Quy trình cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất năm 2024

Một người trưởng thành sẽ có khoảng 4,5 -5,5 lít máu, chiếm khoảng 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu cơ thể bị mất trên 1/3 tổng lượng máu thì nhiều cơ quan sẽ rối loạn chức năng, có thể gây sốc (1). Mất từ 40% máu trở lên sẽ dẫn đến tình trạng tử vong (2). Vì vậy, việc biết cách sơ cứu cầm máu đúng kỹ thuật có thể giúp duy trì chức năng sống cho người bệnh.

Mục tiêu của việc sơ cứu cầm máu

Mục tiêu sơ cứu cầm máu giúp người bệnh ngưng chảy máu, giữ được tính mạng cho người bệnh khi xảy ra tai nạn, giúp tránh rối loạn tuần hoàn, tránh ngưng tim ngưng thở. Băng bó giúp vết thương ngừng chảy máu còn giúp bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân có hại từ môi trường xung quanh có thể gây nhiễm trùng. (3)

Cách sơ cứu cầm máu với một số trường hợp chảy máu thường gặp

Sơ cứu không đúng cách có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bị thương, vì vậy việc cầm máu cực kỳ quan trọng.

Cách sơ cứu cầm máu với chảy máu từ tĩnh mạch, mao mạch

Tĩnh mạch

Tuy rằng chảy máu tĩnh mạch không nghiêm trọng như chảy máu động mạch, nhưng chúng vẫn có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì thiếu oxy nên máu từ tĩnh mạch thường sẫm màu hoặc hơi xanh so với bình thường vì nó không còn oxy. Mặt khác, máu ở tĩnh máu khi di chuyển về tim lại ít chịu áp lực so với máu động mạch, do đó nó hơi đặc, chảy đều đặn ra khỏi cơ thể.

Các bước sơ cứu tĩnh mạch thường giống với các bước sơ cứu động mạch:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ và mang găng tay y tế. Nếu không có găng tay, hãy bọc tay trong túi nhựa hoặc nhiều lớp vải sạch.
  • Xác định vết thương. Nếu cần thiết có thể cởi hoặc cắt quần áo của nạn nhân để lộ vết thương.
  • Nếu vết thương ở tay, nâng vết thương lên cao hơn so với vị trí của tim. Nếu vết thương ở chân hoặc chi dưới, để người bệnh nằm xuống và kê cao chân so với tim.
  • Đặt gạc hoặc vải sạch lên vết thương. Nếu không có các vật dụng này hãy dùng một tay thay thế tạm thời.
  • Dùng lực đè xuống miệng vết thương trong 5 phút. Dùng ngón tay cho vết thương nhỏ và lòng bàn tay cho vết thương lớn
  • Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, hãy đặt thêm một miếng vải lên trên. Tạo áp lực mạnh hơn nhưng không loại bỏ lớp vải đầu vì điều này có thể làm gián đoạn quá trình đông máu.
  • Gọi ngay 115 nếu máu vẫn chảy nhiều hoặc người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê.

Chảy máu tĩnh mạch thường dễ kiểm soát hơn chảy máu động mạch. Tuy nhiên nếu vết thương quá sâu cũng rất khó để cầm máu. Vì vậy cần khẩn trương chuẩn bị các biện pháp y tế để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

Cẩn thận để tránh tình trạng chảy máu khi luyện tập các bộ môn thể thao

Mao mạch

Chảy máu mao mạch khá phổ biến xảy ra do tổn thương da. Nếu như chảy máu động mạch dễ phun thành tia hoặc chảy máu tĩnh mạch rỉ rả thì chảy máu mao mạch thường là những vết máu nhỏ giọt trên bề mặt vết thương. Chảy máu mao mạch diễn ra trong những mạch máu nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch. Vì các mao mạch nằm gần bề mặt da chứ không sâu bên trong cơ thể nên vết thương ít nghiêm trọng và dễ xử lý nhất. Cách điều trị vết thương từ mao mạch khá đơn giản và dễ áp dụng:

  • Rửa vết thương dưới vòi nước với xà bông hoặc chất tẩy rửa không gây tổn hại đến tế bào mô bên trong.
  • Lưu ý rửa vết thương dưới vòi nước có áp suất mạnh để loại bỏ chất gây ô nhiễm, giúp ngăn nhiễm trùng.
  • Sau khi vệ sinh tay sạch sẽ, dùng bông băng sát khuẩn đè lên miệng vết thương. Thường thì chảy máu mao mạch sẽ tự động ngừng lại sau một khoảng thời gian nhất định.

Trường hợp máu chảy từ động mạch hoặc 1 phần chi bị cắt cụt, dập nát

Chảy máu động mạch là loại chảy máu nghiêm trọng và khẩn cấp nhất bởi vì có thể mất một lượng máu lớn trong thời gian cực ngắn. Chảy máu động mạch sẽ có màu đỏ tươi do chứa nhiều oxy, phát ra theo nhịp và xung, tương quan với nhịp đập của tim. Động mạch có tác dụng co giãn để hỗ trợ bơm máu cho tim, điều này làm cho áp suất máu lớn, vì vậy rất khó cầm máu động mạch.

Nếu thấy lượng máu phun ra nhiều và tạo thành tia thì ngay lập tức dùng vải băng vết thương và ấn mạnh để tạo áp lực. Cần hành động nhanh chóng trước khi người bệnh mất quá nhiều máu và gây ra cơn co giật. Sau đó, nhờ người gọi cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để cầm máu và sát trùng vết thương.

Nếu người bệnh co giật nên cho nạn nhân nằm gác chân lên gối cao khoảng 25-30 cm để phòng các triệu chứng co giật (như tụt huyết áp). Nếu da người bệnh xanh xao và chân trở nên lạnh, hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Sơ cứu vết thương từ động mạch gồm các bước như sau:

  • Bước đầu tiên đeo găng latex và gạc vô trùng tạo áp lực lên vết thương gây ngưng chảy máu bằng tay. Việc liên hệ với số điện thoại khẩn cấp 115 để được trợ giúp y tế cũng rất quan trọng.
  • Bước tiếp dùng gạc vô trùng băng vết thương lại để tiếp tục tạo áp lực cầm máu.
  • Khi máu chảy ra từ động mạch ở cánh tay hoặc chân thì nâng cao hơn vị trí của tim.
  • Nếu tất cả các nỗ lực cầm máu trên đều thất bại, có thể nghĩ ngay đến biện pháp đặt garô lên trên vết thương đang chảy máu. Kỹ thuật này thường áp dụng cho vị trí chảy máu ở chân hoặc cánh tay, 1 phần chi bị cắt cụt hoặc dập nát, không thể dùng băng ép để xử lý vết thương, hoặc gãy xương tay chân.

Sơ cứu cầm máu khi máu chảy từ mũi

Hầu hết các trường hợp chảy máu cam không nghiêm trọng; nhất là ở trẻ em. Riêng ở người lớn, chảy máu cam có thể do các bệnh lý liên quan đến huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Các bước sơ cứu khi bị chảy máu cam bao gồm:

  • Cho người bệnh ngồi thẳng, nghiêng đầu về phía trước. Điều này sẽ làm giảm áp lực trong tĩnh mạch mũi và làm chậm quá trình chảy máu, ngăn máu chảy xuống dạ dày gây buồn nôn.
  • Bóp chặt cánh mũi và thở bằng miệng từ 5 – 10 phút cho đến khi ngừng chảy máu.
  • Khi mũi ngừng chảy máu, hướng dẫn người bệnh không xì mũi trong vài ngày. Bởi động tác này có thể khiến chảy máu lại.
  • Nếu máu không ngừng chảy sau khoảng 20 phút hoặc trong trường hợp mũi bị gãy có liên quan đến ngã hoặc chấn thương, hãy gọi 115 hoặc đường dây nóng của các bệnh viện gần nơi xảy ra tai nạn.
    Hầu hết các trường hợp chảy máu cam không nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em

Việc chảy máu cam thường xuyên tái phát có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, cần gặp bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Trường hợp chảy máu từ miệng

Chảy máu từ miệng thường do lở miệng, bệnh nướu răng (bệnh nha chu) hoặc số lượng tiểu cầu thấp do tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị. Chảy máu miệng cũng có thể do các hoạt động hàng ngày như đánh răng và dùng chỉ nha khoa, hoặc do một số tác dụng phụ khác như khô miệng và lở miệng. Người bệnh có thể thử các phương pháp sau đây để ngăn ngừa chảy máu:

  • Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước đá 2 giờ một lần.
  • Chườm đá vào chỗ chảy máu.
  • Không nên cho người bệnh ăn các loại hạt cứng hoặc các loại thực phẩm giòn.
  • Túi trà ướt cũng là cách ngăn chảy máu miệng khá hữu hiệu.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai có nhiều calo và protein và các thực phẩm lạnh như kem, nước sốt táo, bánh pudding và sữa chua có thể làm chậm quá trình lưu thông máu.
  • Tránh đồ uống nóng, chẳng hạn như trà và cà phê, vì sức nóng có thể làm cho các mạch máu giãn ra, dẫn đến lưu lượng máu nhiều hơn.
  • Tránh dùng thuốc aspirin. Kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận trước khi mua để đảm bảo chúng không chứa aspirin hoặc hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức khi xuất hiện 1 trong số những triệu chứng sau:

  • Lần đầu tiên bị chảy máu khoang miệng
  • Máu chảy hơn 30 phút
  • Đau đầu hoặc chóng mặt
  • Nôn ra máu

Với các trường hợp khác

Chảy máu còn có thể diễn ra bên trong cơ thể do cơ quan hoặc bộ phận bên trong cơ thể bị tổn thương.

Các vị trí thường xảy ra chảy máu trong bao gồm: khớp hông, đầu gối, khuỷu tay và mắt cá chân. Chảy máu trong cũng có thể xảy ra trong não, cơ lớn, đường ruột hoặc vùng không gian xung quanh phổi.

Các hoạt động mạo hiểm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn

Các trường hợp chảy máu trong nên đi khám tại Bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Lưu ý khi thực hiện sơ cứu cầm máu

Cần xem xét để lựa chọn phương án cầm máu thích hợp cho từng loại vết thương. Tuyệt đối không tiến hành sơ cứu một cách thiếu thận trọng, đặc biệt là khi dùng garô. Đây là biện pháp cầm máu phổ biến nhất khi người bệnh bị chảy máu ồ ạt. Các lưu ý khi cầm máu bằng garô như sau:

  • Không được đặt trực tiếp garô lên vết thương. Với các vết thương nhỏ garô sẽ cách miệng vết thương 2cm về phía trên và 5cm đối với các vết thương lớn.
  • Không cột garô quá chặt hoặc quá lỏng.
  • Cứ 60 phút cần kiểm tra một lần để nới garô từ 1-2 phút.
  • Theo dõi kỹ khi đặt garô để tránh để cho phần chi không được máu nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử.
    Lưu ý không nên cột garô quá chặt hay quá lỏng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp chảy máu có thể cầm được bằng cách sơ cứu. Tuy nhiên cần liên lạc với trung tâm y tế khẩn cấp nếu gặp các tình huống sau:

  • Máu không ngừng chảy sau vài phút đè chặt
  • Máu chảy ra nhanh chóng, đó là dấu hiệu của chảy máu động mạch
  • Vết thương sâu, lớn, hoặc nhúng với một đối tượng
  • Vết thương để lộ xương
  • Vết thương liên quan đến mắt hoặc bụng
  • Vết thương ở ngực hoặc cổ và gây khó thở
  • Chấn thương là do tai nạn xe cơ giới
  • Người bệnh có dấu hiệu bị sốc

Nếu một người bị chảy máu bên ngoài nghiêm trọng, điều quan trọng là phải áp dụng sơ cứu và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Nếu một người nghi ngờ bị chảy máu trong, nạn nhân cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế để tránh trường hợp cơ thể bị sốc hoặc tệ hơn là tử vong.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cấp cứu, chấn thương, hồi sức và các điều dưỡng được đào tạo kỹ càng, huấn luyện chuyên sâu có thể tiếp nhận và xử lý các trường hợp cấp cứu khẩn cấp giúp người bệnh ổn định tinh thần, thoát khỏi tình trạng nguy kịch và phục hồi sức khỏe.

Thông qua bài viết trên hy vọng độc giả đã có thêm kinh nghiệm hữu ích về các cách sơ cứu cầm máu vết thương chảy máu. Bất kể loại chảy máu hoặc chấn thương mà một người mắc phải như thế nào, nếu chảy máu nghiêm trọng nên liên hệ với các trung tâm y tế hoặc dịch vụ cấp cứu ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Chủ đề