Quản lý tài sản công là gì năm 2024

Cụ thể tại Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:

- Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.

- Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.

- Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.

- Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công

Căn cứ theo Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công gồm:

- Cơ quan nhà nước.

- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

- Đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.

Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công

Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:

- Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;

- Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật về kế toán;

- Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;

- Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công

Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các nghĩa vụ sau đây:

- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;

- Chấp hành quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản công được Nhà nước giao;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;

Trả lời: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018); trong đó tại Điều 50 quy định nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập gồm: (1) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao (gồm: tài sản do nhà nước đầu tư, xây dựng, mua sắm; tài sản thu hồi; tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; đất được giao để xây dựng trụ sở theo quy định của pháp luật đất đai; tài sản khác theo quy định của pháp luật); (2) Tài sản được đầu tư, xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; (3) Tài sản được

hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, đối với những tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao tại điểm (1) từ ngày 1/1/2018 thì mới thực hiện việc giao theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị; đề nghị bạn đọc liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản công tại địa phương (cơ quan tài chính tại địa phương) để được hướng dẫn thực hiện./.

Hiện nay việc công khai tài sản công được quy định thế nào? Và việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công ra sao? - Thanh Thủy (Cần Thơ)

Tài sản công là gì? Quy định về công khai tài sản công (Hình từ Internet)

1. Tài sản công là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:

- Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

- Tài sản công tại doanh nghiệp;

- Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Đất đai và các loại tài nguyên khác.

2. Quy định về công khai tài sản công

Việc công khai tài sản công theo Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

- Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nội dung công khai bao gồm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;

+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;

+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.

- Hình thức công khai bao gồm:

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;

+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;

+ Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm công khai được quy định như sau:

+ Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai đối với tài sản công của cả nước;

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý;

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, sử dụng;

+ Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

3. Quy định về giám sát của cộng đồng đối với tài sản công

Việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công theo Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.

- Nội dung giám sát bao gồm:

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;

+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công;

+ Việc thực hiện công khai tài sản công.

- Hình thức giám sát bao gồm:

+ Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Tổ chức đoàn giám sát;

+ Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

+ Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.

Tài sản công do ai quản lý?

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập ...

Tài sản cố định có giá trị từ bao nhiêu?

Thủ tướng Chính phủ: Tài sản công là trụ sở làm việc có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên.

Tài sản của Nhà nước là gì?

Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. 2.

Thế nào là tài sản đặc biệt?

Tài sản đặc biệt là tài sản chỉ sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh, gồm: a) Vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt; phương tiện đặc chủng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ; b) Công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ an ninh.

Chủ đề