Sau phản ứng hóa học xảy ra

17:58:1919/04/2020

Trong thực tế, có nhiều phản ứng hóa học mà các em đã được thấy, ví dụ như đánh que diêm lấy lửa, đốt cháy nhiên liệu, thức ăn bị hôi thiu, hay xem bắn pháo hoa vào các dịp lễ, tết,...

Vậy phản ứng hóa học là gì? khi nào xảy ra phản ứng hóa học, nhận biết như thế nào và diễn biến của phản ứng hóa học ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Phản ứng hóa học là gì?

• Định nghĩa: Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.

- Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).

- Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm

• Phương trình chữ của phản ứng hóa học như sau:

 Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

Lưu ý cách đọc: 

 Dấu "→" đọc là tạo thành (hay sinh ra)

 Dấu "+" phía trước dấu "→" đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với)

 Dấu "+" phía sau dấu "→" đọc là: và

Ví dụ về phản ứng hóa học:

(1) Lưu huỳnh + Sắt → Sắt(II) sunfua

   (Chất tham gia)        (Sản phẩm)

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Sắt tạo thành Sắt(II) sunfua

(2) Canxicacbonat 

 Canxioxit + khí cacbonic

 (Chất tham gia)        (Sản phẩm)   (Sản phẩm)

⇒ Đọc là: Canxicacbonat sinh ra Canxioxit  và khí cacbonic

• Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

II. Diễn biến của phản ứng hóa học

- Sơ đồ tường trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hidro và khí oxi tạo thành nước như sau:

- Hình a) Trước phản ứng; b) Trong quá trình phản ứng; c) Sau phản ứng.

⇒ Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

III. Khi nào xảy ra phản ứng hóa học

Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra:

- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau thì phản ứng xảy ra.

- Tùy vào từng phản ứng cụ thể cần phải đun nóng đến một nhiệt độ nào đó.

- Một số phản ứng cần đến chất xúc tác để cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.

 IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

- Nhận biết phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (màu sắc, trạng thái, tỏa nhiệt, phát sáng,...).

V. Bài tập về phản ứng hóa học

* Bài 1 trang 50 SGK Hóa học 8:

a) Phản ứng hóa học là gì?

b) Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) là sản phẩm?

c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần?

° Lời giải bài 1 trang 50 SGK Hóa học 8:

a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

b) Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng. Chất mới sinh ra là sản phẩm.

c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

* Bài 2 trang 50 SGK Hóa học 8:

a) Vì sao nói được: Khi chất có phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì chất phản ứng là nguyên tử kim loại phản ứng).

b) Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?

c) Theo hình 2.5 trong bài học hãy rút ra câu trả lời: Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không?

° Lời giải bài 2 trang 50 SGK Hóa học 8:

a) Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết từ các chất là phân tử mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác).

b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

c) Hình 2.5 là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước: số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên trước và sau phản ứng. Số nguyên tử H là 4 và số nguyên tử oxi là 2.

* Bài 3 trang 50 SGK Hóa học 8: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra khi cây nến cháy (xem lại bài tập 3, bài 12). Cho biết tên các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng này.

° Lời giải bài 3 trang 50 SGK Hóa học 8:

- Phương trình chữ của phản ứng:

 Parafin + Oxi → Cacbon đioxit + Nước

- Chất phản ứng: parafin và khí oxi

- Sản phẩm: nước và khí cacbon đioxit

* Bài 4 trang 50 SGK Hóa học 8: Ghép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp chọn trong khung:

Trước khi cháy chất parafin ở thể (1) ... còn khi cháy ở thể (2) ... Các (3) ... parafin phản ứng với các (4) ... khí oxi.

° Lời giải bài 4 trang 50 SGK Hóa học 8:

1) rắn.     (2) hơi.     (3) phân tử.     (4) phân tử.

* Bài 5 trang 51 SGK Hóa học 8: Bỏ qủa trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.

° Lời giải bài 5 trang 51 SGK Hóa học 8:

- Phương trình chữ của phản ứng:

 Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

- Chất tham gia: Axit clohiđric và canxi cacbonat.

- Sản phẩm: Canxiclorua, nước và khí cacbon đioxit.

- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: hiện tượng sủi bọt khí.

* Bài 6 trang 51 SGK Hóa học 8: Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.

a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?

b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.

° Lời giải bài 6 trang 51 SGK Hóa học 8:

- Phương trình chữ của phản ứng:

a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí nhằm thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.

b) Phương trình chữ của phản ứng: Than + oxi → Cacbon đioxit.

Hy vọng với bài viết về Phản ứng hóa học là gì? diễn biến của phản ứng hóa học, ví dụ và bài tập giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Theo cách cổ điển, các phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron trong việc hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, và không có sự thay đổi nào đối với nhân (không có sự thay đổi các nguyên tố tham gia), và thường có thể được mô tả bằng các phương trình hóa học.[1]

Phản ứng giữa hơi acid hydrochloric trong cốc becher và amonia trong ống nghiệm tạo nên hợp chất mới, "khói trắng" amoni chloride

Hóa học hạt nhân là một ngành con của hóa học liên quan đến các phản ứng hóa học của các nguyên tố phóng xạ và không bền, trong đó cả sự chuyển điện tử và chuyến đổi hạt nhân đều có thể diễn ra.

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng, chất mới sinh ra là sản phẩm hay chất tạo thành[2]. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:

Tên các chất tham gia phản ứng ⟶ {\displaystyle \longrightarrow }   Tên các sản phẩm

Trong đó:

  • Tên các chất tham gia và sản phẩm được viết dưới dạng công thức hóa học cùng với hệ số thích hợp của mỗi chất.
  • Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn (các chất phản ứng chuyển hết thành sản phẩm và không có chiều ngược lại) thì sử dụng mũi tên một chiều " ⟶ {\displaystyle \longrightarrow }  ", nếu là phản ứng thuận nghịch (các chất phản ứng không chuyển hết thành sản phẩm) thì sử dụng mũi tên hai chiều " ⇄ {\displaystyle \rightleftarrows }  ".

Những loại phản ứng thường được chia thành ba loại: phản ứng trao đổi, phản ứng oxy hóa - khử và phản ứng tạo phức[3]. Trong đó các phản ứng thường gặp là:

  • Phản ứng hóa hợp: Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
  • Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  • Phản ứng oxy hóa - khử: Là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxy hóa và sự khử.
  • Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
  • Phản ứng tỏa nhiệt (exothermic): là phản ứng hóa học có kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới nhiều dạng.

Ngoài ra còn có các phản ứng khác như: phản ứng trao đổi, phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, phản ứng thuận nghịch, phản ứng trung hòa, phản ứng nhiệt nhôm và có một số phản ứng thường được nhắc tới riêng trong hóa học hữu cơ như: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.

Phản ứng hóa học có thể diễn ra "tức thời", không yêu cầu cung cấp năng lượng ban đầu, hoặc "không tức thời", yêu cầu năng lượng ban đầu (dưới nhiều dạng như nhiệt, ánh sáng hay năng lượng điện).

Vận tốc phản ứng được đo bằng sự thay đổi theo thời gian của nồng độ hoặc áp suất của một chất phản ứng hoặc một chất sản phẩm. Việc phân tích vận tốc phản ứng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đó có việc nghiên cứu cân bằng hóa học. Vận tốc phản ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Nồng độ của các chất tham gia phản ứng
  • Diện tích tiếp xúc giữa các chất tham gia phản ứng
  • Áp suất
  • Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
  • Nhiệt độ
  • Chất xúc tác
  • Phản ứng trao đổi
  • Cân bằng phản ứng hóa học
  • Danh sách các phản ứng trong hóa học hữu cơ
  • Phản ứng phản vật chất

  1. ^ Sách giáo khoa Hóa học 8 (ấn bản 10). Nhà xuất bản Giáo dục. 2014. tr. 48-51.
  2. ^ Nguyễn Thạc Cát (Chủ biên) (2009). Từ điển hóa học phổ thông (ấn bản 5). Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 231-232.
  3. ^ Hoàng Nhâm (2017). Hóa học vô cơ cơ bản, tập một – Lý thuyết đại cương về hóa học (ấn bản 10). Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 18-19.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phản ứng hóa học.

  •  Cổng thông tin Hóa học

  • Phản ứng hóa học tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phản_ứng_hóa_học&oldid=68383990”

Video liên quan

Chủ đề