là 交(Jiāo ).

- Chữ GIAO trong tiếng Hàn là 요(Yo).

Tên Chi Giao trong tiếng Trung viết là: 芝交 (Zhī Jiāo).
Tên Chi Giao trong tiếng Hàn viết là: 요 (Yo).

Bạn có bình luận gì về tên này không?

Đặt tên con mệnh Kim năm 2022


Hôm nay ngày 17/12/2022 nhằm ngày 24/11/2022 (năm Nhâm Dần). Năm Nhâm Dần là năm con Hổ do đó nếu bạn muốn đặt tên con gái mệnh Kim hoặc đặt tên con trai mệnh Kim theo phong thủy thì có thể tham khảo thông tin sau:

Khi đặt tên cho người tuổi Dần, bạn nên dùng các chữ thuộc bộ chữ Vương, Quân, Đại làm gốc, mang hàm ý về sự oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm.

Những tên gọi thuộc bộ này như: Vương, Quân, Ngọc, Linh, Trân, Châu, Cầm, Đoan, Chương, Ái, Đại, Thiên… sẽ giúp bạn thể hiện hàm ý, mong ước đó. Điều cần chú ý khi đặt tên cho nữ giới tuổi này là tránh dùng chữ Vương, bởi nó thường hàm nghĩa gánh vác, lo toan, không tốt cho nữ.

Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp, nên dùng các chữ thuộc bộ Mã, Khuyển làm gốc sẽ khiến chúng tạo ra mối liên hệ tương trợ nhau tốt hơn. Những chữ như: Phùng, Tuấn, Nam, Nhiên, Vi, Kiệt, Hiến, Uy, Thành, Thịnh… rất được ưa dùng để đặt tên cho những người thuộc tuổi Dần.

Các chữ thuộc bộ Mão, Đông như: Đông, Liễu… sẽ mang lại nhiều may mắn và quý nhân phù trợ cho người tuổi Dần mang tên đó.

Tuổi Dần thuộc mệnh Mộc, theo ngũ hành thì Thủy sinh Mộc. Vì vậy, nếu dùng các chữ thuộc bộ Thủy, Băng làm gốc như: Băng, Thủy, Thái, Tuyền, Tuấn, Lâm, Dũng, Triều… cũng sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho con bạn.

Hổ là động vật ăn thịt, rất mạnh mẽ. Dùng các chữ thuộc bộ Nhục, Nguyệt, Tâm như: Nguyệt, Hữu, Thanh, Bằng, Tâm, Chí, Trung, Hằng, Huệ, Tình, Tuệ… để làm gốc là biểu thị mong ước người đó sẽ có một cuộc sống no đủ và tâm hồn phong phú.

Đông phương ngày xưa, tình bạn cũng như tình yêu, suốt đời tha thiết, thâm trầm, lắng đọng vào bên trong, không sôi nổi, bồng bột ra ngoài. « Quân tử chi giao đạm nhược thủy » (sự giao thiệp giữa người quân tử với nhau lạt như nước lã), còn  “Tiểu Nhân Chi Giao Cam Như Di” (sự giao thiệp giữa kẻ tiểu nhân với nhau ngọt như đường = mạch nha). Ngày xưa, có khi hai người bạn (hay hai tình nhân) gặp nhau, chỉ ngồi hằng giờ không nói năng gì. Họ đã  “đối diện đàm tâm” (對面談心) mà tâm tình lại thông cảm sâu sắc với nhau, đượm đà tha thiết hơn bao nhiêu lời môi miếng dông dài.

Trong thơ văn xưa, người ta thường nhắc đến bài Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, bạn đồng khoa và đồng liêu:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngùi ngùi lòng ta:
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước nhẫn sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.
Cũng có lúc cùng nơi dặm khách,
Tiếng suối reo lóc lách lưng đèo,
Có khi từng gác cheo leo,
Khúc vui con hát, lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương măm máp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần (12) trước sau!

Nguyễn Khuyến nhắc lại gần đây đã gặp lại Dương Khuê :

Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

Thế mà nay, Nguyễn Khuyến nhiều tuổi hơn còn sống, bạn ông ít tuổi hơn lại sớm qua đời:

Mà sao bác vội về ngay,
Chợt nghe tôi những chân tay rụng rời.

Cho nên, ông buồn, ông nhớ, ông chán. Bạn mất đi, là mất theo cái vui của cuộc đời ông:

Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo chẳng viết,
Viết cho ai, ai biết mà đưa?

*

Tưởng có thể tìm thấy một tình bạn đặc thù Việt Nam trong mấy vần thơ của Nguyễn Khuyến vừa dẫn ra trên đây.

Nguyễn Khuyến là một thi sĩ đã đi tiền phong tiêu biểu cho loại thơ thăng hoa tình bạn, giọng thơ chân thành, tứ thơ chan chứa cảm tình thoát ra khỏi mọi khuôn sáo ước lệ và nếp suy tư quá duy lý của thời đại Nho giáo lúc bấy giờ. Tình bạn đặc thù Việt Nam ngày xưa nầy tuy mặn nồng mà có vẻ như lạnh nhạt, « quân tử chi giao đạm nhược thủy », sự giao thiệp giữa những người bạn (trong hàng quân tử) là như nước lã, không vồn vã, màu mè như kẻ tiểu nhân. Các cụ gặp nhau, có khi chỉ « đối diện đàm tâm » hằng giờ ngồi nhìn nhau, không nói lấy một câu! Và giữa vợ chồng ngày xưa cũng thường như thế. Khi cụ Phan Bội Châu bị bắt, giải về nước, cụ Bà đến thăm một lần ở thành Nghệ-an, hai bên im lặng nhìn nhau suốt hơn nửa tiếng đồng hồ, rồi cụ Bà chỉ buông một câu: « Vợ chồng ly biệt hơn hai mươi năm, nay được một lần gặp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi ... Từ nay, thầy làm gì, tùy ý thầy, đừng bận bịu vì vợ con! »

Các cụ thời xưa có cái thú bầu bạn thông cảm tâm tình với nhau trong im lặng, một im lặng hùng hồn hơn muôn vàn lời trao gửi vồn vã, quấn quít nhau. Chính Nguyễn Khuyến cũng đã giải bày cảnh tiếp khách « suông tình » ấy qua hai câu kết bài thơ Đường như sau:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Trước thềm đệ tam thiên kỷ, khi nhắc lại tình bạn xa xưa trong dĩ vãng, trầm lặng, không vồn vập sôi nổi, mà lắng kết vào trong, thông cảm khoan thứ, cầu mong điều lành cho nhau, sẵn sàng cứu giúp dù phải phá chấp, hy sinh, chúng ta không ra ngoài mục đích hài hòa những mối tương giao tình tự ấy cho thích ứng với nếp sống hiện đại, - một nếp sống vì quá xô bồ, hối hả, căng thẳng theo vận tốc cơ giới, nên đã thấy manh nha một khuynh hướng phản ứng đòi con người phải được quyền có những phút giây im lặng, trầm tĩnh trong cuộc sống hằng ngày, - những giây phút có tính chất như cái mà ta gọi là « thiền định », - để tình tự lắng vào bên trong, để có dịp bắt gặp lại hồn mình, và nhất là để giúp ta thông cảm với tâm linh của người tri kỷ, tri âm một cách thấm thía, sâu sắc hơn.

Một nhu cầu thoát ly, dù hiếm hoi hay chỉ trong chốc lát, để được sống thực sự với bạn bè và với chính mình.

Thiên Vương:
Trích dẫn từ: nhuocthuy trong Tháng Một 20, 2009, 01:38:52 PM

*Thân tặng huynh đệ HTT và GĐPT Chân Tâm làm món quà Xuân Kỷ Sửu-2009
NT
----------------------------

GIAO TÌNH CỦA NGƯỜI XƯA

***
Sách Nho có câu:-

君子之交淡若水
小人之交甘如飴

“Quân Tử Chi Giao Đạm Nhược Thủy
Tiểu Nhân Chi Giao Cam Như Di”

Đông phương ngày xưa, tình bạn cũng như tình yêu, suốt đời tha thiết, thâm trầm, lắng đọng vào bên trong, không sôi nổi, bồng bột ra ngoài. « Quân tử chi giao đạm nhược thủy » (sự giao thiệp giữa người quân tử với nhau lạt như nước lã), còn  “Tiểu Nhân Chi Giao Cam Như Di” (sự giao thiệp giữa kẻ tiểu nhân với nhau ngọt như đường = mạch nha). Ngày xưa, có khi hai người bạn (hay hai tình nhân) gặp nhau, chỉ ngồi hằng giờ không nói năng gì. Họ đã  “đối diện đàm tâm” (對面談心) mà tâm tình lại thông cảm sâu sắc với nhau, đượm đà tha thiết hơn bao nhiêu lời môi miếng dông dài.

Một nhu cầu thoát ly, dù hiếm hoi hay chỉ trong chốc lát, để được sống thực sự với bạn bè và với chính mình.

Nhân bài viết này của Thầy NT, TV cũng có 1 bài tương tự xin gởi cho Thầy và các bạn cùng xem nhé!

Không biết Thầy NT và các bạn có để ý rằng trong 500 câu Ngạn Ngữ Anh Trung, cũng có câu "Quân Tử Chi Giao Đạm Nhược Thủy" này hay không?  Câu đó nguyên văn Tiếng Anh là: " A hedge between keeps friendship green."

Đã được bạn F&O dịch như vầy:

A hedge between keeps friendship green:

Giữ một phần khoảng cách là giữ cho mối quan hệ tốt đẹp hơn/ Nên biết tôn trọng khoảng trời riêng của nhau.

君子之交淡如水。

Khi trước, bạn Mèo có dịch câu này như vầy:

A hedge between keeps friendship green. 君子之交淡如水。

Anh: “Hàng rào giữ cho tình bạn xanh tươi”
Trung: ”Người khôn giao du nhạt như nước” (quân tử chi giao đạm như thủy)

Việt tương tự: “Yêu nhau rào giậu cho kín”
Ý nói mọi quan hệ dù thân đến đâu cũng cần có giới hạn thì mới lâu bền được.

Có bạn lên tiếng phản đối như vầy:

君子之交淡如水 Câu này Ms Mèo hình như hiểu chưa chuẩn lắm đâu. Nghĩa của nó có nghĩa là: Người quân tử giao du với nhau trong như nước, không vẩn đục tư lợi. Thực ra câu này, mình nhất thời vẫn chưa biết nên dùng câu gì trong tiếng Việt để dịch nghe cho same same. Còn cái câu yêu nhâu rào giậu cho kín đó rất hay, nhưng không chuẩn đâu.

Và vì vậy mà TV đã viết bài này...

 Thường khi TV hay đính chính dùm bạn Mèo, lần này TV không những đính chính mà còn ...biện luận dùm bạn đây!

Thật ra thì câu này bạn Mèo dịch không sai. Hiểu như bạn HaiDuong cũng không trật. Chỉ có điều câu và sự hiểu của hai bạn không hợp với nhau mà thôi. Nói cách khác cách hiểu của bạn HaiDuong không phải là dùng cho câu này. Và bạn Mèo đã dịch ...rất đúng. Tuy nhiên, nếu giữ nguyên chữ quân tử thì chính xác hơn. Vì quân tử thì gần như ai cũng hiểu, nhưng dịch ra thì lại bao hàm nhiều nghĩa, nên dịch không hết được trong một hai từ.

Có câu: Khôn chết, dại chết, biết ...sống! Do vậy, nếu dịch quân tử là người khôn, e chắc không còn ai nữa, phải không bạn?

TV có vài câu thơ "hùng biện" dùm bạn Mèo như sau:

酒 食 兄 第 千 个 有
急 难 之 时 一 个 无
不 结 子 花 休 要 种
无 义 之 朋 切 莫 交
君 子 之 交 淡 若 水
小 人 之 交 甜 如 蜜(Minh Tâm Bảo Giám)

Âm Hán Việt:

Tửu thực huynh đệ thiên cá hữu
Cấp nạn chi thì nhất cá vô.
Bất kết tử hoa hưu yếu chủng
Vô nghĩa chi bằng thiết mạc giao.
Quân tử chi giao đạm nhược thuỷ
Tiểu nhân chi giao điềm như mật.

Bạn bè ăn nhậu, nhiều vô khối
Nạn gấp cần nhau, chẳng thấy hình.
Cây chẳng quả, hoa, trồng phí sức
Bạn bè bất nghĩa, chớ kết minh.
Quân tử giao du, tình đạm bạc
Tiểu nhân giao hảo, ngọt thất kinh.

Trong hai câu cuối, ta thấy người ta dùng chữ Đạm đối với chữ Điềm. Mà Điềm Như Mật là ngọt như mật, thì Đạm Nhược Thủy phải là ...nhạt như nước, như bạn Mèo dịch mới chính xác, phải không nào?

Trở lại vấn đề, như thường lệ TV vẫn đính chính và bổ khuyết dùm bạn Mèo, cho thấy thành ý của bạn không bị lãng quên, và tất cả chúng ta đều có được sự lợi ích khi xem những câu này.

Phần tiếng Anh, bạn dịch như vậy cũng không sai, nhưng nếu sửa chữ giữ thành chữ giúp thì sẽ thêm phần chính xác.

Vì ý nghĩa của câu là như vầy. Bên Âu, Mỹ, người ta thường trồng cây làm hàng rào. Và vào mỗi cuối tuần, họ thường ra sân cắt, tỉa cây lá, chăm sóc vườn tược của mình cho khang trang, sạch sẽ. Và nhờ có cái hàng rào cây mà 2 người láng giềng nhà cạnh nhau mới có dịp gặp nhau, chào hỏi và làm quen (Vì khi cùng cắt tỉa hàng rào cây, họ sẽ đối diện với nhau. Và bình thường thì dù ở sát nhà nhau, nhưng việc ai nấy làm, nhà lúc nào cũng cửa đóng, then cài, không ai qua lại với ai cả.)

Nói tới điều này lại nghĩ đến Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính...

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
...
Nhưng thay vì ....A hedge between keeps friendship green, thì Nguyễn Bính lại cho rằng ...

Giá không có giậu mồng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

để rồi tiếc nuối ...

Bên hiên đã vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng ...

Thật là tiếc thay cho người hữu tình nhưng không biết tận dụng Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa mà mình vô tình có được. Thôi thì cũng nhờ vậy mà con gái người ta còn đi lấy chồng, nếu không chắc cô nào cũng sẽ ...chết mê với mấy tay thi nhân thời này rồi!

Thôi để TV sửa lại mấy câu trên, không lại lạc đề mất!

A hedge between keeps friendship green. 君子之交淡如水。 [/size=4][/green]
Anh: “Hàng rào (cây) giúp cho tình bạn xanh tươi”
Trung: ”Quân tử giao du nhạt như nước” (quân tử chi giao đạm như thủy)

Về phần tiếng Trung thì người ta dùng câu sẵn có để ...lắp vào nên không chính xác lắm. Tuy nhiên, ý nghĩa thì cũng không khác mấy.

Người quân tử qua lại với nhau tuy sơ mà thân, tuy khinh mà trọng. Tuy lạt như nước nhưng vẫn dịu lòng người đang khát. Chỉ trọng thanh bần, cho hồn phách được thanh cao.

Không như hạng tiểu nhân thường ngọt ngào cửa miệng, khi có chuyện cần thì chẳng thấy bóng hình. Dùng mật ngọt để giao tình, khi mật hết thì tình cũng hết.

Bần cư trung thị vô nhân đáo
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm.

Nghèo dù giữa chợ không ai đến
Giàu tại rừng sâu có khách tìm.

Đó là quan điểm của người học sách Khổng, Mạnh. Riêng TV thì theo quan điểm của Phật giáo, quân tử, tiểu nhân gì cũng muốn kết giao cả. Vì nhân chi sơ, tánh bổn thiện mà! Đâu có ai muốn mình là kẻ tiểu nhân chứ! Chẳng qua số mạng họ phải vậy thì phải xử vậy mà thôi! Bậc quân tử coi như đã hiểu đạo, không cần độ vẫn an. Kẻ tiểu nhân mới hay làm việc quấy, ta không giúp thì sao gọi là biết được, phải không bạn?

...Thân ái,
Thiên Vương

http://www.youtube.com/v/dJwmS4l4kjY&autoplay=1

470525:
Trích dẫn từ: nhuocthuy trong Tháng Một 20, 2009, 01:38:52 PM

*Thân tặng huynh đệ HTT và GĐPT Chân Tâm làm món quà Xuân Kỷ Sửu-2009
NT
----------------------------

GIAO TÌNH CỦA NGƯỜI XƯA

***
Sách Nho có câu:-

君子之交淡若水
小人之交甘如飴

“Quân Tử Chi Giao Đạm Nhược Thủy
Tiểu Nhân Chi Giao Cam Như Di”

Đông phương ngày xưa, tình bạn cũng như tình yêu, suốt đời tha thiết, thâm trầm, lắng đọng vào bên trong, không sôi nổi, bồng bột ra ngoài. « Quân tử chi giao đạm nhược thủy » (sự giao thiệp giữa người quân tử với nhau lạt như nước lã), còn  “Tiểu Nhân Chi Giao Cam Như Di” (sự giao thiệp giữa kẻ tiểu nhân với nhau ngọt như đường = mạch nha). Ngày xưa, có khi hai người bạn (hay hai tình nhân) gặp nhau, chỉ ngồi hằng giờ không nói năng gì. Họ đã  “đối diện đàm tâm” (對面談心) mà tâm tình lại thông cảm sâu sắc với nhau, đượm đà tha thiết hơn bao nhiêu lời môi miếng dông dài.

Trong thơ văn xưa, người ta thường nhắc đến bài Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, bạn đồng khoa và đồng liêu:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngùi ngùi lòng ta:
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước nhẫn sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.
Cũng có lúc cùng nơi dặm khách,
Tiếng suối reo lóc lách lưng đèo,
Có khi từng gác cheo leo,
Khúc vui con hát, lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương măm máp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần (12) trước sau!

Nguyễn Khuyến nhắc lại gần đây đã gặp lại Dương Khuê :

Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

Thế mà nay, Nguyễn Khuyến nhiều tuổi hơn còn sống, bạn ông ít tuổi hơn lại sớm qua đời:

Mà sao bác vội về ngay,
Chợt nghe tôi những chân tay rụng rời.

Cho nên, ông buồn, ông nhớ, ông chán. Bạn mất đi, là mất theo cái vui của cuộc đời ông:

Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo chẳng viết,
Viết cho ai, ai biết mà đưa?

*

Tưởng có thể tìm thấy một tình bạn đặc thù Việt Nam trong mấy vần thơ của Nguyễn Khuyến vừa dẫn ra trên đây.

Nguyễn Khuyến là một thi sĩ đã đi tiền phong tiêu biểu cho loại thơ thăng hoa tình bạn, giọng thơ chân thành, tứ thơ chan chứa cảm tình thoát ra khỏi mọi khuôn sáo ước lệ và nếp suy tư quá duy lý của thời đại Nho giáo lúc bấy giờ. Tình bạn đặc thù Việt Nam ngày xưa nầy tuy mặn nồng mà có vẻ như lạnh nhạt, « quân tử chi giao đạm nhược thủy », sự giao thiệp giữa những người bạn (trong hàng quân tử) là như nước lã, không vồn vã, màu mè như kẻ tiểu nhân. Các cụ gặp nhau, có khi chỉ « đối diện đàm tâm » hằng giờ ngồi nhìn nhau, không nói lấy một câu! Và giữa vợ chồng ngày xưa cũng thường như thế. Khi cụ Phan Bội Châu bị bắt, giải về nước, cụ Bà đến thăm một lần ở thành Nghệ-an, hai bên im lặng nhìn nhau suốt hơn nửa tiếng đồng hồ, rồi cụ Bà chỉ buông một câu: « Vợ chồng ly biệt hơn hai mươi năm, nay được một lần gặp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi ... Từ nay, thầy làm gì, tùy ý thầy, đừng bận bịu vì vợ con! »

Các cụ thời xưa có cái thú bầu bạn thông cảm tâm tình với nhau trong im lặng, một im lặng hùng hồn hơn muôn vàn lời trao gửi vồn vã, quấn quít nhau. Chính Nguyễn Khuyến cũng đã giải bày cảnh tiếp khách « suông tình » ấy qua hai câu kết bài thơ Đường như sau:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Trước thềm đệ tam thiên kỷ, khi nhắc lại tình bạn xa xưa trong dĩ vãng, trầm lặng, không vồn vập sôi nổi, mà lắng kết vào trong, thông cảm khoan thứ, cầu mong điều lành cho nhau, sẵn sàng cứu giúp dù phải phá chấp, hy sinh, chúng ta không ra ngoài mục đích hài hòa những mối tương giao tình tự ấy cho thích ứng với nếp sống hiện đại, - một nếp sống vì quá xô bồ, hối hả, căng thẳng theo vận tốc cơ giới, nên đã thấy manh nha một khuynh hướng phản ứng đòi con người phải được quyền có những phút giây im lặng, trầm tĩnh trong cuộc sống hằng ngày, - những giây phút có tính chất như cái mà ta gọi là « thiền định », - để tình tự lắng vào bên trong, để có dịp bắt gặp lại hồn mình, và nhất là để giúp ta thông cảm với tâm linh của người tri kỷ, tri âm một cách thấm thía, sâu sắc hơn.

Một nhu cầu thoát ly, dù hiếm hoi hay chỉ trong chốc lát, để được sống thực sự với bạn bè và với chính mình.

Đúng như Bác nói hay quá, giao lưu của người quân tử giúp nhau nhẹ tưa lông hồng, giao lưư của kẻ hạ lưu cần giúp họ nói như mật đường vậy