Siêu trường siêu trọng tiếng anh là gì

Với những loại hàng quá khổ thì buộc các đơn vị vận chuyển phải sử dụng các loại xe chuyên dụng. Vậy xe siêu trường siêu trọng là loại xe như thế nào? Xe chở hàng siêu trường, siêu trọng vi phạm quy định sẽ bị phạt ra sao?

1. Xe siêu trường siêu trọng là gì?

Khoản 1 Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT đã giải thích về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Trong đó:

- Hàng siêu trọng là loại hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài (tính cả kích thước phương tiện và hàng hóa xếp trên xe) như sau:

+ Chiều dài > 20 m.

+ Chiều rộng > 2,5 m .

+ Chiều cao (tính từ điểm cao nhất của mặt đường) > 4,2 m; riêng đối với xe chở container là > 4,35 m.

- Hàng siêu trọng là loại hàng không thể tháo rời, có trọng lượng > 32 tấn.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, xe siêu trường siêu trọng là loại xe chuyên dụng dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, không thể tháo rời và có kích thước, trọng lượng lớn.

Các loại xe siêu trường siêu trọng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Moóc sàn, moóc lùn, rơ moóc thủy lực, trailer thủy lực 25 trục, trailer 8 trục, cà nông bẻ lái, mooc tự lái,…

2. Xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông cần điều kiện gì?

Theo Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, ngoài các điều kiện tham gia giao giao thông áp dụng chung cho các loại phương tiện, xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông còn phải đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 11 Thông tư này, bao gồm:

- Phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

- Phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp và tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

- Không được chở hàng hóa quá khối lượng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khối lượng cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Cùng với đó, người điều khiển xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông cũng được yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

3. Mức phạt vi phạm quy định về chờ hàng siêu trường, siêu trọng

Nếu vi phạm các quy định liên quan đến vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Stt

Lỗi vi phạm

Mức phạt

1

Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;

02 - 03 triệu đồng Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

2

Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi nêu ở mục 3, 5, 6, 7.

02 - 03 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

3

Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

08 - 10 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

4

Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

13 - 15 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Tịch thu Giấy phép lưu hành

5

Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

13 - 15 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

6

Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.

13 - 15 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

7

Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.

13 - 15 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Lưu ý: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, nếu vi phạm các lỗi nói trên gây hư hại cầu, đường, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.

Xe siêu trường siêu trọng tiếng Anh là gì?

Trả lời: Hàng siêu trường tiếng Anh là Oversized Cargo, hàng siêu trọng tiếng Anh là Overweight Cargo.

Oversize trọng logistics là gì?

Hàng siêu trường (tiếng Anh: Oversized Cargo) và hàng siêu trọng (tiếng Anh: Overweight Cargo) là những hàng hóa không thể tháo rời trên các phương tiện vận chuyển đường bộ.

Em hãy cho biết khái niệm hàng siêu trường siêu trọng của Luật Giao thông đường bộ là gì?

Theo khoản 1 Điều 76 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về khái niệm hàng siêu trường, siêu trọng như sau: “Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.”

Hàng siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng được quy định trên bao nhiêu tấn?

+ Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét. - Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Chủ đề