Phương pháp đọc và học tập suốt đời

"Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại"

(ĐCSVN) - Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Ngày hội “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

thăm các gian trưng bày sách. (Ảnh:VGP/Tuấn Minh)


Dự khai mạc Ngày hội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; đông đảo cán bộ, chiến sĩ và các em học sinh đại diện các trường ở Hà Nội.

Phát biểu tại buổilễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: Hiếu học và ham đọc sách là truyền thống tốt đẹp, qua đó góp phần hình thành trí tuệ, nhân cách và phong thái của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nỗ lực không ngừng tự học, tiếp thu tinh hoa nhân loại qua đọc sách báo, Người đã tìm ra con đường đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho đất nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, đọc sách báo, tự học là con đường tất yếu mà mỗi người phải nỗ lực vượt qua để phát triển trí tuệ, tiếp thu kinh nghiệm và tri thức, vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc xây dựng đất nước. Những năm qua, phong trào đọc sách và các hoạt động đẩy mạnh học tập suốt đời được tổ chức thường xuyên như một nét đẹp văn hóa của nhân dân.

Để phong trào “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ” ngày càng phát triển và lan tỏa trong xã hội, trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi người dân, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và học tập suốt đời. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần coi trọng và quan tâm hơn nữa việc thực hiện tốt phong trào đọc sách và tự học tại cơ quan, đơn vị. Các đơn vị truyền thông tăng cường tuyên truyền giới thiệu sách, những tấm gương tiêu biểu về tự học thành công trong cuộc sống, làm thay đổi nhận thức người đọc về vai trò của việc đọc và tự học tập suốt đời. Các thư viện, phòng đọc, các cơ quan xuất bản cần đổi mới phương thức hoạt động, cập nhật và nâng cao chất lượng các tài liệu, ấn phẩm phát hành...



Lễ khai mạc Ngày hội "Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại".(Ảnh: VGP/Tuấn Minh)


Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Bạch Ngọc Chiến, đại diện cho địa phương có phong trào xây dựng tủ sách lớp học đang phát triển mạnh mẽ, đã chia sẻ về những giải pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện xã hội hóa công tác xây dựng tủ sách.

Ngày hội “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” có sự tham gia của nhiều thư viện, nhà sách, nhà xuất bản và Bảo tàng Hồ Chí Minh trong hoạt động trưng bày, triển lãm sách, báo, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh... Ngoài ra, các đơn vị này cũng tham gia Cuộc thi xếp sách nghệ thuật thể hiện chủ đề về quê hương, đất nước và Bác Hồ kính yêu.

Trong khuôn khổ Ngày hội còn có các chương trình dành cho thiếu nhi như: Chương trình thiếu nhi kể chuyện theo sách “Chúng em đọc và chia sẻ”; cuộc thi vẽ tranh và thi viết “Chúng em đọc, chúng em viết, chúng em vẽ”. Đặc biệt, Nhà xuất bản Kim Đồng đã xây dựng một góc đọc sách dành riêng cho thiếu nhi. Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng đã tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa công chúng với tác giả, tác phẩm “Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh”; tọa đàm về tấm gương ham đọc sách và không ngừng tự học của Bác Hồ và một số nhà cách mạng, nhà khoa học tiền bối…

Thông qua các hoạt động của Ngày hội nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”, làm cho phong trào lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội. Sự kiện cũng góp phần làm cho văn hóa đọc và tự học trở thành một nét đẹp của người Việt Nam hiện đại, thực hiện tâm nguyện của Bác Hồ: “Xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”./.

K.T

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Ba tiết mục giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Xiếc quốc tế 2022
  • Giới thiệu sách ảnh “Phút giây đáng nhớ”
  • Kiên quyết xử lý hành vi lợi dụng Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu để trục lợi
  • 38 tác phẩm nhận Giải thưởng báo chí tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới
  • Để phim cổ trang Việt thực sự hấp dẫn
  • Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế

(Thanhuytphcm.vn) - Từ nhiều năm nay, vào tuần đầu tháng 10 hàng năm, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục – Đào tạo phối hợp tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên phạm vi cả nước, góp phần thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập nhằm “Học tập suốt đời, góp phần nâng cao dân trí và năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội”. Mỗi năm là một chủ đề cụ thể khác nhau.

Tùy điều kiện cụ thể, mỗi địa phương có thể có chủ đề riêng phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Chẳng hạn, tại TPHCM, tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019 có chủ đề "Học tập suốt đời - Học tập thông minh để trở thành công dân tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh"…

Đó chính là một bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII: “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. Đó cũng là tinh thần mà Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nêu: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”; “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”; “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”…

Trong việc học tập suốt đời, chúng ta có một tấm gương tự học vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng điển hình về tự học, tự làm và sáng tạo. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), Bác đã theo học trường Quốc học Huế và trường Tiểu học Quy Nhơn. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người học ở Trường Đại học Phương Đông (năm 1923), Đại học Quốc tế Lenin (năm 1934), nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (năm 1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông Nam châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva vào tháng 8/1935, Bác khai trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học. Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Các câu chuyện về tự học của Bác, học làm bếp, viết báo, rửa ảnh, ngoại ngữ… đều rất thiết thực, sâu sắc và đáng để tất cả chúng ta học tập và noi theo. Chính trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), Bác đã viết: “Lấy tự học làm cốt”.

Các nhà nghiên cứu đã đúc kết tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập và tự học có mấy điểm chính:

Thứ nhất, học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Người dạy, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi; mọi người đều được học hành, học suốt đời; công nhân và nông dân phải trí thức hóa; dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái. Người nhấn mạnh, để toàn dân học tập, cho xã hội học tập là phải biến việc học tập thành một phong trào thi đua yêu nước.

Thứ hai, học đi đôi với tự học. Người dạy, không chỉ học ở nhà trường mà trong mọi hoạt động; cán bộ các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ.

Thứ ba, học phải hiểu cho thực chất. Người căn dặn, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Bác chỉ rõ, đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, chứ không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách... Quan điểm xuyên suốt của Bác là “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, nếu không có kiến thức thực chất, học mà không hiểu thì không thể làm việc tốt được.

Thứ tư, giúp đỡ nhau, hợp tác nhau trong học tập. Theo Hồ Chí Minh, việc học dù là việc riêng của từng cá nhân nhưng mọi người phải học lẫn nhau và giúp nhau học tập, trở thành một phong trào xã hội rộng rãi. Bác thường bảo, phải học lẫn nhau và học nhân dân; đối với mọi vấn đề, thầy trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì phải thật thà phát biểu.

Thứ năm, học để hành. Đây vừa là mục đích vừa là phương pháp. Tức là học để làm (được) việc và làm (được) việc là để kiểm nghiệm việc đã học như thế nào. Hồ Chí Minh dạy, học để hành, hành để học, học với hành phải đi đôi; học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy. Vậy nên, nếu không tự học, không học suốt đời thì khó có thể có đủ kiến thức để hành.

Thứ sáu, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong học tập và tự học. Bác nhắc nhở người cán bộ phải luôn có ý thức học tập thường xuyên hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp. Người cán bộ, đảng viên phải hiểu rằng việc học của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ nhà trường, không chỉ thỏa mãn với tri thức có trong sách vở mà còn phải từ thực tế cuộc sống. Bởi có học được từ cuộc sống thì mới thấu hiểu được đời sống của nhân dân, từ đó phục vụ nhân dân tốt nhất…

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại khi trên thế giới, giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tinh thần chung “học suốt đời” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta rất phù hợp với các đề xuất trong tuyên ngôn giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để chung sống (Learning to live together) và Học để khẳng định mình, để tồn tại (Learning to be).

Mỗi cán bộ, đảng viên nên đề ra cho mình một lộ trình, một mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Có tự học suốt đời mới không bị tụt hậu. Có tự học suốt đời mới bắt kịp được sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Có tự học suốt đời mới làm gương cho con em trong gia đình. Có tự học suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Vân Tâm

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề