Sinh học lớp 10 bài 3

Sinh học lớp 10 bài 3

A. Lý thuyết

1. Các nguyên tố hóa học

  • Trong khoảng vài chục nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.
  • Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào chia thành 2 nhóm: nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng. 

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

a. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

  • Cấu tạo: phân tử nước gồm 1 nguyên tử O kết hợp với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị.
  • Nước có tính phân cực 

b. Vai trò của nước đối với tế bào

  • Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
  • Là dung môi hòa tan 
  • là môi trường cho các phản ứng sinh hóa

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?

=> Xem hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

Trắc nghiệm sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Sinh học lớp 10 bài 3

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.

- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.

- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.

- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước.

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.

- Phân biệt được cấu trúc, chức năng các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật

- Liệt kê được tên các loại lipit trong cơ thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của các loại lipit.

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, Cấu trúc bậc 2, Cấu trúc bậc 3, Cấu trúc bậc 4.

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 3 ngắn gọn

I. Các nguyên tố hoá học:

- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống

- Các nguyên tố C,H,O,N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống

- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ

* Nguyên tố đa lượng:

- Các nguyên tố có tỷ lệ > 0,01%

- Tham gia cấu tạo các đại phân tử như prôtêin, axit nucleic,…

VD: C, H, O, N, S, P, K…

* Các nguyên tố vi lượng:

- Các nguyên tố có tỷ lệ < 0,01%

VD: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr…

* Vai trò:

- Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào.

- Thành phần cơ bản của enzim, vitamin…

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:

1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước:

- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện( do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.

2. Vai trò của nước đối với tế bào:

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.

- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất

Câu hỏi trang 17 Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất: 

Quan sát hình 3.2 và cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh?

Trả lời:

- Khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá, nước trong tế bào sẽ bị đông cứng, làm thể tích nước tăng lên làm vỡ tế bào.

- Như vậy các tế bào sẽ bị chết.

Bài 1 trang 18 Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất:

Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người

Trả lời:

- Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,01% khối lượng cơ thể sống và cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Các nguyên tố như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I... chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng.

- Ví dụ, Fe là thành phần quan trọng của hêmôglôbin trong hồng cầu hoặc mạch cầu dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bướu cổ.

Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ một nguyên tử trong sô 16 triệu nguyên tử H, nhưng nêu cây trồng thiếu nó sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết.

Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.

Bài 2 trang 18 Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất:

Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?

Trả lời:

- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bàng các liên kết cộng hoá trị. Các phân tử trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết.

- Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.

- Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.

Bài 3 trang 18 Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất:

Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.

Trả lời:

- Cấu trúc hoá học của nước: phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).

- Vai trò của nước trong tế bào: Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 3 hay nhất

Câu 1: Nêu cấu trúc của nước và vai trò đối với cơ thể:

Trả lời:

* Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước:

a) Cấu trúc :

  - 1 nguyên tử O kết hợp với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hoá trị.

  - Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong liên kết bị kéo lệch về phía O.

b) Đặc tính:

  Phân tử nước có tính phân cực:

   + Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

   + Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

*  Vai trò của nước đối với cơ thể:

   - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.

  - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá.

  - Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống

- Tham gia điều hoà, giữ ổn định nhiệt của tế bào, cơ thể và môi trường…

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là những nguyên tố chính (chiếm 96,3%) cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là các nguyên tố khác?

Câu 2. Tại sao có những nguyên tố cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu nó thì một số chức năng sinh lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Câu 3. Hậu quả gì sẽ xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh? Tại sao?

Câu 4. Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà không nên chỉ ăn một món cho dù là rất bổ?

Câu 5. Tại sao việc phơi hoặc sấy khô sẽ giúp bảo quản được thực phẩm tốt hơn?

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 3 tuyển chọn

 Câu 1: Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ là vì: 

A. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào

B. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzim

C. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể

D. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể

Chọn đáp án: B

Câu 2: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây? 

A. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác

B. Có hàm lượng chiếm dưới 10−5 khối lượng khô của cơ thể

C. Có hàm lượng chiếm dưới 10−3 khối lượng khô của cơ thể

D. Có hàm lượng chiếm dưới 10−4 khối lượng khô của cơ thể

Chọn đáp án: D

Câu 3: Cho các ý sau:

1. Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

2. Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

3. Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

4. Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

5. Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A. 2    

B. 3    

C. 4    

D. 5

Chọn đáp án: C

Câu 4: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Chọn đáp án: B

Câu 5: Trong các vai trò sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào? 

1. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất

2. Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh

3. Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh

4. Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào

Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3, 5

C. 1, 3, 4, 5

D. 2, 3, 4, 5

Chọn đáp án: A

Câu 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là

A. Liên kết cộng hóa trị   

B. liên kết hidro

C. liên kết ion   

D. liên kết photphodieste

Chọn đáp án: A

Câu 7: Khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong ngăn đá. Nguyên nhân là vì: 

A. Trên các lá rau có vi sinh vật nên nếu để trong ngăn đá thì rau sẽ làm hỏng tủ lạnh

B. Ngăn đá có nhiệt độ thấp nên các chất  dinh dưỡng ở trong rau dễ bị phân hủy, làm giảm chất lượng rau

C. Để trong ngăn đá sẽ làm cho vi sinh vật có trên bề mặt lá rau phát triển mạnh, làm cho rau nhanh hỏng

D. Ngăn đá có nhiệt độ thấp nên nước trong tế bào đóng băng, làm vỡ tế bào rau

Chọn đáp án: B

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.

B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.

C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.

D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Chọn đáp án: A

Câu 9: Ngoai chức năng bài tiết chất thải thì hiện tượng ra mồ hôi ở cơ thể người và động vật còn có ý nghĩa:

A. giải phóng nhiệt

B. giảm trọng lượng của cơ thể

C. giải phóng nước

D. giải phóng năng lượng ATP

Chọn đáp án: A

Câu 10: Tính phân cực của nước là do

A. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi.

B. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.

C. xu hướng các phân tử nước.

D. khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.

Chọn đáp án: A

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước trong SGK Sinh học 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao