Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào năm 2024

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời có thể khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ cao gặp một số biến chứng nguy hiểm như sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Vậy cần ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi?

ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Thông tin Y khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM gợi ý các thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu trong bài viết dưới đây.

Ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ?

Vai trò của sắt trong thai kỳ

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt chú ý đến nhu cầu hàng ngày với một số chất dinh dưỡng. Trong đó, sắt và acid folic là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất. (1)

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần gấp đôi lượng sắt so với bình thường để tạo thêm các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu này giúp mang oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể mẹ, cũng như đến thai nhi.

Sắt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (3 tháng giữa và 3 tháng cuối). Tuy nhiên, vì cơ thể không tự sản xuất ra sắt nên mẹ cần hấp thụ sắt từ thực phẩm và các chất bổ sung. Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt thai kỳ, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 60 miligam (mg) sắt mỗi ngày.

Tham khảo: Cách bổ sung sắt cho bà bầu mang thai

Sắt cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ

Tác hại của việc thiếu sắt khi mang thai

Bình thường, cơ thể sẽ sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố, còn gọi là hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu mang oxy từ phổi đến khắp các cơ quan và mô trong cơ thể.

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, do đó lượng sắt cũng cần tăng theo. Cơ thể mẹ sẽ sử dụng sắt để tạo ra nhiều máu hơn nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu mẹ không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc không nhận đủ chất sắt khi mang thai sẽ dễ rơi vào tình huống thiếu máu do thiếu sắt.

Thống kê cho thấy, có đến 52% phụ nữ mang thai ở các nước phát triển không bổ sung đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị.

Thai nhi trong bụng mẹ cần đủ lượng sắt, vitamin B12 và acid folic để phát triển. Vì thế, thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu của thai kỳ). (2)

Nếu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt không được điều trị, diễn tiến nghiêm trọng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ cũng liên quan đến việc trẻ sơ sinh sinh ra bị nhẹ cân và mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh. Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh trước hoặc sau khi sinh. (3)

Mẹ bầu có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần nhau.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Thường xuyên bị nôn mửa do ốm nghén.
  • Cơ thể không tiêu thụ được các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu.
  • Tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.
  • Bị rong kinh hoặc cường kinh, lượng máu kinh nguyệt nhiều trước khi mang thai.

Các triệu chứng điển hình của thiếu máu do thiếu máu giúp mẹ sớm nhận biết là:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Đau đầu.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng.
  • Bị hụt hơi.

Đặc biệt, khi bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng, mẹ có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Huyết áp thấp.
  • Khó tập trung.

Tuy nhiên, các triệu chứng của thiếu máu còn khá mờ hồ và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén đầu thai kỳ. Do đó, bất kể có xuất hiện triệu chứng thiếu máu hay không, mẹ cũng nên khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được làm xét nghiệm máu, sàng lọc bệnh thiếu máu khi mang thai.

Mệt mỏi, đau đầu, choáng váng… là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu

Nên ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu?

Chế độ ăn uống khi mang thai không chỉ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, mà còn giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh trước những thay đổi trong thai kỳ. Mặc dù ăn cho hai người nhưng không có nghĩa mẹ cần ăn gấp đôi so với trước khi mang thai. Mẹ chỉ cần tăng lượng calo hấp thụ cũng như một số khoáng chất và vitamin nhất định. Một trong những khoáng chất quan trọng mẹ cần tăng cường trong thai kỳ là sắt.

Cơ thể mẹ không thể tự nhiên tạo ra sắt, mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung. Sắt tìm thấy trong thực phẩm ở hai dạng là sắt heme và sắt non-heme. Trong đó, sắt non-heme xuất hiện tự nhiên trong các loại thực vật cũng như thịt, hải sản và gia cầm. Còn sắt heme chỉ xuất hiện trong thịt, hải sản và gia cầm. (4)

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu tham khảo:

1. Thịt bò

Thịt bò được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng sắt cao, trung bình trong 100 gram (g) thịt bò chứa khoảng 2 mg sắt. Tuy nhiên, hàm lượng sắt trong thịt bò phân bố không đồng đều, mẹ nên chọn phần thịt bò nạc để hấp thụ được nhiều sắt hơn.

Để an toàn, mẹ không nên ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín bởi nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Thịt bò được xem là chính hoàn toàn khi được chế biến ở nhiệt độ 160°F (71°C).

2. Các loại thịt đỏ

Ngoài thịt bò, một số loại thịt đỏ khác như thịt lợn, thịt dê, thịt cừu… cũng chứa hàm lượng sắt khổng lồ giúp mẹ bầu bổ sung máu, tránh tình trạng thiếu máu. Trong thịt đỏ cũng chứa nhiều protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là choline – một dưỡng chất quan trọng giúp kích thích não bộ thai nhi phát triển.

3. Nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật như gan, tim, thận và não cũng chứa nhiều chất sắt. Trong 100 g gan bò chứa khoảng 5 mg chất sắt, cung cấp 27% chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, nội tạng động vật còn giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và đặc biệt là choline rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.

4. Thịt gà

Nhiều mẹ bầu cho rằng thịt gà là một loại thịt trắng nên không tăng cường chất sắt, nhưng đùi gà là một ngoại lệ. Phần chân gà và cổ gà vận động nhiều hơn các bộ phận khác như ức gà, tiêu thụ nhiều oxy hơn nên hàm lượng heme cao hơn, màu thịt đỏ hơn và hàm lượng sắt sẽ cao hơn so với các phần khác.

Tuy nhiên, cũng giống như thịt bò, mẹ cần ăn thịt gà được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ 165°F (73,8°C) để tránh nhiễm vi khuẩn nguy hiểm như listeria.

5. Cá hồi

Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể, trong 100 mg cá hồi chứa khoảng 0,7 mg sắt. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng khác cho một thai kỳ khỏe mạnh. Hàm lượng thủy ngân trong cá hồi cung thấp hơn một số loại cá khác như cá ngừ và cá kiếm, nên mẹ bầu có thể tiêu thụ an toàn miễn là được nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ 145°F (62,8°C).

6. Hải sản

Bên cạnh cá hồi, một số loại cá và hải sản khác có hàm lượng chất sắt phong phú và an toàn cho mẹ bầu là tôm, cua, ghẹ, sò, ốc, cá da trơn, cá mòi, cá trích…

7. Cải bó xôi

Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chứa rất ít calo. Trong 100 g cải bó xôi chứa khoảng 2,7 mg sắt cùng nhiều khoáng chất và vitamin khác, đặc biệt là vitamin C nhờ đó hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Ngoài ra, cải bó xôi cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm và bảo vệ tế bào cho cơ thể.

8. Bông cải xanh

Trong các loại rau, bông cải xanh là loại rau chứa nhiều sắt giúp tăng cường máu cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin K, chất xơ… có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm tình trạng nóng trong hoặc táo bón ở mẹ bầu.

9. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan… là nguồn cung cấp chất sắt, chất xơ và protein dồi dào cho mẹ bầu. Một cốc đậu lăng chế biến sẵn có thể cung cấp 6,6 mg chất sắt hàng ngày. Không những thế, các loại đậu có thể được chế biến thành những món ăn vặt dinh dưỡng, giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất quan trọng nhưng không tiêu thụ quá nhiều calo.

10. Lòng đỏ trứng gà

Ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu không thể không nhắc đến lòng đỏ trứng gà. Lòng đỏ trứng gà là nguồn cung cấp sắt, canxi, protein và chất khoáng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên ăn khoảng 2-3 trứng mỗi tuần để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé.

11. Chuối

Chuối là một loại trái cây thơm ngon và dinh dưỡng cho mẹ bầu. Trong chuối chứa hàm lượng cao các dưỡng chất như sắt, vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ có thể ăn chuối mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cũng như giảm tình trạng khó tiêu và táo bón thường gặp trong thai kỳ.

12. Cháo yến mạch

Yến mạch chứa hàm lượng sắt, protein, canxi, chất xơ hòa tan, photpho, magie… dồi dào, do đó mẹ bầu bổ sung yến mạch khi mang thai vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, vừa ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, yến mạch giàu chất xơ nên sẽ hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón ở mẹ bầu.

13. Bí đỏ

Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô rất giàu hàm lượng sắt và kẽm. Ngoài ra, trong bí đỏ còn chứa tinh bột, carotene, protein, canxi, photpho, chất xơ và các loại vitamin như B, C, K, T… nhưng lại ít calo và chất béo. Mẹ có thể chế biến bí đỏ thành nhiều món ngon như canh, cháo, soup, chè hoặc các món hầm vừa bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa vừa đỡ ngán.

14. Các loại hạt

Một trong những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu không thể không kể đến các loại hạt như hạt macca, hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt bí đỏ… Nhâm nhi các loại hạt trong bữa phụ vừa giúp mẹ bầu tránh cảm giác buồn miệng, vừa ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

15. Socola đen

Socola đen chứa nhiều dưỡng chất hơn so với socola sữa. Trong socola đen chứa hơn 600 chất thiết yếu như sắt, magie, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên, socola cũng có thành phần cafein, vì thế mẹ cần chú ý đến lượng cafein tiêu thụ trong một ngày để tránh gây ra ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, cũng như gây ra tình trạng ợ nóng ở mẹ bầu.

Có nên sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu?

Như đã chia sẻ, khi mang thai cơ thể mẹ cần lượng sắt gấp đôi để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Thực phẩm là nguồn bổ sung chất sắt phong phú và an toàn cho mẹ, nhưng thực tế cho thấy hầu hết mẹ bầu đều không dung nạp đủ sắt từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế, để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày, việc sử dụng thuốc bổ sung sắt là cần thiết.

Thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu có 2 dạng là sắt vô cơ (vd sắt sulfate) và sắt hữu cơ (vd sắt bisglycinate). Trong đó, sắt hữu cơ có ưu điểm là dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.

Việc sử dụng thuốc bổ sung sắt giúp mẹ đảm bảo cơ thể nạp đủ lượng sắt mỗi ngày, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần có chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý mua thuốc bổ sung sắt về sử dụng khi chưa nhận được tư vấn và chỉ định liều lượng phù hợp từ bác sĩ.

Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng thuốc bổ sung sắt phù hợp

Lượng sắt bà bầu cần mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh

Nhu cầu sắt khuyến nghị hàng ngày ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở không mang thai là khoảng 18 mg. Nếu đang mang thai, lượng khuyến nghị hàng ngày tăng lên tối thiểu là 27 mg.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ lần đầu tiên phát hiện mang thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, liều lượng là 60 mg sắt kèm theo 400 mcg acid folic, uống kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng. Đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai.

Với những mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí, nhiều trường hợp thiếu máu nghiêm trọng cần điều trị tại viện 2-3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

Tuy nhiên, nồng độ sắt quá cao khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ sinh non, cũng như các bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp. Nồng độ sắt quá cao trong thời gian dài có thể gây hại cho các cơ quan, đặc biệt là thận.

Vì thế, mẹ bầu cần tham khảo và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn bổ sung sắt trong thai kỳ của bác sĩ, tránh bổ sung sắt quá liều lượng cho phép trong thời gian dài. Nhất là các trường hợp thiếu máu không do thiếu sắt như thiếu máu do bệnh Thalassemia, thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, suy tủy… không được sử dụng thuốc có sắt.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia – bác sĩ Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Những lưu ý bà bầu cần biết

Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thụ, vì thế mẹ nên uống viên thuốc bổ sung sắt lúc đói kèm với các loại nước giàu vitamin C như cam, chanh… để tăng cường hấp thụ sắt. Hoặc uống sắt sau 1-2 giờ để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất.

Không uống thuốc bổ sung sắt cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi vì lý do canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt. Thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau.

Ngoài ra, khi uống thuốc bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa chứng táo bón trong thai kỳ. Mẹ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống trà hoặc cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Quan trọng nhất, mẹ cần tham khảo ý kiến và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng sắt sử dụng trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất quan trọng này, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào khác, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ

Chủ đề