Quan hệ pháp luật chỉ phát sinh khi có cơ quan nhà nước tham gia?

Quan hệ pháp luật là gì mà được rất nhiều người quan tâm. Đây là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển. Hoặc chấm dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật. Vậy, quan hệ được hiểu như thế nào, đặc điểm là gì. Bài viết sau dịch vụ kế toán bePro.vn sẽ phân tích và giải đáp cụ thể. 

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau. Những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật. Các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể. Và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.

Quan hệ pháp luật là gì và nội dung quan trọng cần biết

Đặc điểm của quan hệ

– Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ. Xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.

– Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước. Sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó.

– Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật. Thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

– Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

– Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức. Hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Nội dung của quan hệ pháp luật là gì

Nội dung của quan hệ pháp luật là gì. Đây là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia. Bao gồm:

1. Quyền chủ thể

Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức. Được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.

Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:

– Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình.

– Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

2. Nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện. Nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia. Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:

– Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động.

– Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện.

Quan hệ pháp luật là gì và nội dung quan trọng cần biết

Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản. Chủ thể của quan hệ pháp luật, Khách thể của quan hệ pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.

1. Chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức. Phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp để tham gia. Và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định. Theo đó, chủ thể là cá nhân lại khác với chủ thể là tổ chức, sẽ phát sinh khác nhau, cụ thể là:

– Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân:

Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự được xác lập theo quy định của pháp luật. Đây là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

– Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức:

Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện. Đồng thời khi tổ chức đó thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị tuyên bố phá sản, giải thể.

2. Khách thể của quan hệ pháp luật:

– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được. Có thể là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần.

– Chúng là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.

– Những lợi ích phi vật chất khác….

Quan hệ pháp luật và nội dung quan trọng cần biết

3. Nội dung của quan hệ:

Đó là tất cả những quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đó. Mọi hành vi của chủ thể phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về quan hệ pháp luật là gì và nội dung quan trọng cần biết. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

Chấm dứt quan hệ pháp luật là gì? Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chấm dứt quan hệ pháp luật là kết thúc quan hệ pháp luật đã được các chủ thể xác lập. Quan hệ pháp luật chấm dứt do những sự kiện pháp lí nhất định.

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí Hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật Hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Chúng rất phong phú và đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

2. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:

Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh thay đổi chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện này. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó.

3. Quy phạm pháp luật hành chính:

Là một dạng cụ thể quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính.

Quy phạm pháp luật hành chính tạo điều kiện tiền đề, là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ… Tuy nhiên, nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý.

+ Ðiều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác giữa các chủ thể quản lý hành chính trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước.

+ Thẩm quyền quản lý hành chính.

+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng quản lý hành chính nhà nước.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua điện thoại

Ví dụ: Pháp lệnh công chức quy định nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi của cán bộ công chức.

+ Các thủ tục hành chính và các trường hợp vi phạm hành chính.

+ Các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.

Ví dụ: Quy phạm pháp luật hành chính giữa Nhà nước và công dân X trong việc trưng mua tài sản của ông X chỉ phát sinh khi có những quy phạm pháp luật hành chính về việc trưng mua tài sản được quy định trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và có quyết định hành chính. Luật này quy định về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Nếu không có các Quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản thì dù có việc Nhà nước mua tài sản của ông X cũng sẽ không có quan hệ pháp luật hành chính trong trường hợp này.

4. Sự kiện pháp lý hành chính:

Là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lí Hành chính chủ yếu được phân loại thành:

– Sự biến: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người (như bão, lũ lụt, hạn hán, cái chết của con người…), mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.

Ví dụ: Khi có bão, hay lũ lụt thì cơ quan phòng chống lụt bão có thẩm quyền ra công văn khẩn cấp về việc phòng chống bão, lũ để phối hợp với các cơ quan chức năng khác giải quyết tình hình.

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015?

Khi một đứa trẻ ra đời thì phát sinh nghĩa vụ bố mẹ phải đăng kí khai sinh tại ủy ban nhân dân nơi cư trú cho cháu, khi đó ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng sinh cho đứa trẻ này.

– Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

Hành vi hợp pháp rất đa dạng như: quyết định hành chính hợp pháp của cơ quan nhà nước hay quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo sáng kiến của cơ quan tổ chức, công dân thể hiện bằng những hoạt động hợp pháp của họ như đơn yêu cầu cấp giấy tờ chứng nhận, đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền.

Ví dụ: Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lí Hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật Hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

Hành vi không hợp pháp:là hành vi không phù hợp với các quy định của pháp luật hành chính.Hành vi vi phạm hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính mà nội dung của nó là việc áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có lỗi các biện pháp cưỡng chế được pháp luật hành chính quy định.Hành vi bất hợp pháp dẫn đến sự xuất hiện quan hệ pháp luật bảo vệ, quan hệ pháp luật về trách nhiệm hành chính.

Ví dụ: Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ/CP người điều khiển phương tiện ô tô chạy quá tốc độ thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý phạt tiền và giữ giấy phép lái xe.

4. Năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan:

Nói chung, năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:

Xem thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm, thành phần quan hệ pháp luật dân sự?

+ Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.

+ Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.

+ Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

Rõ ràng, quan hệ pháp luật không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể, tức là không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Chúng nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân được tham gia các quan hệ pháp luật với nhau. Như vậy, cũng giống như quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

Ví dụ: năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.

Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Đặc điểm, phân loại và cấu thành?

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Chỉ khi nào ông Nguyễn Văn X còn được Nhà nước giao đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Y thì ông X mới có đủ năng lực chủ thể để có thể tham gia, làm phát sinh một số quan hệ pháp luật hành chính liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình.

Tóm lại, tóm lại quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó.

Video liên quan

Chủ đề