Ra máu sau 6 ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không

Dù khá an toàn và hiệu quả, nhưng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây ra tác dụng phụ như: Chảy máu âm đạo, đau bụng, buồn nôn…

Thông thường, tác dụng phụ này không đáng lo ngại, bởi thuốc tránh thai khẩn cấp chứa thành phần progestin, estrogen với hàm lượng cao có thể khiến người dùng bị chảy máu. Hiện tượng này sẽ hết sau vài ngày uống thuốc hoặc hết khi chu kỳ kinh nguyệt của tháng tới có lại. Tuy nhiên có một số trường hợp chảy máu âm đạo là bất thường, đặc biệt là với người sử dụng thuốc không đúng cách, như: Dùng nhiều lần hơn so với khuyến cáo, dùng khi không chắc trước đó đã mang thai hay chưa…

Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Đặc biệt là đối với người không biết mình đã có thai trước khi dùng thuốc, hiện tượng chảy máu có thể là do bị sảy thai; thai ngoài tử cung...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù các tác dụng phụ nêu trên là không đáng lo ngại, nhưng nếu thấy nôn nhiều sau uống thuốc; bị đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt, đăc biệt là chảy máu ngày càng nhiều thì cần đi gặp bác sĩ ngay. Tốt nhất nên đến ngay bệnh viện có chuyên khoa sản phụ để được khám kịp thời.

Bởi như trên đã nêu, nếu bạn không biết trước đó đã mang thai, việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến bạn bị sảy thay. Hoặc hiện tượng thai ngoài tử cung là tình trạng cấp cứu khẩn, nếu để muộn dẫn đến thai ngoài tử cung bị vỡ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong rất nhanh do hiện tượng mất máu. 

Một số lưu ý khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là công cụ "chữa cháy" cho chị em, nhưng chỉ dùng trong các trường hợp khẩn cấp, do quan hệ tình dục không an toàn. Vì thế cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Nên dùng các biện pháp tránh thai an toàn khác như: Sử dụng bao cao su cho nam giới, màng đặt âm đạo, thuốc tránh thai hằng ngày...

Khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp cần lưu ý một số điều như sau:

- Không nên lạm dụng thuốc: Không sử dụng quá 2 lần/1 tháng. Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm thay đổi, biến động chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ , với các hiện tượng như rong kinh, chậm kinh… Sử dụng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh; nguy cơ chửa ngoài tử cung cao…

- Thuốc có tác dụng tốt nhất trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục. Cụ thể:

+ Thuốc có tác dụng lên đến 95% nếu uống trong 24 giờ đầu sau quan hệ tình dục.

+ Từ sau 24 đến 48 giờ, thuốc đạt hiệu quả 85%.

+ Từ sau 48 đến 72 giờ, thuốc chỉ còn hiệu quả tránh thai là 58%.

Chính vì thế nên có lời khuyên: Sau khi sử dụng thuốc, đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn không thấy có kinh, cần kiểm tra xem mình có mang thai hay không. Bởi dù đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nhưng vẫn còn một tỉ lệ nhỏ mang thai ngoài ý muốn

Thuốc tránh thai khẩn cấp là con dao 2 lưỡi, nó có thể hiệu quả cao trong việc ngừa thai và khá an toàn nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng nếu sử dụng sai cách có thể để lại hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như các rối loạn khác cho phụ nữ. Khi buộc phải dùng thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện bất thường.

Mời độc giả xem thêm video:


Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể là tác dụng phụ của thuốc nhưng cũng có khả năng bạn bị sẩy thai hay thai ngoài tử cung.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những lựa chọn dành cho các bạn gái khi quan hệ tình dục không an toàn. Đây là loại thuốc viên tránh thai có chứa ulipristal (Ella) và levonorgestrel (Next Choice, Plan B One-Step).

Những thuốc tránh thai khẩn cấp này khá an toàn, nhưng thỉnh thoảng, bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ của thuốc như ra máu âm đạo bất thường. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nếu ra gặp tình trạng ra máu như kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Tại sao uống thuốc tránh thai lại ra máu?

Trong hầu hết các trường hợp, uống thuốc tránh thai bị ra máu là hiện tượng bình thường. Việc này có thể xảy ra với mọi thuốc viên tránh thai khẩn cấp. Lý do là vì trong các viên thuốc này chứa progestin hay estrogen, các hormone có thể khiến bạn ra máu âm đạo và điều này là bình thường. Bạn sẽ không còn bị xuất huyết bất thường nữa sau khi hành kinh trở lại.

Tuy nhiên, có những trường hợp chảy máu là biểu hiện của nhiều tình trạng bất thường mà bạn không nên bỏ qua. Nguyên nhân của việc ra máu nhiều như vậy có thể là do sẩy thai hay thai ngoài tử cung. Nếu bị ra máu sau 7 ngày dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc khoảng thời gian ngắn/ dài hơn, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra càng nhanh càng tốt.

Hãy đọc thêm: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Cách xử lý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu

Tình trạng ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thường không kéo dài. Tuy nhiên, ra máu nhiều như khi hành kinh là điều bình thường. Những viên thuốc có chứa cả hai hormone progestin và estrogen càng làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ này.

Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau bụng dưới, ngực căng đau hơn bình thường và rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khoảng 7 ngày hoặc ngắn hơn. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp ra máu nhiều hoặc kéo dài, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra.

Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu uống thuốc tránh thai khẩn bị ra máu kèm xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, đau bụng quá mức chiụ đựng. Những trường hợp này cần có sự can thiệp của y tế bởi có thể nguy hiểm cho tính mạng.

Bạn cũng nên lưu ý rằng sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, kỳ kinh tiếp theo của bạn sẽ phải xuất hiện trong một tháng tới. Thông thường thì kinh nguyệt sẽ đến đúng ngày, cũng có thể lệch 1 tuần trước hay sau ngày hàng tháng. Tuy nhiên, bạn nên thử thai nếu kinh nguyệt không xảy ra như bình thường.

5 lưu ý quan trọng khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

1. Làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc

Để phòng tránh uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu âm đạo, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng. Chẳng hạn như bạn nên uống Next Choice trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ và càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên uống viên thứ hai sau 12 giờ. Tương tự với thuốc Plan B One-Step vì cả hai thuốc trên đều là loại thuốc viên chỉ chứa progestin. Còn đối với thuốc Ella, bạn nên uống sớm nhất có thể và không được quá 120 giờ sau khi quan hệ tình dục.

2. Nôn sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Đây cũng là một tác dụng phụ thường thấy với thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhưng nếu nôn trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có cần uống liều lặp lại hay không.

3. Dùng biện pháp tránh thai khác

Thuốc tránh thai khẩn cấp mặc dù hiệu quả nhưng không có tác dụng kéo dài. Vì thế, nếu bạn quan hệ tình dục sau vài ngày hay vài tuần dùng thuốc bạn vẫn có thể mang thai. Bạn nên dùng biện pháp tránh thai khác ngay để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

Hãy đọc thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn: Nên tin dùng cách nào

4. Kiểm tra xem bạn có mang thai không

Nếu nghi ngờ không phải do uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, bạn nên kiểm tra xem bản thân có mang thai không nếu kỳ kinh tiếp theo không đến. Nếu kỳ kinh bạn trễ và bạn không mang thai, bạn có thể chờ thêm vài tuần nữa để xét nghiệm lại.

5. Tầm soát bệnh lây lan qua đường tình dục

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên khám bác sĩ phụ khoa. Những xét nghiệm bạn có thể cần làm như tìm lậu cầu, chlamydia và trichomonas trong dịch âm đạo. Bạn cũng nên xét nghiệm máu để kiểm tra HIV, giang mai và herpes sinh dục. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải xét nghiệm HIV ngay lập tức và sau 6 tháng.

Mặc dù tỷ lệ tránh thai của thuốc viên này rất cao, nhưng vẫn có ít trường hợp bạn vẫn mang thai dù đã uống thuốc. Bạn nên đến khám, suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có giữ đứa bé hay không và tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp giống như một “công cụ chữa cháy”, vì thế bạn không nên lạm dụng và sử dụng nhiều loại thuốc này để tránh những biến chứng không mong muốn. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán và tìm giải pháp tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề