Qua bài Lòng dân em thấy dì Năm là một người như thế nào

Chào bạn Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 3

Soạn bài Lòng dân trang 24 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Lòng dân, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 3 Tiếng Việt 5 Tập 1.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc lớp 5: Lòng dân trang 24

Lòng dân

Nhân vật: Dì Năm - 29 tuổi

 An -12 tuổi, con trai dì Năm

                 Chú cán bộ

                 Lính

                 Cai

Cảnh trí: Một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế. Bên phải là một chõng tre, trên có mâm cơm.

Thời gian: Buổi trưa.

Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới.

Cai: - Anh chị kia!

Dì Năm: - Dạ, cậu kêu chi?

Cai: - Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Dì Năm: - Dạ, hổng thấy.

Cán bộ: - Lâu mau rồi cậu?

Cai: - Mới tức thời đây.

Cai: - Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là...

Dì Năm: - Chồng tui. Thằng nầy là con.

Cai: - (Xẵng giọng) Chồng chị à?

Dì Năm: - Dạ, chồng tui.

Cai: - Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).

An: - (Ôm dì Năm, khóc òa) Má ơi má!

Cán bộ: - (Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi...

Lính: - Ngồi xuống! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.

Dì Năm: - Trời ơi! Tui có tội tình chi?

Cai: - (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.

Dì Năm: - Mấy cậu... để tui...

Cai: - Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!

Dì Năm: - (nghẹn ngào) An... (An "dạ"). Mầy qua bà Mười... dắt con heo về..., đội luôn năm giạ lúa. Rồi ... cha con ráng đùm bọc lấy nhau.

(còn nữa)
Theo NGUYỄN VĂN XE

  • Cai: Chức thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.
  • Hổng thấy (tiếng Nam Bộ): Không thấy.
  • Thiệt (tiếng Nam Bộ): thật.
  • Quẹo vô (tiếng Nam Bộ): rẽ vào.
  • Lẹ (tiếng Nam Bộ): nhanh.
  • Ráng (tiếng Nam Bộ): cố, cố gắng.
  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
  • Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.

Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Câu 2

Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Câu 3

Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu trí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

- Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: "… không thấy".

- Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là "Chồng tui". Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: "Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau."

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm "lòng dân" Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm "lòng dân" cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Câu 4

Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai theo từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch theo hướng dẫn của giáo viên.

Chú ý:

  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.

Ý nghĩa bài Lòng dân

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

Cập nhật: 20/09/2021

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Việt Nam – Tổ quốc em – Tuần 3

Soạn bài: Tập đọc: Lòng dân

Nội dung chính

Vở kịch nói về tấm lòng gan dạ, thương cán bộ của dì Năm. Khi chú cán bộ chạy trốn lính cai, vào nhà dì Năm, dì đã nhận đó là chồng mình. Dù bị trói, bị uy hiếp, dì vẫn không hoảng sợ, không khai báo.

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu chí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

– Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: “… không thấy”.

– Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là “Chồng tui”. Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: “Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm “lòng dân” Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm “lòng dân” cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch.

Việt Nam – Tổ quốc em – Tuần 3

Soạn bài: Tập đọc. Lòng dân (tiếp theo)

Nội dung chính

Bé An bị địch tra hỏi cũng không sợ hãi, nhận chú cán bộ làm ba. Chúng bắt Dì Năm lấy giấy tờ để chứng minh chú cán bộ là chồng mình. Dì Năm nhanh trí làm bọn lính bị lừa, tin là thật nên không bắt cán bộ.

Qua bài Lòng dân em thấy dì Năm là một người như thế nào

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5)

An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Lời giải

An trả lời tụi lính là ông này (chỉ người cán bộ) không phải tía, khiến bọn chúng mừng hụt vì tưởng An sợ sẽ khai thật. Nhưng An là một cậu bé dũng cảm, thông minh. An nói tiếp: Cháu.. kêu bằng ba, chứ hổng phải tía, làm cho bọn chúng tẽn tò, cụt hứng.

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5)

Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Lời giải

Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: vờ kéo dài thời gian để ngầm nói với chú cán bộ về tên tuổi người chồng và cha chồng thật, qua đó giúp người cán bộ trả lời trùng khớp với thông tin.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5)

Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Lời giải

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì qua vở kịch cho ta thấy tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân cho dù trong hoàn cảnh hiểm nguy. Vở kịch nhằm ca ngợi tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt 5)

Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.

Lời giải

Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch.

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5