Phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước

* Bước 2: Nộp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận – huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

Khi nhận hồ sơ Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp đúng theo qui định sẽ tiếp nhận; trường hợp chưa đúng theo qui định hướng dẫn một lần để đơn vị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

* Bước 3: Nhận dự toán phân bổ ngân sách tại Phòng Tài chính - Kế hoạch quận – huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

- Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về triển khai xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm.

+ Công văn hướng dẫn xây dựng dự toán và thông báo số kiểm tra của Sở Tài chính.

+ Công văn hướng dẫn xây dựng Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn dự toán và thông báo số kiểm tra của Ủy ban nhân dân quận – huyện.

+ Tờ trình của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận – huyện về xây dựng dự toán ngân sách năm.

+ Biểu mẫu phụ lục đính kèm theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận - huyện

* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có

* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện

* Cơ quan phối hợp (nếu có): Chi cục Thuế; các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn

- Kết quả thủ tục hành chính: Các báo cáo tổng hợp dự toán ngân sách năm và các phụ lục số 01, 04, 08, 09, 11, 12, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24 của Phụ lục 06 quy định tại Thông tư 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính

- Lệ phí (nếu có): không có

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

* Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.

* Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

* Nghị định số 73/2003/NĐ-CP 23/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

* Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

* Thông tư số 64/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2008

* Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010

* Quyết định số 178/2006/QĐ-UB ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữ ngân sách cấp thành phố, ngân sách cấp quận và ngân sách phường. Có hiệu lực thi hành thời kỳ ổn định ngân sách năm 2007-2010.

Xin hỏi về căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được quy định như thế nào? - Ngọc Yến (Cần Thơ)

Phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước

Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (Hình từ Internet)

1. Ngân sách nhà nước là gì?

Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

2. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

3. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo Điều 42 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

- Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.

- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:

+ Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;

+ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

+ Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

Dự toán ngân sách nhà nước do ai lập?

Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Tại sao phải lập dự toán ngân sách?

Dự toán ngân sách giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sử dụng và quản lý tốt hơn các nguồn lực, hoạt động và bộ phận khác nhau để đảm bảo rằng mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn; Dự toán là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đối phó với các rủi ro tiềm ẩn.

Ngân sách nhà nước được dự toán và thực hiện trọng khoảng thời gian bao lâu?

Nghị định quy định kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm phải phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 5 năm và hằng năm; dự báo trong thời gian 3 năm kế hoạch; phản ánh đầy đủ các khoản thu ngân sách nhà nước và các khoản thu khác theo quy ...

Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước là gì?

Lập dự toán NSNN là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi NSNN trong thời hạn nhất định (thường là 01 năm). Là toàn bộ các hoạt động ngân sách được sắp xếp theo một trình tự nhất định và được lặp đi lặp lại hàng năm.