Quy trình dạy tập làm văn lớp 4 năm 2024

Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ, bởi vì:

- Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành.

- Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.

Trong chương trình tiếng Việt mới ở tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của các đơn vị kiến thức. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa (hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện kĩ năng làm văn của học sinh.

Bạn đang xem tài liệu "Các bước dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4 - 5 1.Hoạt động khởi động : GV tổ chức linh hoạt với nhiều hình thức phù hợp với bài . 2. Hoạt động hình thành kiến thức : Đối với loại bài dạy lý thuyết: * Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu của tiết học (chú ý làm nổi bật mối quan hệ nội dung tiết học này với tiết học khác. * Hình thành khái niệm: - Phân tích ngữ liệu: hướng dẫn phân tích ngữ liệu - Ghi nhớ kiến thức: Cho HS đọc thầm và nhắc lại ghi nhớ SGK. * Hướng dẫn luyện tập: hướng dẫn HS luyện tập thực hành. B. Đối với loại bài thực hành: - Giới thiệu bài: - GV hướng dẫn HS thực hành làm các bài tập theo yêu cầu của từng bài.(tùy theo từng bài mà lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp ) . - HS nhận xét, sửa sai. -GV chốt lại những kiến thức kĩ năng mà HS cần nắm được thông qua các bài tập . 3. Hoạt động vận dụng - Chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững. - Nêu những yêu cầu cần thực hành ở nhà. - Dặn dò HS thực hành và chuẩn bị bài cho bài sau. - Nhận xét tiết học. 4. Hoạt động sáng tạo . Tùy theo nội dung bài mà GV lựa chọn ND sáng tạo cho phù hợp với NL của HS . QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 5 THỂ LOẠI: TẢ CẢNH - TIẾT 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH. 1.Hoạt động khởi động : GV tổ chức linh hoạt :VD: - Cho HS kể các thể loại văn đã học ở lớp 4. - GV nhắc lại các thể loại văn đã học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức : 2.1 .Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. 2.2. Nội dung: a.Tìm hiểu phần nhận xét: * Xác định yêu cầu của bài 1: - HS tìm và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn. - Xác định nội dung của mở bài, thân bài, kết bài của bài văn. - GV chốt lại nội dung của từng phần trong bài. - Thứ tự của bài văn tả cảnh. * Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài 2 - HS thực hiện theo yêu cầu của bài + Đọc thầm bài yêu cầu Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào? - GV chốt lại nội dung bài. b. Ghi nhớ: - Rút ra ghi nhớ. - Cho HS đọc ghi nhớ 2.3. Phần luyện tập: - Xác định yêu cầu của phần luyện tập - Thực hiện theo yêu cầu của bài tập - GV - HS nhận xét sửa sai. 3. Hoạt động vận dụng - Chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững. - Nêu những yêu cầu cần thực hành ở nhà. - Dặn dò HS thực hành và chuẩn bị bài cho bài sau. - Nhận xét tiết học. 4. Hoạt động sáng tạo . Tùy theo nội dung bài mà GV lựa chọn ND sáng tạo cho phù hợp với NL của HS .

QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 5 THỂ LOẠI: TẢ CẢNH TIẾT : LUYỆN TẬP. 1.Hoạt động khởi động : GV tổ chức linh hoạt với nhiều hình thức phù hợp với bài 2. Hoạt động luyện tập thực hành 2.1. Giới thiệu bài: 2.2 Hướng dẫn HS luyện tập: - GV tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các nội dung các bài tập theo yêu cầu trong bài. 3. Hoạt động vận dụng - Chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững. - Nêu những yêu cầu cần thực hành ở nhà. - Dặn dò HS thực hành và chuẩn bị bài cho bài sau. - Nhận xét tiết học. 4. Hoạt động sáng tạo . Tùy theo nội dung bài mà GV lựa chọn ND sáng tạo cho phù hợp với NL của HS .

nguon VI OLET

Chủ đề