Sab là cổ phiếu gì

Khi nhắc đến Sabeco người ta sẽ nhớ ngay đến thương vụ M&A lớn nhất Việt Nam vào năm 2017 của ThaiBev khi mua lại 53.6% cổ phần của Sabeco với số tiền khổng lồ lên đến 5 tỷ USD tương ứng với mức giá hơn 300,000 đồng/cp. Vậy sau 5 năm, SAB trong tay của ThaiBev đã trở nên như thế nào? Mong rằng bài viết dưới đây sẽ mang đến những góc nhìn mới về mã cổ phiếu này. 

Tổng quan doanh nghiệp

Sơ lược công ty 

Hiện tại Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam với hơn 26 nhà máy trên cả nước, tổng công suất hiện nay lên đến 2 tỷ lít/năm.

Nguồn doanh thu chính của SAB đến từ bán bia, ngoài ra còn có phân phối các nguyên phụ liệu và nước giải khát. 

Cơ cấu cổ đông

Hiện nay cơ cấu cổ đông của SAB khá cô đặc với chỉ 2 cổ đông lớn. Trong đó, Công ty TNHH Vietnam Beverage (thuộc sở hữu của ThaiBev) là công ty mẹ nắm giữ 53.59% cổ phần. Cổ đông lớn còn lại là SCIC đang sở hữu 36% vốn.  

=> Nắm rõ doanh nghiệp, nhìn thấu vĩ mô, biến thông tin thành lợi nhuận - Thông qua khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run từ 17/09 - 18/09/2022. Đăng ký tại: //takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web 

Tình hình tài chính của SAB

Sức khỏe tài chính

Tổng tài sản có xu hướng tăng đều qua thời gian, trong đó lượng tiền mặt mà SAB nắm giữ là rất lớn, chiếm từ 60-70% tổng tài sản và là một trong những công ty có lượng tiền mặt lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay. Cùng với đó tỷ lệ tiền mặt/ TTS cũng tăng khá nhiều qua thời gian khi chỉ khoảng 54% trong 2018 đã tăng lên mức 67% trong Q2/2022.  

Tổng nguồn vốn cũng có sự tăng lên tương ứng. Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm phần lớn cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng tăng theo thời gian cho thấy sự tích cực trong hiệu quả hoạt động kinh doanh khi cổ tức của SAB đều trả đều ở mức 35%/năm. 

Bên cạnh đó khoản nợ chiếm dụng cũng chiếm 1 phần tương đối quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn, điều này đã giúp SAB giảm được vay nợ tài chính và tỷ lệ nợ vay chỉ ở quanh mức 3% cho thấy cơ cấu nguồn vốn rất lành mạnh.  

Kết quả hoạt động kinh doanh của Sabeco

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SAB trong Q2/2022 tăng lần lượt 24.6% và 67% so với cùng kỳ 2021 nhờ vào nhu cầu được cải thiện và tiết giảm được chi phí trong sản xuất.

Đặc biệt là giá nguyên liệu giảm mạnh và SAB đã ký hợp đồng đến hết năm 2022 với mức giá nguyên liệu ở vùng giá thấp, điều này giúp biên lợi nhuận gộp của SAB được cải thiện mạnh từ 33.9% trong Q1/2022 đã tăng lên 38.4% trong Q2/2022, mức biên lợi nhuận gộp cao nhất trong vài năm qua.

Tiềm năng tăng trưởng của SAB

Doanh thu tăng trưởng nhờ sự hồi phục nhu cầu và tăng công suất

Sau khi dịch Covid qua đi, các quán ăn, nhà hàng bắt đầu mở cửa khiến cho sản lượng tiêu thụ bia tăng lên. Cùng với đó là giá bán cũng tăng lên ở hầu hết các công ty trong ngành khiến doanh thu trong Q2/2022 tăng trưởng mạnh mẽ. Ban lãnh đạo cho biết trong năm 2022 SAB sẽ tăng giá bán dưới 10% nhưng chắc chắn sẽ cao hơn mức 2-3% như mọi năm.

Bên cạnh đó, trong Q2/2022 SAB đã cho ra mẻ bia đầu tiên sau khi tăng công suất của nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi. Điều này cũng sẽ thúc đẩy tăng doanh số bán hàng cho SAB trong thời gian tới.

Cả giá bán lẫn sản lượng tiêu thụ đều cho thấy sự tăng lên sẽ khiến doanh thu của SAB tăng trưởng tốt

Giá các nguyên liệu chính là Lúa mạch và Nhôm giảm mạnh giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp 

Lúa mạch là một nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất bia. Kể từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga-Ukraine nổ ra, giá lúa mạch đã tăng rất mạnh khiến cho biên lợi nhuận gộp của SAB bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên sau đó giá lúa mạch đã hạ nhiệt và đến thời điểm hiện tại đã giảm 1 nửa so với đỉnh tháng 2/2022. Với việc năm 2022 SAB đã chốt xong hợp đồng giá nguyên liệu trong thời điểm giá nguyên vật liệu ở mức thấp đã khiến cho biên lợi nhuận Q2/2022 tăng mạnh nhất trong 3 năm qua. Nếu giá lúa mạch vẫn trong xu hướng giảm hoặc giữ nguyên như hiện tại thì 2023 SAB sẽ chốt được hợp đồng giá nguyên liệu ở mức rất thấp và kỳ vọng vào việc biên lợi nhuận gộp được cải thiện rất nhiều. 

Tương tự, nhôm cũng là một nguyên liệu chính để sản xuất vỏ lon. Tuy nhiên SAB không công bố chi tiết tỷ trọng của vỏ lon trên tổng giá vốn, nhưng có vẻ sẽ là một tỷ trọng tương đối lớn. Việc giá nhôm liên tục hạ nhiệt từ đầu T3 cho đến nay đã góp phần giúp biên lãi gộp của SAB tăng cao. 

Với việc hưởng lợi ở cả đầu vào và đầu ra thì cổ phiếu SAB là một trong những mã phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất trong giai đoạn Covid đang có những chuyển biến tích cực. Do đó đây hoàn toàn là một cổ phiếu đáng mong chờ trong giai đoạn nửa cuối năm 2022.

=> Tham khảo thêm: Chứng khoán hôm nay | Sau lễ xu hướng thị trường sẽ thế nào? Chuẩn bị chiến lược giao dịch tuần tới 

Chủ đề