Phong cách chính luận là gì

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu bản chính luận

- Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể loại như hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu…

- Văn bản chính luận hiện đại bao gồm các thể loại:

Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị…

a). Tuyên ngôn (SGK):

- Thể loại: Tuyên ngôn.

- Mục đích: Trích bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

- Thái độ người viết: Đàng hoàng, chững chạc tạo nên sắc thái hùng hồn, đanh thép.

- Quan điểm người viết đứng trên lập trường dân tộc và nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn.

b). Bình luận thời sự (SGK):

- Bàn, đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm.

- Thể loại: Bình luận thời sự.

- Mục đích: Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lược của CMT8, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

- Thái độ: Chỉ rõ kẻ thù số một là phát xít Nhật và khẳng định Pháp không còn là đồng minh chống Nhật.

- Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc, của người chiến sĩ cộng sản trong sự nghiệp chống phát xít.

c). Xã luận (SGK):

- Bài chính luận trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất.

- Thể loại: Xã luận.

- Mục đích: Nói về những thành tựu, triển vọng của đất nước.

- Thái độ: Thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn tự hào, sôi nổi.

- Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc của một người dân Việt Nam.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.

a). Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận.

- Ở dạng viết, ngôn ngữ chính luận được dùng trong các tác phẩm lí luận và các tài liệu chính trị…

- Ở dạng nói, ngôn ngữ chính luận tồn tại trong những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận… mang tính chất chính trị.

- Không phải tất cả các phát biểu trong các hội nghị, đại hội đều theo phong cách ngôn ngữ chính luận (tùy theo nội dung, có những bài phát biểu theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học…). Chỉ có những bài phát biểu nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận.

b). Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác (hội thảo khoa học, bình luận văn chương…).

- Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác chỉ các phương tiện ngôn ngữ dùng trong các văn bản nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương… là phương pháp nghị luận.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Các phương tiện diễn đạt.

a). Về từ ngữ:

- Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số…

- Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên thấm vào lớp từ thông dụng đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.

Ví dụ: đa số, thiểu số, dân chủ, phát xít, bình đẳng, tự do…

b). Về ngữ pháp:

- Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.

- Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó…; tuy… nhưng; dù… nhưng để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.

c). Về biện pháp tu từ:

- Ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ.

- Tuy vậy việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì mục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

- Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp cần thiết thì ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để thu hút người nghe.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

a). Tính công khai về quan điểm chính trị:

- Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

b). Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…

c). Tính truyền cảm, thuyết phục:

- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).

- Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.


Page 2

Phong cách chính luận là gì

SureLRN

Phong cách chính luận là gì

Phong cách chính luận là gì

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tìm hiểu văn bản chính luận 

Văn bản chính luận thời xưa viết theo kiểu: hịch, cáo, sách, chiếu,…Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn,…Trong đoạn “Tuyên ngôn độc lập” ta thấy: Thể loại của văn bản là: tuyên ngônMục đích viết văn bản: trình bày quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam nhân ngày khai sinh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Thái độ và quan điểm của người viết: khẳng khái, quyết liệt khẳng định chắc chắn nền độc lập của dân tộc Việt Nam.Trong đoạn văn b “Cao trào chống Nhật, cứu nước” ta thấy:Thể loại văn bản: bài bình luận thời sựMục đích viết văn bản: Cho người đọc thấy được thành công của cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân ta, ca ngợi chiến công vẻ vang đó. Đồng thời cho thấy tinh thần rệu rã của quân Nhật, kêu gọi nhân dân ta kháng chiến.Thái độ, quan điểm của người viết: Ca ngợi, tự hào.Trong đoạn văn c “Việt Nam đi tới” ta thấy:Thể loại của bài viết: xã luậnMục đích viết văn bản: Bài viết chào mừng nhân dịp năm mới tới.Thái độ, quan điểm của người viết: Hân hoan, rạo rực, khí thế đón mừng năm mới.

Đang xem: Phong cách ngôn ngữ chính luận

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,….nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… theo một quan điểm chính trị nhất định.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

Xem thêm: Tư Duy 5W1H Là Gì ? Ứng Dụng Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tư Duy 5W1H

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 2: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Bài tập 3: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích bài “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ Văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: Lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

Xem thêm: Quá Khứ Của Anh

(Gợi ý: Phân tích mặt diễn đạt của văn bản qua các luận điểm:

– Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu??

– Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì?

– Niềm tin tất thắng của chúng ta.)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: ” Phong cách ngôn ngữ chính luận “. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: tin tổng hợp