Quản lý quầy bar là gì

Trong một quán bar nói riêng và nhà hàng- khách sạn nói chung, trừ các vị trí quan trọng như Bartender,Barista, Bar Manager thì có một vị trí đóng vai trò không thể thiếu được- là cánh tay phải đắc lực cho quản lý và cũng là người giám sát của các nhân viên trong quầy bar trong tất cả các ngành dịch vụ đó chính là Bar Supervisor. Bar Supervisor được hiểu nôm na như là một người giám sát ở quán bar của một quán bar hay quầy bar của nhà hàng- khách sạn. Có vai trò hỗ trợ quản lý theo dõi, điều phối các hoạt động của bộ phận như chia ca, phân công công việc cho nhân viên, hỗ trợ khách hàng, và phối hợp các bộ phận khác trong bar giải quyết các phát sinh khác trong quá trình phục vụ.

Mô tả công việc:

  • Chia ca, phân công lịch làm việc cho nhân viên.
  • Hướng dẫn nhân viên cách pha chế và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cần dùng để pha chế.
  • Lên kế hoạch các nguyên liệu cần sử dụng tới.
  • Hỗ trợ nhân viên pha chế các loại nước uống do khách hàng yêu cầu.
  • Phối hợp với quản lý lên menu phù hợp với quầy bar, phù hợp với thời tiết, nhu cầu của khách hàng.
  • Hỗ trợ bộ phận marketing lên ý tưởng quảng cáo, thiết kế menu.
  • Gíam sát quá trình vệ sinh, bảo vệ trang thiết bị phục vụ cho pha chế.
  • Tiếp nhận và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của khách hàng, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng trong quá trình phục vụ.
  • Phối hợp với bộ phận an ninh xử lý khi có sự tranh chấp giữa khách hàng với khách hàng, giữa khách hàng với nhân viên đảm bảo không để hậu quả nghiêm trọng.
  • Kết hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ chuẩn nhà hàng- khách sạn.
  • Chịu trách nhiệm thu- chi trong ca phục vụ.
  • Sáng tạo những công thức mới về pha chế tạo sự mới mẻ cho khách hàng.
  • Tham gia các khóa đào tạo, nâng cao tây nghề do nhà hàng- khách sạn,hiệp hội tổ chức.
  • Tham gia các cuộc họp nội bộ định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
  • Làm báo cáo công việc cho quản lý.
  • Làm các công việc khác khi quản lý yêu cầu.

Yêu cầu chuyên môn

  • Cư xử nhã nhặn,lịch sự: Một supervisor không chỉ tiếp xúc với cấp dưới thường xuyên mà còn cả cấp trên. Ở một vị trí cấp bậc ở giữa, họ phải biết tôn trọng không chỉ sếp mà còn với cả nhân viên của mình.
  • Giao tiếp thông minh: Không riêng về các nhân viên hay sếp làm việc chung với mình, thì khách hàng chiếm vai trò rất quan trọng trong ngành dịch vụ. Với những tình huống khẩn cấp hay khiếu nại của khách hàng, không có mặt quản lý là một supervisor- chúng ta phải nói chuyện và giải quyết vấn đề khéo léo. Việc đó sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với mình cũng như nơi làm việc của mình.
  • Phong thái làm việc chuyên nghiệp: Một kỹ năng không thể thiếu của supervisor đó là tác phong chuyên nghiệp. Tác phong làm việc không chỉ thể hiện được thái độ làm việc, bộ mặt của cty. Nó còn gây tác động đến các nhân viên cấp dưới để họ học tập và làm theo
  • Công tư phân minh: Đến cuối cùng cần có ở 1 supervisor là sự công bằng. Gíam sát nhân viên cấp dưới mà không khắt khe sẽ tạo các lỗ hổng trong quy trình làm việc. Họ cần phải nhắc nhở nhân viên và báo cáo cho cấp trên. Nếu có thiên vị chắc chắn nhân viên sẽ không tôn trọng. Đồng thời gây ra sự thiếu hiệu quả và nghiêm túc trong công việc

Bí quyết trở thành một supervisor hoàn hảo:

  • Sắp xếp thời gian, công việc hợp lý.
  • Thường xuyên nói chuyện với mọi người: Tiếp xúc với nhiều người thì khả năng giao tiếp trở nên nhạy bén, giao tiếp tốt với khách hàng và nhân viên.
  • Cần có sự rạch ròi giữa công việc và tình cảm. Vì như thế sẽ được các nhân viên cấp dưới tôn trọng, không bị phân biệt.
  • Luôn nhắc nhở bản thân, phải làm gương cho các nhân viên của mình. Khắt khe với chính bản thân để luôn giữ được phong độ chuyên nghiệp. Đó là sự khác biệt đẳng cấp của các supervisor.

Yêu cầu kinh nghiệm

Đặc thù nghề nghiệp sẽ đưa ra yêu cầu nhất định của vị trí đó, và bar supervisor cũng vậy, cụ thể là:

  • Và yêu cầu đầu tiên là khả năng giao tiếp và xử lý tình huống nhanh nhẹn.
  • Quan trọng không kém đó là khả năng quản lý, quản lý ở đây tức là cách sắp xếp thời gian khoa học và phân công cho các nhân việc hợp lý.
  • Phải hiểu rõ về công việc, bất cứ nghề nào cũng vậy mình phải hiểu rõ cụ thể công việc mình đang làm và cách có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình
  • Có kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing. Vì doanh thu nhà hàng- khách sạn hay chỗ nơi làm việc của supervisor để phụ thuộc vào quá trình làm việc của một supervisor như thế nào.
  • Và điều không thể thiếu cho một ứng viên nộp đơn cho vị trí bar supervisor đó là kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm làm việc có thể học được từ việc thực tập sinh hoặc là có làm trước đó.

Kỹ năng

Cơ hội việc làm và thu nhập của Bar Supervisor có hấp dẫn không?

Từ các trang của nhà hàng- khách sạn thống kê ra thì lương của một supervisor dao động từ 5- 10 triệu đồng/ tháng. Còn về riêng đối với các quán bar thì mức lương cao hơn do thời gian làm việc trong quán bar nó khắt khe hơn so với nhà hàng- khách sạn, từ 8-20 triệu đồng/ tháng. Tùy vào môi trường làm việc khác nhau thì mức lương của bar supervisor thay đổi khác nhau.

Save time

You can rely on our amazing team of recruiters and our customer services to help you hire a Bar Supervisor in not time.

Contact Us

Công việc của Quản Lý Bar trong hình dung của mỗi người thường chỉ có kiểm soát, theo dõi các hoạt động diễn ra tại quầy bar. Tuy hiên, với mức độ quan trọng của vị trí này, người Quản Lý Bar còn đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng khác.

Pha chế không phải là công việc duy nhất người làm quản lý cần biết

Quản Lý Bar (hiện nay là Bar Trưởng) là vị trí mà không ít người khi vào làm tại một quầy bar đều ao ước được đảm nhận. Trước khi học cách làm quản lý quán bar, bạn nên hiểu rõ những công việc mà người “đứng mũi chịu sào” trực tiếp phải đảm nhận.

Quản Lý Bar là gì?

Quản Lý Bar là vị trí quan trọng, điều hành bộ phận pha chế tại quán Bar, quầy Bar trong các nhà hành, khách sạn. Người giữ vị trí này sẽ chịu trách nhiệm với những cấp quản lý cao hơn về nhân sự, dịch vụ, hoạt động kinh doanh, doanh thu,… Mức độ hiệu quả của mô hình kinh doanh, những mục tiêu đề ra có đạt được hay không, một phần phụ thuộc khả năng của Quản Lý Bar.

Mô tả công việc của Quản Lý Bar

Cách quản lý quầy bar chưa bao giờ là đơn giản bởi công việc luôn có nhiều công đoạn khác nhau và liên quan đến các vấn đề khác. Bạn có thể xem qua những công việc chính mà Quản lý Bar cần phụ trách dưới đây.

Theo dõi tài chính

Tài chính ở đây không chỉ có doanh thu, lợi nhuận mà còn bao gồm cả các khoản thu, chi khác tại quầy bar như tiền lương, xuất nhập hàng, các khoản phí phát sinh khác. Các vấn đề về tài chính, doanh thu luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của quầy bar, chính vì thế, Quản Lý Bar cần giám sát, kiểm soát chúng thật cẩn thận.

Kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu là công việc mỗi ngày của Bar Trưởng

Vận hành toàn bộ công việc

Quản Lý Bar hay Bar Trưởng là người cần hiểu rõ quy trình làm việc để điều hành sao cho các bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu ví quy trình đó là một “cỗ máy” thì người quản lý sẽ là người khởi động và giữ cho chúng luôn “chạy” tốt suốt thời gian mở cửa đón khách.

Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh

Dựa trên tình hình thực tế, Quản Lý Bar sẽ đề xuất các kế hoạch kinh doanh, các hoạt động marketing, khuyến mãi phù hợp lên cấp trên xét duyệt. Sau khi cùng thảo luận ra được kế hoạch thống nhất cuối cùng, người quản lý sẽ theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá kết quả.

Báo cáo công việc

Quản Lý Bar tổng kết tất cả các số liệu về hàng hoá, doanh thu hàng ngày, những tình huống đặc biệt xảy ra trong ca làm để báo cáo lên cấp trên. Việc tổng kết báo cáo được diễn ra hàng ngày để không bỏ qua chi tiết quan trọng nào.

Tuyển dụng và hướng dẫn nhân sự

Người chịu trách nhiệm tuyển dụng những nhân tố phù hợp với công việc và môi trường tại quầy bar không ai khác ngoài Quản Lý Bar. Nhân sự sau khi nhận việc sẽ được hướng dẫn một số nghiệp vụ quan trọng trước khi giao lại cho một nhân viên kì cựu khác theo dõi trong thời gian thử việc.

Người quản lý đồng thời là người tuyển dụng, hướng dẫn và giám sát nhân viên

Quản Lý Bar còn là người giao tiếp với khách hàng, giải quyết những trường hợp khách phàn nàn về thức uống, chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp, họ còn đứng quầy pha chế những thức uống đòi hỏi kỹ thuật khó.

Cách làm Bar Trưởng

Dù đảm nhiệm khối lượng công việc không nhỏ nhưng đổi lại, mức lương và đãi ngộ hấp dẫn khiến nhiều người ao ước được làm Quản Lý Bar. Theo lộ trình thăng tiến mới của ngành Pha Chế, Quản Lý Bar được tích hợp và được gọi theo tên mới là Bar Trưởng. Nếu muốn đảm nhiệm vị trí này, có nhiều con đường để bạn lựa chọn nhưng cần thiết nhất vẫn là rèn luyện đồng thời cả tố chất lẫn kỹ năng.

Xem xét tố chất cá nhân

Tố chất lãnh đạo luôn được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm. Nếu bạn không có suy nghĩ mình sẽ là người tiên phong, đi đầu dẫn dắt người khác thì khó trở thành một quản lý giỏi. Người làm Bar Trưởng còn cần có mối quan hệ tốt, hòa đồng, quan tâm đến nhân viên đúng lúc. Những tính cách như gia trưởng, giả dối, hách dịch,… không nên tồn tại nếu bạn đang phấn đấu làm Bar Trưởng.

Rèn luyện kiến thức bài bản

Học viên trong buổi học tìm hiểu về rượu mùi của khóa Nghiệp Vụ Bar Trưởng

Bạn cần có đầy đủ kỹ năng đáp ứng việc pha chế cocktail, pha chế cà phê và cả pha những thức uống thông dụng. Những kiến thức về giao tiếp trong ngành dịch vụ, marketing, xây dựng thực đơn, kiểm soát chi phí quầy bar,… cũng được nhà tuyển dụng đưa vào danh sách những yêu cầu mà ứng viên cần đạt được.

Công việc của Quản Lý Bar/ Bar Trưởng tuy có nhiều áp lực nhưng vẫn thu hút nhân lực. Hiện nay, có nhiều khóa học Nghiệp Vụ Bar Trưởng, tuy nhiên, bạn cần cân nhắc để chọn được cơ sở đào tạo có uy tín, chương trình học bao quát, bao gồm cả thực tập. Các yếu tố khác như cơ sở vật chất hiện đại, học phí không phát sinh phụ thu,… cũng cần được quan tâm khi bạn có ý định đăng ký. Chọn đúng đường và đi đúng cách sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thực hiện ước mơ trở thành Bar Trưởng của bản thân!

Video liên quan

Chủ đề