Quần đảo Trường Sa rộng bao nhiêu km?

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các hòn đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một sự thật không thể phủ nhận Trường Sa và cả Hoàng Sa là của Việt Nam. Hiện nay, có nhiều quốc gia đưa ra các yêu sách và tự nhận vùng lãnh hải này của Việt Nam là của họ. Tuy nhiên, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa.

Nội dung bài viết:

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

Ngày 28/12/1982, tại Quốc hội khóa VII đã quyết định sáp nhập huyện đảo Trường Sa và tỉnh Phú Khánh (tiền thân của tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa). Sau này khi Phú Yên và Khánh Hòa tách ra thì huyện đảo này trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Quần đảo Trường Sa rộng bao nhiêu km?

Năm 2007, Trường Sa được thành lập ba đơn vị hành chính là Thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.

Quần đảo Trường sa của Việt Nam có bao nhiêu đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm?

Quần đảo Trường Sa có 135 hòn đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Diện tích quần đảo Trường sa vào khoảng hơn 160.000 km2.

Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình. Một số đảo quan trọng gồm đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa.

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm:

  1. Song Tử gồm Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu.
  2. Thị Tứ gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá Vĩnh Hảo, Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi.
  3. Loại Ta gồm đảo Loại Ta và bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, cồn san hô Lan Can, đá An Lão, đá Cá Nhám, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc và đảo Dừa.
  4. Nam Yết gồm đảo Nam Yết, đảo Ba Bình, đảo Sơn Ca, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ và đá Đền Cây Cỏ.
  5. Sinh Tồn gồm đảo Sinh Tồn, đá Gạc Ma, đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.
  6. Trường Sa gồm Trường Sa, đảo Trường Sa Đông, đảo Đá Lát, đảo Đá Đông, đảo Phan Vinh (Hòn Sập), đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ.
  7. Thám Hiểm gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau.
  8. Bình Nguyên gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, cồn san hô Giắc-xơn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, đá Bốc Xan, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà và bãi cạn Sa Bin.

Quần đảo Trường sa cách đất liền bao nhiêu km

Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam nước ta. Khoảng 6o30’ đến 12o00’ Bắc, 111o30’ đến 117o30’ Đông. Vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng gần 350 hải lý, từ bắc xuống nam khoảng hơn 360 hải lý.

Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa khoảng 250 hải lý tương đương khoảng 463 km.

Quần đảo Trường Sa rộng bao nhiêu km?

Quần đảo trường sa giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?

9 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Cờ Giải phóng tung bay trên quần đảo Trường Sa. Đây được coi như một chiến thắng có ý nghĩa chiến lược và đặc biệt đối với Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Chủ trương của Việt Nam với Trường Sa

Chủ trương nhất quán của Việt Nam rất rõ ràng, đó là kiên trì, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp. Chúng ta vừa đấu tranh bằng mọi biện pháp đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Nói cách khác, Việt Nam sẽ giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục các chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về biển đảo, nhất là kiến thức pháp lý.

Chúng ta cần chủ động, cảnh giác, không được để họ tạo kịch bản “sự đã rồi” nhằm biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để buộc phải thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”; rồi từ vùng tranh chấp sẽ trở thành vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc…

Tham khảo: https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/hoang-sa-va-truong-sa-la-cua-viet-nam-553850.html