Phương Hoài Đức có bao nhiêu khu phố?

Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay, huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như ghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung…Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như toả đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung nên Hoài Đức là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoài Đức nằm kề với thủ đô Hà Nội về phía Đông và quận Hà Đông ở phía Nam, có đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 32 đi qua. Sông Đáy chảy ở phía Tây của huyện. Tận dụng lợi thế cận giang, cận thị, những năm gần đây, Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đồng thời đem lại mức thu nhập ổn định cho người dân.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển khá đồng bộ. Trong  những năm qua, ngành thương mại dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá cao, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến cho Hà Nội.

Xác định rõ lợi thế và vị trí của mình nên trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, để từng bước đưa huyện trở thành một trung tâm kinh tế của Hà Nội.

Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên huyện đã chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân... Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.

Về thương mại và dịch vụ, huyện đã chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thông hàng hoá và các tổ chức thương mại - dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, các trung tâm mua bán và cải tạo sông Đáy để phát triển các loại hình du lịch.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch ở Vân Cồn …

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện địa hoá, trong thời gian tới, huyện Hoài Đức sẽ triển khai dự án đường vành đai số 4 của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện. Trong tương lai, khi dự án này hoàn thành, Hoài Đức sẽ trở thành một khu đô thị mới của thủ đô.

Huyện Hoài Đức có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, Đan Phượng và quận Bắc Từ Liêm. Phía Tây Hoài Đức giáp với huyện Phúc Thọ và Quốc Oai. Hoài Đức có phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà Đông Phía Đông giáp với quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm.