Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤCTên đề tài:MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHOHỌC SINH LỚP 4.Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀI/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIGiáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triểntâm lý, ý thức nhân cách. Theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình nhà trường - xã hội. Theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem như là quá trình tác độngđến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động,giáo dục lối sống, hành vi... ). Chính vì thế ở trường tiểu học mỗi giáo viên đều dạy hầuhết các môn học và tham gia quản lý học sinh theo sự phân công của nhà trường. Mặcdầu ở mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của học sinh, nhưng giáo viên chủ nhiệm mớilà người thay mặt hiệu trưởng - hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thểhọc sinh lớp mình phụ trách, phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhàtrường. Giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chứclãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trongphạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Với vị trí, vai trònhư vậy, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền nhà trường với đời sống xã hội.Người giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học có chức năng hình thành cho các em nhữngcơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh xây dựng một nướcViệt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong tình hình thế giới vàđất nước đang có những thay đổi mạnh mẽ vì vậy người giáo viên có nhiệm vụ khơi dậyở trẻ những mầm mống tốt đẹp, hình thành ở các em khả năng thích ứng với cuộc sốngở gia đình - nhà trường và xã hội. Đứng trước mục đích yêu cầu giáo dục hiện nay, vaitrò người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng ( nhất là đối với bậc tiểu học). Vì vậy giáoviên chủ nhiệm ở tiểu học phải có phương pháp giáo dục trẻ khoa học, có kế hoạch vàTrang 1có biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thì mới có được kết quả mong muốn. Đểviệc dạy học có kết quả tốt ngay từ đầu năm học người giáo viên chủ nhiệm lớp phảinắm bắt được tình hình của lớp và có các biện pháp giáo dục đạo đức cũng như các hoạtđộng khác.II.MỤC ĐÍCH CỦA BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.Từ thực trạng trên để tìm ra nguyên nhân mà giáo viên chưa đạt được hiệu quả. Quađó có một số biện pháp hữu hiệu giúp giáo viên giáo dục cho học sinh các hành vi đạođức chuẩn mực trong học tập, trong giao tiếp cũng như các hoạt động khác trong đờisống hàng ngày một cách tốt nhất.III.PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT.- Phương pháp quan sát- Phương pháp ghi chép các biểu hiện của học sinh.- Phương pháp vấn đáp gặp gỡ phụ huynh để giáo dục học sinh.IV. THỜI GIAN TỔNG KẾT.- Năm học 2015 - 2016Phần II: NỘI DUNGI. THỰC TRẠNG1)Ưu điểm:Năm học 2015 - 2016 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệmlớp 4. Tổng số học sinh là 35 em, trong đó nữ : 18 em, nam: 17 em, đa số các em có hộkhẩu ở thị trấn. Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất đảm bảo, dụngcụ học tập, sách vở đầy đủ. Sách vở học sinh bao bọc sạch sẽ gọn gàng.Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục như sau:2) Tồn tại:Chất lượng học sinh không đồng đều, số học sinh giỏi, khá có sự chênh lệch nhau,vẫn còn nhiều học sinh yếu (nhất là môn Toán và Tiếng Việt) chữ viết còn cẩu thả, thiếutính cẩn thận trong việc trình bày bài viết. Chữ viết chưa đúng quy định. Đặc biệt tronglớp có 3 em thuộc gia đình hộ nghèo và có 2 em học sinh người dân tộc thiểu số ( Rơlan Hyêk và Rơ mah Hung) việc tiếp thu bài của các em so với những em khác vẫn cònTrang 2chậm nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học. Một số em còn ham chơi ý thứchọc tập kém mà gia đình lại ít quan tâm, các em chưa có ý thức tự giác trong rèn luyệnđạo đức và học tập.Hầu hết học sinh trong lớp là con em những gia đình nông dân lao động nghèo,buôn bán lại rất đông con, mức độ kinh tế gia đình còn eo hẹp, thiếu thốn, trình độ nhậnthức đến việc học tập của con em mình còn nhiều hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đếnchất lượng giáo dục và học tập của các em. Nhiều gia đình phụ huynh còn phó thác chogiáo viên và nhà trường chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Học được chănghay chớ, thậm chí những đợt họp phụ huynh giáo viên chủ nhiệm gửi giấy về đến tậntay phụ huynh nhưng cũng có một số trường hợp không đi họp, để nắm bắt tình hìnhhọc tập của con em mình. Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le, không có điều kiện đểcho con em đi học phụ đạo vào những ngày thứ bảy hàng tuần. Với tình hình trên tôithấy hầu như những em không đi học phụ đạo thứ bảy đều có lực học trung bình yếu.Còn nhiều em hiện tại bảng cửu chương vẫn chưa thuộc hết, kĩ năng đặt tính chậm nhưem :( Ánh, Hyêk ...)Vì thế nên tôi rất băn khoăn về chất lượng của lớp. Tôi đã tìm ramột số biện pháp giáo dục các em ngay từ đầu năm học, tiếp tục vận động học sinh ralớp để đảm bảo chất lượng cũng như sĩ số trên lớp.* Kết quả đạt được phẩm chất của năm học 2015 – 2016 là:Tổng số học sinh: 35 em.Đạt : 100% . (Không có học sinh không hoàn thành )3) Nguyên nhân:3.1. Về phía học sinh:Tình trạng học sinh đi học muộn vẫn còn.Trong lớp còn có em hay nói chuyện, làm việc riêng làm ảnh hưởng đến lớp.Học sinh chưa ý thức được việc học là quan trọng mà còn ham chơi.Thích học nhưng chưa có phương pháp pháp học cụ thể trong việc chuẩn bị bài ở nhà.Trong giờ học trên lớp không chịu đầu tư vào thời gian suy nghĩ.Nhiều em kĩ năng tính toán còn chậm, mất kiến thức từ những lớp dưới.Trang 3Nhiều phụ huynh ít chú ý đến việc học của con em mình còn thiếu trách nhiệm đối vớicác em, khoán trắng cho thầy cô giáo.Nhiều phụ huynh chưa quản lý thời gian học ở nhà của các em.3.2.Về phía giáo viên:Công tác chủ nhiệm còn lỏng lẻo.Giáo viên chưa tìm hiểu kĩ tình hình hoàn cảnh của từng em.Sinh hoạt 15 phút đầu giờ giáo viên còn thả lỏng cho các em nên kết quả chưa cao.Chưa biết cách tổ chức giao việc cho từng cá nhân, cho từng nhóm phù hợp với trình độvới đối tượng học sinh lớp mình.Giáo viên chưa phát huy tính tích cực của học sinh. Quản lý học sinh chưa chặt chẽ.Do trình độ của giáo viên vẫn còn hạn chế, cách truyền đạt chưa lôi cuốn học sinh.Việc đầu tư vào soạn giảng còn hạn chế, chủ yếu giải quyết các bài tập theo sách giáokhoa, chưa có sự sáng tạo, khơi dậy tính tích cực hóa của một số em để phát huy nhữngưu điểm nổi bật của cá nhân học sinh.II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP1. Giáo dục đạo đức học sinh: Tâm sinh lý học sinh tiểu học có một số đặc điểmđiển hình nổi trội : dễ cảm xúc, chưa biết kiềm chế và kiểm, xúc cảm thiếu ổn định,thiên về xúc động, tình cảm có tính hồn nhiên, tính ham hiểu biết, tính chân thật và tínhhay bắt chước .Vì vậy giáo viên phải cung cấp những tri thức đạo đức cho học sinh: về hiểu biết đạođức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, về thái độ phải có, đây là một khâu quantrọng của giáo dục đạo đức. Việc làm này có tác dụng làm cho đạo đức học sinh đượcxây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó các em có thể nhìn ra và đánh giá được cái thiện, cái ác,cái xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, ti tiện. Từ những bài học đạo đức dạy trên lớp, tôikhông nhất nhất bắt học sinh phải học thuộc làu làu bài học mà chú trọng vào sự hiểubiết, thể hiện qua các hành vi đạo đức của các em thông qua bài học. Ví dụ như học bài:“ Kính già - yêu trẻ’’; Sau khi giúp các em biết trách nhiệm, bổn phận của mình đốivới ông bà, cha mẹ (vì người già và trẻ em cần phải được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ ởmọi nơi mọi lúc...), thì học sinh cần phải thể hiện bằng hành động việc làm cụ thể như:Trang 4chăm sóc ông bà, cha mẹ khi đau ốm, khi tuổi già sức yếu (múc nước mời bố mẹ khi đilàm về mệt, đấm lưng cho ông bà khi bị đau ốm, nấu cháo cho ông bà ăn....) Như vậyem đã làm vui lòng ông bà, cha mẹ rồi đấy. Từ những hành vi đạo đức thực tế trong đờisống hàng ngày như thế dần dần làm cho những tri thức về chuẩn mực đạo đức bắt rễsâu vào trí tuệ học sinh và tiến đến tạo ra cho các em tình cảm đạo đức, động cơ đạo đứcvà niềm tin đạo đức...Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức : Muốn biến tri thức đạo đức thànhniềm tin và tình cảm đạo đức không thể không tìm mọi cách tác động vào tình cảm và ýchí của học sinh vào hành vi, thói quen đạo đức, tác động vào tình cảm, sự học tập, tháiđộ và chuyển được tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Việc tổ chức cho học sinhtiếp xúc với người thực, việc thực, với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽtác động hơn nhiều so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phảilàm và không được làm. Việc thực và người thực có khả năng đi vào niềm tin của mỗihọc sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là thành viên. Những hành vi đó là mẫu mựcđể học sinh noi theo. Như giáo dục các em đức tính thật thà: “ nhặt được của rơi trảlại cho người mất”, các em nhặt được từ cái bút chì, thước kẻ, cho đến dây chuyềnvàng... đều báo với thầy cô và trả lại cho người đánh mất. Giáo viên chủ nhiệm cũngnhư nhà trường đều khen ngợi nêu gương kịp thời để các em còn lại noi theo, đây là mộtviệc làm thiết thực có tác dụng giáo dục đạo đức có hiệu quả cao mà toàn trường cũngnhư lớp tôi đã phát động thực hiện.Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không nên dùng phươngpháp giáo dục nặng nề về lý thuyết, người dạy không nên nặng về đưa ra những lờikhuyên bảo, nêu các tiêu chuẩn, châm ngôn về đạo đức mà nên quan tâm đến niềm tinvề đạo đức, lương tâm và tình cảm đạo đức của các em, cũng không nên coi trọng việcthực thi các hành vi đạo đức của các em một cách máy móc, phương pháp này làm chocác em dễ ngoan ngoãn nghe lời, nhưng thụ động gọi dạ, bảo vâng do vậy khi gặp phảinhững tình huống phức tạp phải xử lý hành vi đạo đức thì sẽ lúng túng không biết thựchiện như thế nào là đúng, sai. Vì vậy người giáo viên cần thiết cũng cần tạo ra nhữngtình huống đạo đức thường xảy ra trong thực tế để học sinh tự lựa chọn tìm ra giải phápTrang 5xử lý, từ đó phân tích, phê phán, cổ vũ và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận. Cách làmnày có sức khắc sâu, lắng đọng vào tâm hồn các em. Mỗi thầy cô giáo phải hết sứcchuẩn mực về phẩm chất đạo đức, thật sự là tấm gương cho học trò của mình, thật sựyêu nghề mến trẻ, quan tâm chăm lo giáo dục học sinh. Người giáo viên phải thườngxuyên theo dõi những tiến bộ dù lớn hay bé của học sinh, kiên trì tìm cách giải quyếttrước những lệch lạc hay chậm phát triển của học sinh, tôn trọng học sinh, chủ động đốixử với học sinh. Có nếp sống giản dị, khiêm tốn, lịch sự, hòa nhã với học sinh và mọingười. Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, có năng lực sư phạm, kỷ năng nghềnghiệp.2.Giáo dục tình thương yêu đoàn kết trong học sinh:Trước hết phải xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, biết thương yêuđùm bọc lẫn nhau. Trong quá trình giáo dục học sinh, điều tôi suy nghỉ đầu tiên là làmsao cho cả lớp trở thành một tập thể đoàn kết, thân ái có tình thương yêu thật sự giữathầy trò, giữa học sinh với nhau. Từ tình cảm chân thật đó có tác dụng cảm hóa học sinhmạnh mẽ, các em quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm cho tôi thấy rằng hoàn cảnh gia đình, đời sốngtình cảm, điều kiện để quan tâm đến việc giáo dục con cái giữa các gia đình có nhiều sựkhác nhau. Có những em mồ côi cha mẹ, cha mẹ ly hôn hay ở với mẹ kế, những em nàyrất thiếu thốn tình cảm. Có những em bố mẹ đi làm xa không được chăm sóc và giáodục chu đáo, nhiều em gặp hoàn cảnh khó khăn ( cha mẹ già yếu, ốm đau, đời sống kinhtế khó khăn...). Nhiều em gặp những cuộc sống không ít khó khăn, đặc biệt lớp tôi cũngcó những em có hoàn cảnh đó. Tổng số học sinh của lớp 35 em, có 3 học sinh nghèo,trong đó 2 em học sinh dân tộc. Nếu giáo viên không hiểu hoàn cảnh, tìm hiểu tâm tưtình cảm của mỗi học sinh thì không thể có sự quan tâm và giúp đỡ thích đáng. Vì vậysau khi nhận lớp, việc đầu tiên của tôi là tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục: Bắt đầutừ việc nghiên cứu hồ sơ từng cá nhân, theo dõi mức độ phát triển trí tuệ, tình cảm vànăng lực hoạt động của các em (quan sát cả trên lớp, trong giờ chơi, trong các hoạt độngkhác...). Tôi bố trí thời gian đi thăm gia đình học sinh, đặc biệt là số học sinh chậm tiến,Trang 6học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế cũng như tinh thần, theo dõi sự phản ánh từphụ huynh từ đó để có hiểu biết rõ hơn về từng em.Thông qua các môn học, nhất là môn đạo đức, học sinh có được một hệ thống kháiniệm, tri thức đạo đức. Tôi giáo dục các em những hành vi đạo đức tốt, biết được cầnphải làm gì, phân biệt được cái tốt cái xấu, “ hành vi đạo đức, hành vi vô đạo đức “. Từđó các em có những thái độ, tình cảm và hành vi đạo đức đúng đắn. Ví dụ bạn bị ốmnằm viện, các em tổ chức đến thăm bạn, giúp bạn về vật chất, chép bài cho bạn... qua đótình cảm các em được phát triển và trở nên sâu sắc hơn, gắn bó hơn, từ đó các em gầngũi nhau hơn. Với sự hướng dẫn của tôi các em có những kế hoạch giúp bạn rất cụ thể:Đối với những bạn thiếu thốn về tình cảm thì các em thường xuyên thăm hỏi, đến nhàbạn giúp bạn cùng học, giúp việc nhà, gần gũi, động viên bạn, tâm sự với bạn...Đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì động viên, an ủi và giúp bạn bằng hiệnvật như: sách, vở, bút... những tấm áo tình bạn, hoặc gia đình gặp những chuyện khôngmay thì các em cùng giáo viên chủ nhiệm kịp thời chia sẻ, thăm hỏi, động viên.Trong các phong trào nhà trường phát động như ủng hộ lũ lụt, quỹ nhân đạo “ học sinhnghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” Tập thể học sinh lớp tôi bao giờ cũng tham giatích cực và đạt kết quả cao, mặc dầu nhiều em phải nhịn bớt phần quà sáng của mình,điều đó cho thấy các em đã có tinh thần “ Mình vì mọi người”.Bằng những việc làm cụ thể trên, mỗi ngày được nhân lên dần hướng tới xây dựng tậpthể lớp có ý thức quan tâm lẫn nhau, cùng nhau xây dựng tập thể lớp thành tổ ấm, đoànkết gắn bó để tiến bộ không ngừng. Từ việc xây dựng tình cảm tốt trong phạm vi lớphọc, tôi đã tiến đến giáo dục cho các em có tình cảm tốt đối với gia đình, bố mẹ, ông bà,anh chị em, bà con hàng xóm láng giềng, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn,gia đình có công cách mạng.3. Giáo dục học sinh trong hoạt động học tập.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và ngay trong các nhiệm vụ học tập là nhằmgóp phần giáo dục đạo đức và hình thành phát triển nhân cách học sinh. Việc giáo dụchọc sinh thông qua mọi hoạt động học tập, lao động, Điều quan trọng ở đây là giáo viênTrang 7chủ nhiệm phải xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, một tập thể lớp có nề nếp,có ý thức tổ chức kỷ luật.3.1) Xây dựng nề nếp lớp:Vào đầu năm học, sau khi tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh, tôi bắt tay ngayvào việc xây dựng nề nếp lớp:Cho học sinh học nội qui nhà trường, cho các em chép vào trang vở đầu tiên của mônđạo đức và học thuộc các điều qui định. Cho các em tìm hiểu về truyền thống nhàtrường. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp cụ thể như sau:Tổng số học sinh là 35 em được chia làm: 6 nhóm ( mỗi tổ 6 em) . Chủ tich Hội đồngtự quản: : (Hà Ngọc Linh), Phó CTHĐTQ: (Lã Thị Mỹ Duyên và Lại Thi Hương Thảo)Ban văn nghệ: ( Nguyễn Thị Thảo) Ban học tập: (Phạm Hà Thảo Ngân); Ban sức Khoẻ (Dương Hồng Tiến) ; Ban thư viện:( Nguyễn Văn Vũ) ; Ban đối ngoại (Nguyễn ThànhĐạt); Ban quyền lợi: ( Nguyễn Văn Quân).......Cho học sinh tham gia thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, để mỗi em tự thấyđược trách nhiệm của mình trong quá trình học tập, để có động cơ phấn đấu vươn lên.Trong công tác này tôi luôn bồi dưỡng cho các em biết tự làm việc, giáo dục tinh thần tựgiác, tự quản cao. Đội ngũ cán bộ lớp có phương pháp làm việc, giúp các em biết cáchnhận xét, đánh giá, kiểm tra công việc và tự chuẩn bị nội dung các cuộc sinh hoạt giữagiờ, sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên.Chẳng hạn trước khi vào lớp cán bộ lớp kiểm tra tác phong học sinh, các tổ trưởng kiểmtra các thành viên trong tổ mình về trang phục (quần xanh, áo trắng), khăn quàng hayđầu tóc, vệ sinh cá nhân... rồi báo cáo số liệu về cho lớp trưởng. Đầu giờ lớp trưởng báocáo giáo viên chủ nhiệm, cả việc chuyên cần: lớp đủ hay vắng, nếu vắng thì vắng ai, cóphép hay không, hay việc xếp hàng vào lớp thế nào. Còn một số em thường xuyên thiếuđồ dùng học tập, hôm thì quên mang vở bài tập, hôm thì mang thiếu vở, lại có thói quenlười học bài cũ có nhiều em đến lớp chưa thuộc bài. Để giúp các em khắc phục nhữngnhược điểm trên tôi đã cùng cán bộ lớp, thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập, sáchvở, việc chuẩn bị bài ở nhà vào đầu giờ học, đầu mỗi tiết và ghi tên những em vi phạmvào sổ theo dõi riêng của mình để theo dõi. Vi phạm lần 1, lần 2 nhắc nhở, lần 3 cho cácTrang 8em viết bản kiểm điểm, trong bản kiểm điểm yêu cầu các em ghi rõ khuyết điểm củamình và xin hứa sửa chữa khuyết điểm và kèm theo chữ kí của phụ huynh học sinh. Tấtcả mọi việc dù nhỏ nhất giáo viên đều có sự quan tâm - nhận xét - đánh giá cụ thể sáthợp dần dần tạo cho các em một thói quen và đi vào quỹ đạo hoạt động nề nếp của tậpthể lớp.3.2) Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ lớp. Để xây dựng thànhcông nề nếp lớp nhân tố tích cực là phải có cán bộ lớp có đạo đức có năng lực học tập,có khả năng tổ chức và lãnh đạo lớp, các em tích cực năng động và sôi nổi trong mọihoạt động của lớp. khi chọn những em có mặt trội, tôi không quên việc bồi dưỡng cácmặt khác, giúp các em đó trở thành toàn diện. Trong công việc, khi các em làm, tôithường góp ý và bổ sung ít, bổ sung dần dần, vì bổ sung quá nhiều ngay một lúc sẽkhiến các em rối thêm và thiếu tự tin ở mình. Nhằm đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, gây lòngtin và uy tín cho cán bộ lớp. Tôi luôn suy nghĩ để giúp cho việc thực hiện các biện phápmà các em đề ra đạt kết quả cao. Tôi không bao giờ tỏ ra khó chịu trước tập thể lớp khicác em điều khiển chưa đạt yêu cầu, mà chỉ trao đổi riêng để các em rút kinh nghiệmlàm tốt hơn. Trên cơ sở có được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, có khả năng lãnhđạo lớp tốt là nền tảng thành công trong việc xây dựng một tâp thể lớp có sức mạnhđoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tự quản tốt.3.3)Xây dựng nề nếp học tập:Hoạt động học tập của học sinh - hoạt động giảng dạy của giáo viên là quá trìnhtruyền thụ tri thức đồng thời cũng là quá trình giáo dục và hình thành - phát triển nhâncách cho học sinh.Ngoài môn đạo đức, tất cả các môn học khác ở tiểu học, đặc biệt là Tiếng Việt, TN-XH,Toán đều có khả năng tiềm ẩn trong việc trong việc giáo dục học sinh. Chẳng hạn ở mônTiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinhđộng ca ngợi vẻ đẹp đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán, truyền thống - bản sắc vănhóa dân tộc... Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu xóm làng, quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản về giao tiếp ứng xử vềđạođức...Chínhvìthế,khicóđượcTrang 9mộttậpthểlớpvữngmạnh,một đội ngũ cán bộ và nề nếp lớp tốt thì điều thiết thực cốt lõi là xây dựng một nề nếphọc tập tốt. Trên tinh thần học và thực hiện tốt nội qui nề nếp chung nhà trường đề ra,tôi luôn có kế hoạch xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu một cách cụ thể:Thông qua các phương pháp dạy học tích cực tôi chia lớp thành các nhóm học tập(nhóm 6 em), trong nhóm cử nhóm trưởng có khả năng điều khiển cả nhóm hoạt động các thành viên trong nhóm kiểm tra bài chéo nhau nhằm phát huy khả năng tự thể hiệnmình và thi đua nhau trong học tập.Tăng cường kiểm tra thường xuyên, liên tục: kiểm tra bài tập, kiểm tra bài học, kiểm trađầu giờ, kiểm tra 15 phút... kiểm tra mang tính chất thi đua, nội dung kiểm tra vừa phảingắn gọn nhẹ nhàng nhằm khích lệ tinh thần và ý thức tự giác học tập của các em (nhấtlà đối với học sinh yếu nếu các em đạt điểm tốt cần tuyên dương khen ngợi kịp thời,động viên sự cố gắng tiến bộ vươn lên của các em). Lập một “vở kiểm tra” để có thểkiểm tra nhanh gọn trong vòng 10 - 15 phút nhằm nắm bắt được tinh thần học bài, làmbài hay hiểu bài của cả lớp và sàng lọc được đối tượng lười học để có biện pháp giáodục.Phát động phong trào thi đua học tập tốt lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trongnăm học do nhà trường phát động. Phong trào “vào lớp thuộc bài - ra lớp hiểu bài ”.Xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp”. Tăng cường chức năng làm việc của lớp phóhọc tập, các nhóm trưởng, các em kiểm tra bài tập, bài học, dụng cụ học tập... trước giờvào lớp. Mỗi cán bộ lớp đều có sổ sách ghi chép công việc kiểm tra, đôn đốc hàng ngày.Phát huy tích cực ý thức tự giác và tính trung thực trong học tập, trong kiểm tra, thi cử...Giáo viên có sự phân loại đối tượng học sinh, có kế hoạch thường xuyên quan tâm sátsao giúp đỡ phụ đạo học sinh học lực yếu kém. Bồi dưỡng và kích thích sự phát triển trítuệ của đối tượng học sinh khá giỏi. Phụ đạo học sinh yếu vào trong từng tiết học và thứbảy hàng tuần. Phân công bạn khá giỏi giúp đỡ bạn học yếu với phong trào giúp bạn“đôi bạn cùng tiến bộ”.Giáo viên xây dựng cho học sinh “ thời gian biểu học tập”; điều tra góc học tập ở nhà;nhất là việc học tập ở nhà. Giáo dục ý thức tự giác học tập, giáo viên giao công việc họcở nhà thật cụ thể, học sinh tiến hành học theo lệnh của giáo viên nhưng không có sự chỉTrang 10đạo trực tiếp nên giao bất cứ công việc gì dù to hay nhỏ đều phải có sự kiểm tra, đánhgiá - nhận xét, khen ngợi hay trách phạt thì công việc giao ở nhà mới có hiệu quả. Từ đógiúp phát triển và củng cố các năng lực nhận thức và sức mạnh ý chí của học sinh, rènluyện phong cách làm việc của cá nhân, những phẩm chất cần thiết của việc tổ chức laođộng học tập.Trong quá trình dạy học để xây dựng nề nếp học tập tích cực nghiêm túc, giáo viên cầncó những phương pháp kích thích hoạt động như thi đua, khen thưởng, khuyến khíchhọc sinh. Trong giờ dạy, ở tất cả các môn học tôi đều có những câu hỏi, bài toán đơngiản để rèn kỹ năng và khuyến khích học sinh yếu tiến bộ. Ví như em : Hường, Thuỷ,Phong.... kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia rất yếu. Tôi đã rèn nhiềucho các em đối với những bài đơn giản tôi thường gọi các em lên bảng làm trước hết tậpcho các em tính mạnh dạn, tự tin hơn và đến nay các em đã có nhiều tiến bộ. Tôi luônghi điểm khích lệ động viên kịp thời đối với các em. Các em rất phấn khởi khi đượckhen và đạt điểm tốt. Từ đó các em rất cố gắng học, trong giờ học đã mạnh dạn giơ tayphát biểu ý kiến xây dựng bài, xung phong đọc bài, làm bài không còn rụt rè sợ bị côgiáo gọi lên bảng như trước nữa. Nhưng tôi cũng rất nghiêm khắc không bỏ qua một saiphạm dù nhỏ nào của học sinh, nghiêm túc chấn chỉnh ngay và uốn nắn kịp thời nhữngsai phạm, những biểu hiện lệch lạc của học sinh.4. Giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội:Việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục,diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hộiphức tạp. Vì thế trong giáo dục học từ trước tới nay việc giáo dục nói chung và giáo dụctrẻ tiểu học nói riêng luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp trong công việc giáo dục củanhiều lực lượng, đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của mọingười trong toàn xã hội. Ý nghĩa sâu sắc của việc kết hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉra từ lâu “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn cần có sự giáo dục ngoài xãhội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dụctrong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thìkết qủa cũng không hoàn toàn”.Trang 114.1)Giáo dục trong nhà trường:Nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minhcủa xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trong trường tiểu học người giáo viên đạidiện cho sự phát triển của xã hội đương thời, người được xã hội giao trọng trách hìnhthành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Người giáo viên có kiến thức kinhnghiệm, am hiểu các em và có uy tín tuyệt đối với các em. Chính vì thế có thể nói nhàtrường là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình hình thành nhân cách của các em.Quan hệ thầy trò là quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người với người. Ở tiểu học do uytín của người thầy giáo mà các quan điểm, niềm tin và toàn bộ hành vi, cử chỉ của thầythường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độvà cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thườngtin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ, tácphong của thầy cô giáo mình.4.2)Giáo dục trong gia đình:Gia đình là tế bào của xã hội. Giáo dục của gia đình đối với trẻ em có những sắcthái khác với nhà trường - xã hội. Chẳng hạn, ảnh hưởng của của gia đình về tinh thầnluôn luôn gắn liền với những ảnh hưởng về điều kiện vật chất, những ảnh hưởng về tinhthần luôn luôn gắn liền với mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởngvề mặt tinh thần luôn gắn liền với tình cảm ruột thịt mẹ con, ông cháu...Trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, quan hệ gia đình - nhà trường - học sinh làquan hệ khắng khít, biện chứng. Tuy vậy bên trong mối quan hệ này có chức năng riêng,có việc làm riêng. Vì thế không nên đỗ lỗi cho nhau, mà đòi hỏi giáo viên chủ nhiệmphải biết kết hợp một cách nghệ thuật, khoa học giữa nhà trường - gia đình và xã hội đểgiáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh của mình.Hội nghị phụ huynh học sinh toàn trường (mỗi năm 3 lần). Đầu năm học, được sự chỉđạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi chuẩn bị cuộc họp phụ huynh học sinh đầu nămrất chu đáo, nội dung cụ thể chi tiết đi theo một trình tự logic: thông qua những chủtrương và nội quy nề nếp trường lớp; báo cáo thực trạng học tập, rèn luyện của từng emvà khi phân tích cần hướng dẫn để phụ huynh hiểu rằng kết quả sẽ tốt hơn nếu mỗi vịTrang 12đều chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm với nhà trường. Đối với phụ huynh cácem cá biệt có thể gặp riêng để trao đổi cùng bàn biện pháp giúp đỡ - giáo dục thiết thựchơn. Việc bầu ban đại diện phụ huynh học sinh lớp là những người nhiệt tình, có tâmhuyết với việc học và giáo dục con em mình cũng góp phần thúc đẩy các phong trào lớpđược thuận lợi. Tôi luôn luôn duy trì liên hệ “sổ liên lạc” với gia đình học sinh đều đặncuối mỗi tháng, mỗi học kỳ thông tin kịp thời và quan tâm đến ý kiến phản hồi từ phíaphụ huynh. Ngoài việc thông tin liên hệ bằng phiếu liên lạc, tôi còn đến thăm nhà họcsinh, liên hệ bằng giấy mời, bằng thư tay hay bằng điện thoại. Ở lớp tôi có em Liên đầunăm học thường hay có xích mích với các bạn trong lớp và có thái độ vô lễ với thầy côgiáo trong trường, tôi đã trực tiếp trao đổi với bố mẹ em Liên để có biện pháp giáo dụckịp thời, phải theo dõi và quản lý em hàng ngày và thông báo cho bố mẹ em để có biệnpháp răn đe đến nay em Liên có tiến bộ hơn, nhận thấy việc làm sai trái của mình. Nhờsự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình; giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đìnhcả sự đóng góp không nhỏ của bè bạn trong tập thể lớp nữa đã giáo dục và cảm hóađược em Liên. Đến nay em có rất nhiều tiến bộ, nhiều cố gắng vươn lên trong mọi hoạtđộng của lớp.5. Giáo dục học sinh trong công tác đoàn thể:Cùng với Đội xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh. Một chi đội xuất sắc,giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho đội TNTPHCM của lớp hoạt động và phát huy ý thức làmchủ, tính tự giác, tính chủ động của học sinh trong các hoạt động đoàn thể.Thực hiện 100% đội viên tác phong tốt. Đọc và làm theo báo đội. Rèn luyện tốt đầy khíthế phấn đấu theo các chuyên hiệu rèn luyện đội viên. Phát động phong trào “nói lời haylàm việc tốt”. Thành lập đội cờ đỏ của lớp, thường xuyên tham gia tích cực các hoạtđộng do trường, đoàn thể, liên đội đề ra.Tổ chức đại hội chi đội, bầu ra ban chấp hành chi đội, đề ra phương hướng hoạt độngcủa chi đội. Tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua, sinh hoạt ngoại khóa,các hoạt động đội mà liên đội tổ chức: chuyên mục“ Em yêu khoa học’’, sưu tầm tranhảnh về truyền thống, về anh bộ đội cụ Hồ, hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dângian, thi kể chuyện về Bác Hồ, kể về Gia lai quê hương em và tìm hiểu về 1 nghìn nămTrang 13Thăng Long... Các hoạt động này thường có sức hấp dẫn và thu hút học sinh cả lớp đềutham gia, các em hăng say tham gia, hòa mình và hết sức vì tập thể. Qua đó học sinh thểhiện được khả năng của mình, tinh thần ham hiểu biết, ý chí chiến thắng, sự đoàn kết,sức rướn, sức bật, khả năng nhạy cảm linh động, hoạt bát, óc sáng tạo của học sinh. Bêncạnh đó các họat động văn nghệ, trò chơi, lao động trường lớp, lao động tự phục vụ, ýthức bảo vệ của công, môi trường đều góp phần rèn luyện các em phát triển cả trí tuệ lẩnthể chất.6.Giáo dục trong hoạt động lao động:Lao động là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành tâm lý, nhâncách của các em từ lúc nhỏ. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, lao động tự phục vụ, lao độngcông ích như làm kế hoạch nhỏ, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, chăm sóc côngtrình Măng Non, cây cảnh, vườn hoa, vườn cỏ ở trong trường, vườn nhà, lao động vệsinh trường lớp... Thông qua lao động nhiều điều học được trong lớp được sáng tỏ thêmvà quan trọng hơn cả là nhờ lao động tri thức được cũng cố, đào sâu, được cụ thể rấtphù hợp với các em. Lao động ngoài việc tránh cho các em nhàn cư, lười biếng còn cótác dụng trong việc rèn luyện tính chịu khó, siêng năng, tính kỷ luật, tính tổ chức, biếtkính trọng người lao động, giữ hóa, trí tuệ được phát triển, thế giới quan dần dần đượchình thành. Ví dụ như khi học môn khoa học, thực hành gieo hạt, nẩy mầm, thành câycon, Giáo viên hướng dẫn cho các em ươm cây đậu, cây lạc vào trong bì ni lông hàngngày tưới nước cho cây, sau hai đến ba ngày cây sẽ nảy mầm, các em tích cực sôi nổithực hành ở vườn nhà một cách hứng thú. Điều đó chứng tỏ thông qua lao động đã bồidưỡng cho tâm hồn các em thêm phong phú về tình yêu trong lao động, yêu thiên nhiên,yêu cảnh quan môi trường chung quanh.III KẾT QUẢTừ những việc làm cụ thể trên, đến cuối năm học 2015 – 2016 lớp tôi đã đạt được kếtquả như sau:Tổng sốHọc lựcPhẩm chấtTrang 14học sinh35SL35ĐạtTL100%SLChưa đạtTLHoàn thànhSLTL35100%Chưa hoàn thànhSLTLPhấn đấu đến cuối học kì II của năm học 2015 – 2016 tất cả các học sinh sẽ cố gắngthực hiện tốt phẩm chất đạo đức. Các em đã biết thực hiện những hành vi lối sống vănminh, tiến bộ, bỏ được những thói hư tật xấu. Nhiều em đầu năm còn nghịch, nhưng nayđã tiến bộ hẳn. Không còn học sinh nghịch ngợm, ham chơi trốn học ...IV/ KẾT LUẬN:Các biện pháp trên đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dụcđạo đức cho học sinh tiểu học và phương pháp học tập tốt. Người giáo viên tiểu họccần:Biết đưa học sinh vào hoạt động có tính giáo dục.Biết lựa chọn điều kiện phù hợp.Biết theo dõi và đánh giá hoạt động.Động viên, nhắc nhở kịp thời.Thường xuyên gần gũi với các em.Tránh các trường hợp giáo dục cứng nhắc.Giáo dục và đào tạo chủ nhân tương lai đất nước trong thiên niên kỷ mới đòi hỏi conngười của thế hệ trẻ phải phát triển toàn diện cả đạo đức trí tuệ, cả tâm hồn lẫn thể chất.Điều đó chứng tỏ yêu cầu giáo dục ngày càng cao. Chính vì thế trong mọi hoạt độnggiảng dạy của người giáo viên đều mang tính giáo dục, tính sư phạm, tính giáo dục bắtnguồn từ những việc làm cụ thể, cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói, những thực tiễncuộc sống. Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội là môi trường tốt chohọc sinh hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách tốt.ĐỀ XUẤT:Đối với nhà trường :Trang 15Cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thường xuyên bằng nhiều hình thức như: Thôngqua các buổi học bồi dưỡng Chính trị, Nghị quyết và các chuyên đề về học tập tư tưởngtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, những tiết dạymẫu, thao giảng, hội giảng.... để góp ý rút kinh nghiệm.Khen thưởng kịp thời đối với từng giáo viên.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:Giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, gần gũi với học sinh để giúp học sinh khắcphục những khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.Tăng cường công tác chủ nhiệm.Rà soát lại các đối tượng học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục tốt hơn.Bám sát vào chuẩn kiến thức - kĩ năng để dạy.Luôn tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp không tự ty, dấu dốt.Sử dụng các trò chơi lồng ghép vào từng tiết học có hiệu quả.Động viên, khen ngợi học sinh kịp thời, tránh phê bình trước lớp.Có thái độ đối xử công bằng, không thiên vị em này coi nhẹ em kia.Thường xuyên nắm bắt thông tin hai chiều để làm tốt công tác chủ nhiệm.Lựa chọn các phương pháp phù hợp với khả năng tiếp thu bài học của học sinh.Chú ý tiến hành khâu thiết kế bài học dựa trên cơ sở nắm vững đối tượng, nội dung vàmục tiêu cần đạt được của từng bài.Xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh - giáo dục tình yêu thương, đoàn kết, biết giúpđỡ nhau trong học tập, lao động và các hoạt khác.Kiên trì giáo dục học sinh chậm tiến, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Biết kết hợp nhuần nhuyển giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Đặc biệt Giáo viên cầncó sự quan hệ mật thiết với gia đình học sinh, thường xuyên thông tin kịp thời nhữngdiễn biến cho phụ huynh học sinh để có sự phối hợp tích cực trong công tác giáo dục.Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ mà trong quá trình công tác tôi đã thực hiện vàmang lại được những kết quả khả quan trong công tác chủ nhiệm, giáo dục phẩm chấtđạo đức học sinh. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các đồng chí, đồngnghiệp để giúp tôi thành công hơn trong công tác của mình.Trang 16Xin chân thành cám ơn.Chư Prông, ngày 20 tháng 09 năm 2016.Người viếtHoàng Thị ThủyMỤC LỤCPhần 1: ĐẶT VẤN ĐỀTrang 17I. Lí do chọn đề tài.trang 1II. Mục đích của bản SKKN.trang 1III. Phương pháp tổng kết.trang 1IV. Thời gian tổng kết.trang 1Phần II: NỘI DUNGI.THỰC TRẠNGtrang 21)Ưu điểmtrang 22)Tồn tạitrang 23)Nguyên nhântrang 23.1. Về phía học sinhtrang 33.2. Về phía giáo viêntrang 4II. MỘT SỐ BIỆN PHÁPtrang 41)Giáo dục đạo đức học sinhtrang 42) Giáo dục tình thương yêu đoàn kết trong học sinhtrang 63)Giáo dục học sinh trong học tậptrang 73.1. Xây dựng nề nếp lớptrang 83.2. Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ lớptrang 93.3.Xây dựng nề nếp học tập4) Giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hộitrang 114.1 Giáo dục trong nhà trườngtrang 124.2. Giáo dục trong gia đình5) Giáo dục học sinh trong công tác đoàn thểtrang 136) Giáo dục trong hoạt động lao độngtrang 14III.KẾT QUẢtrang 15IV.KẾT LUẬNĐỀ XUẤTtrang 16BÀI HỌC KINH NGHIỆMTrang 18