Rạn xương bao lâu thì lành

Rạn xương bao lâu thì lành
Rạn xương bao lâu thì lành

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng Cập nhật: 4 tuần trước

Rạn xương bao lâu thì lành
Rạn xương bao lâu thì lành

Mặc dù là đoạn xương dài và chắc nhất cơ thể nhưng xương đùi vẫn có khả năng bị gãy. Nguyên nhân nào có thể gây nên vấn đề này? Đâu là cách điều trị hiệu quả? Gãy xương đùi bao lâu thì lành? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi các thông tin dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé!

Xương đùi là xương dài và chắc, khỏe nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, đoạn xương này vẫn có khả năng bị gãy nếu trực tiếp chịu tác động từ một lực lớn.

Tùy theo vị trí và mô hình gãy xương cũng như tình trạng thương tổn của các mô mềm (da, cơ, dây chằng…) xung quanh, gãy xương đùi được phân loại thành nhiều nhóm gồm:

  • Gãy xương ngang (vết gãy xuyên qua trục xương đùi)
  • Gãy xương xiên (vết gãy chạy dọc theo trục xương)
  • Gãy xương xoắn ốc (đường đứt gãy bao quanh trục xương)
  • Gãy xương nhiều mảnh (số lượng mảnh xương gãy được tìm thấy nhiều hơn ba)
  • Gãy xương kín (da còn nguyên vẹn)
  • Gãy xương hở (mảnh xương gãy chọc thủng qua da)

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương đùi là gì?

Xương bị gãy thường gây đau nghiêm trọng ngay lập tức. Bạn không thể đứng bên chân bị thương. Chân có thể bị biến dạng, co ngắn hơn chân kia và không còn thẳng nữa. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức khi bạn có các triệu chứng gãy xương đùi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra gãy xương đùi?

Gãy thân xương đùi ở người trẻ thường do một số loại va chạm rất mạnh. Nguyên nhân phổ biến nhất của gãy xương đùi là tai nạn xe hay rơi từ trên cao xuống, vết thương do đạn bắn.

Một sự cố với lực nhẹ hơn như ngã từ tư thế đứng có thể gây ra rạn vỡ xương đùi ở người lớn tuổi bị yếu xương.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương đùi?

Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về bối cảnh chấn thương cũng như bệnh sử của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Quá trình chân bị thương
  • Bệnh nền (cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn hoặc dị ứng…)
  • Những loại thuốc bạn đang dùng

Tiếp theo, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra và đánh giá các dấu hiệu bất thường (đùi hoặc chân biến dạng, nứt da, các vết bầm tím hoặc mảnh xương xuyên thủng qua da…). Sau đó, người bệnh có thể làm thêm một số thủ thuật xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp X-quang.

Dựa vào các kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng cũng như hướng điều trị hiệu quả, phù hợp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương đùi?

Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn trong việc điều trị gãy xương ở đùi. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Điều trị bảo tồn: gồm nắn bó bột hoặc kéo liên tục, chủ yếu dành cho những trường hợp như:
    • Người cao tuổi
    • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
    • Nứt, rạn xương hoặc gãy xương kín
    • Người bệnh không đạt tiêu chuẩn phẫu thuật (bệnh nền, sốc…)
  • Điều trị phẫu thuật: thường dành cho các trường hợp:
    • Người trưởng thành và trẻ lớn hơn 12 tuổi
    • Điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả như mong đợi
    • Các mảnh xương gãy dịch chuyển quá nhiều, không đúng vị trí

Gãy xương đùi bao lâu thì lành?

Thông thường, thời gian để xương hồi phục là từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, các chi dưới có thể mất thời gian lâu hơn do phải chịu trọng lượng của cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí gãy xương mà thời gian bình phục sẽ khác nhau. Tốt nhất bạn nên tái khám thường xuyên để biết tiến độ phục hồi của xương và biết khi nào mình có thể tập đi.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để giúp xương nhanh hồi phục. Bạn nên thiết kế chế độ ăn có đầy đủ chất đạm, chất béo và bột đường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương như: kẽm, canxi, magie, axit folic, vitamin B12…

  • Canxi có trong cải bắp, trứng, sữa, hải sản…
  • Magie có trong chuối, rau xanh, cá trích, cá thu, sản phẩm từ sữa…
  • Kẽm có trong cá biển, hải sản, hạt hướng dương, hạt bí ngô, ngũ cốc…
  • Axit folic có trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị gãy xương đùi tốt nhất nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  • Gãy xương khuỷu tay di lệch.
  • Gãy xương hở (các mảnh xương đã làm thủng da ra ngoài).

Do nguy cơ nhiễm trùng cao nên các vết thương gãy xương hở cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, thường là trong vòng vài giờ sau khi chẩn đoán. Lúc này, bệnh nhân có thể được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và mũi tiêm phòng uốn ván. Việc phẫu thuật bao gồm làm sạch các vết cắt do xương gãy, bề mặt xương; đặt các mảnh xương gãy trở lại vị trí, ngăn chúng không bị xê dịch cho đến khi lành lại.

Phục hồi chức năng

Dù điều trị phẫu thuật hay không thì việc phục hồi chức năng là cần thiết. Vì kể cả khi điều trị bảo tồn, tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau khi bó bột xảy ra rất phổ biến. Bệnh nhân cần tập luyện để lấy lại chức năng vận động như bình thường.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập đặc biệt giúp cải thiện phạm vi chuyển động, giảm độ cứng của xương khớp, tăng cường sức mạnh của cơ bắp trong khuỷu tay.

Trong vài tuần, bệnh nhân tuyệt đối không dùng tay bị thương để nâng, đẩy hoặc kéo bất kỳ vật gì.

2. Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ chấn thương và phương pháp điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, người bị gãy xương khuỷu tay phải nẹp cố định hay bó bột ít nhất từ 3-6 tuần. Sau đó, người bệnh được vận động nhẹ nhàng. Nhiều người có thể phục hồi lại chức năng vận động và sinh hoạt thường ngày sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành hoàn toàn thì có thể mất thời gian từ 1 năm hoặc hơn.

Một số trường hợp hình ảnh X-quang cho thấy xương khuỷu tay của bệnh nhân đã lành lại hoàn toàn nhưng chức năng chuyển động ở khuỷu tay vẫn còn hạn chế. Đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian.

Thay vì quá lo lắng trong trường hợp của mình, gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Người bị gãy xương nên ăn gì để hồi phục nhanh hơn

Rạn, nứt xương tuy chưa gãy xương nhưng không nên chủ quan bởi vì có thể dẫn đến một số biến chứng bất lợi cho người bệnh.

Rạn, nứt xương là gì?

Rạn, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch (xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa bị thòi ra ngoài da). Nứt  xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương. Theo chuyên gia sơ cứu xương người Australia - Tony Coffey, xương được bọc kiên cố với các tế bào canxi và có phần lõi tủy mềm, nơi các tế bào máu được sản sinh. Một thanh xương bị nứt - rạn khi có lực mạnh tác động quá sức chịu đựng của xương và đi kèm với xương là các bó cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu đều bị ảnh hưởng khi một đoạn xương gặp tai nạn rạn, nứt.

Rạn xương bao lâu thì lành

Hình ảnh phim chụp Xquang xương bình thường và xương bị gãy.

Nguyên nhân gây rạn, nứt xương

Tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ví dụ công nhân vận hành máy và tai nạn do chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, trượt pa tanh…) là những nguyên nhân hay gặp nhất. Ngoài ra, do ngã bị trơn trượt, lên xuống cầu thang hoặc do bị đánh, chém bằng vật cứng (dao, mác, gươm, gậy…). Một số bệnh lý về xương có thể gây nứt, rạn xương như loãng xương (thường hay gặp nhất là phụ nữ mãn kinh, thiếu hormon sinh dục nữ) hoặc do viêm xương (hay gặp nhất là viêm xương do đóng đinh nội tủy không tuyệt đối vô khuẩn bởi dụng cụ y tế hoặc do không khí buồng mổ hoặc do bàn tay cán bộ y tế lúc tiến hành phẫu thuật không tuyệt đối vô trùng), u xương, viêm khớp dạng thấp, xương thủy tinh...

Dấu hiệu nứt xương, rạn xương

Đau là triệu chứng gặp đầu tiên và hầu hết đều có. Tuy nhiên, một số trường hợp nứt xương kín đáo, có thể không đau, chỉ đau khi vận động hoặc khi sờ, nắn.

Thông thường, khi bị rạn, nứt xương có hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn vận động chỗ bị nứt xương nếu xương bị nứt nhiều, phức tạp. Trường hợp nứt, rạn xương lớn (như xương đùi, xương chậu, xương sọ não…) hay kết hợp với đa chấn thương, bệnh nhân có thể bị sốc. Tại vị trí xương nứt, rạn tổ chức cơ, gân, dây chằng, da có thể thấy sưng nề, bầm tím, biến dạng...

Để chẩn đoán chính xác rạn, nứt xương, cần chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt hơn là chụp cộng hưởng từ (MRI), nhất là xương chậu, xương sọ, xương đá...

Rạn xương bao lâu thì lành

Bệnh nhân chuẩn bị chụp Xquang đầu gối.

Biến chứng có thể xảy ra khi rạn, nứt xương

Tùy theo vị trí rạn nứt xương, nếu ở các vị trí không nguy hiểm (cẳng tay, chân…) thì chỉ cần xử trí tốt (bó bột, bất động…) là bệnh dần dần ổn định nhưng ở các vị trí như chấn thương sọ não kín nếu không cẩn thận, xử trí kịp thời có thể xảy ra nguy hiểm, thậm chí tử vong. Hoặc chấn thương kín xương đá. Xương đá là một cấu trúc giải phẫu xương sọ trực thuộc hệ thống xương ở nền sọ, nơi chịu trách nhiệm nâng đỡ 2 bán cầu đại não và cho phép các dây thần kinh sọ đi qua. Trong xương đá có dây thần kinh số VII đi qua. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm chi phối cho vận động của các cơ mặt cùng bên nên khi xương đá bị vỡ sẽ có nguy cơ chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh này gây nên tình trạng liệt VII ngoại biên, biểu hiện mắt nhắm không kín, nếp nhăn trán bên liệt mờ, nhân trung lệch về một bên, rãnh mũi má bên liệt mờ. Hoặc rạn, nứt xương chậu, nếu không được cấp cứu, xử trí đúng có thể để lại di chứng nặng nề (sốc), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu gặp phải sẽ không ít bị phiền muộn khi sinh nở.

Xử trí thế nào?

Sau tai nạn, nếu đau nhức, rất khó chịu vùng xương nào đó, nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay không nên chủ quan để đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Ở bệnh viện, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí của xương, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho từng trường hợp trên nguyên tắc cố định (bó bột, nẹp…) và bất động kết hợp với giảm đau, chống phù nề và dinh dưỡng tốt để chóng liền xương.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương, bao gồm các yếu tố tại chỗ và toàn thân.

Mức độ chấn thương tại chỗ: Nứt xương mà bị chấn thương tại chỗ nhiều, các tổ chức phần mềm quanh xương bị tổn thương nhiều, sẽ liền xương chậm hoặc mất chất xương hoặc bị kéo quá nhiều sẽ chậm liền xương. Nếu nắn nhiều lần, bất động kém sẽ khó tạo được các cầu ở can xương, vì vậy, sẽ chậm liền xương. Tai hại hơn là bị nhiễm khuẩn, nếu nứt xương có kèm bị nhiễm khuẩn hoặc do loãng xương, u xương, bệnh loạn sản xơ,... liền xương sẽ chậm hoặc không liền.