Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì

1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Theo luật pháp của các quốc gia trên thế giới, việc quản lý Công ty cổ phần có thể được tổ chức theo hai phương án: hoặc một Hội đồng quản trị với một Chủ tịch có Tổng giám đốc phụ tá, hoặc một Ban chỉ đạo và một Ban kiểm soát (Pháp, Đức). Công ty cổ phần có thể tự do lựa chọn giữa hai phương án này. Ngoài ra, sau khi đã lựa chọn một phương án công ty có thể đổi sang phương án kia; chỉ cần sửa đổi lại Điều lệ mà không phải chuyển đổi cống ty. Luật Doanh nghiệp Việt Nam áp dụng một phương án chiết trung: vừa có Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, vừa có Ban kiểm soát nếu cồng ty có từ 11 cổ đông trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty nhưng không thường trực. Việc điều hành công ty cần có một cơ quan thường trực do Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đảm nhiệm. Chủ tịch có thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc khi đó công ty có một người lãnh đạo gọi là Chủ tịch Tổng giám đốc.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị bầu ra một người trong số các Quản trị viên làm Chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch phải là một thể nhân; nhiệm kỳ của Chủ tịch là nhiệm kỳ của Quản trị viên nhưng có thể được tái bổ nhiệm. Điều kiện củạ Chủ tịch cũng giốhg điều kiện đốỉ với Quản trị viên, Điều lệ công ty có thể quy định về khả năng chuyên môn cũng như tuổi tác của Chủ tịch; khi quá tuổi quy định Chủ tịch đương nhiên bị mãn nhiệm, cần nhận định rằng Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định là Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị là không chính xác vì Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông về việc này. Đại hội chỉ bầu ra các Quản trị viên, rồi những người này bạu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị là hợp lý.

Chức vụ Chủ tịch chấm dứt khi hết hạn, nếu quyết định bổ nhiệm có ấn định thời hạn, do từ chức hay đến hạn tuổi. Chủ tịch cũng có thể bị Hội đồng quản trị bãi nhiệm bất cứ lúc nào mà không cần phải viện dẫn lý do hoặc bồi thường thiệt hại, ngoại trừ ưường hợp có chứng cứ cho thấy đã có sự lạm quyền: Chủ tịch cũng như Quản trị viên chỉ được bồi thường nếu họ đã bị bãi nhiệm ttong những điều kiện làm tổn thương một cách bất chính đến danh dự và tiếng tăm của họ.

Chủ tịch cũng chấm dứt nhiệm vụ khi không còn là Quản trị viên nữa. Do đó, nếu Hội đồng quản trị không chịu bãi nhiệm Chủ tịch, Đại hội đồng cổ đông nếu muốn có thể đạt mục đích đó bằng cách bãi nhiệm chức vụ Quản trị viên của người này.

Chủ tịch không ăn lương của công ty, mà chỉ nhận được thù lao của Quản trị viên. Khoản thù lao này thường được cộng thêm các lợi ích vật chất khác như nhà ở, xe cộ...

Cũng như đối với Quản trị viên, Chủ tịch đương nhiệm không thể kiêm nhiệm một chức vụ có ăn lương trong công ty. Tuy nhiên, Chủ tịch có thể duy trì một hợp đồng lao động ký kết với công ty trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu công việc này có thật và cần thiết cho công ty. Ngoài ra, nếu chức vụ Chủ tịch chiếm hết thời gian của người này thì hợp đồng lao động phải tạm thời đình chỉ ứong suốt thời gian nhiệm kỳ của Chủ tịch.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định bởi Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể là:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

- Chuẩn bị chương ữình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;

- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hay hình thức khác do Điều lệ quy định;

- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

- Chủ toạ các buổi họp Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài quyền hạn và nhiệm vụ ghi trên, Điều lệ công ty có thể quy định Chủ tịch là người đại diện cồng ty. Trong trường hợp này thì Chủ tịch có những quyền hạn rộng rãi nhất để thay mặt công ty trong các giao dịch với người thứ ba, trong các quan hệ với cơ quan nhà nước và Toà án. Tuy nhiên, quyền này chĩ có thể được hành xử trong phạm vi mục đích của công ty và với điều kiện không xâm phạm vào các lĩnh vực mà luật đã minh thị dành thẩm quyền cho Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. cần thêm rằng trong các giao dịch với người thứ ba công ty vẫn phải chịu ưách nhiệm về hành vi của Chủ tịch dù hành vi này có vượt quá mục đích của công ty, ngoại trừ trường hợp người thứ ba đã biết hoặc không thể không biết rằng hành vi này là ngoài mục đích của công ty.

Trường hợp Chủ tịch vắng mặt tạm thời có thể ủy quyền cho một thành viên Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu Chủ tịch mất năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc qua đời thì Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên khác thay thế.

3. Tổng giám đốc.

3.1. Quy chế Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc không phải là một phụ tá của Chủ tịch Hội đồng quản trị mà là một nhân vật lãnh đạo công ty bên cạnh Chủ tịch, có những quyền hạn và nhiệm vụ khác với Chủ tịch.

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được ăn lương của công ty do Hội đồng quản trị ấn định; phải là một thể nhân không vượt quá hạn tuổi do Điều lệ quy định. Tổng giám đốc có thể được lựa chọn trong số các Quân trị viên hoặc người khác có thể là cổ đông công ty hay người ngoài. Ngoài ra, đốỉ với công ty con trong đó Nhà nước có trên 50% cổ phần, thì Tổng giám đốc không được là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh chị em ruột của người quản lý công ty mẹ hoặc của người có quyền bổ nhiệm người quản lý này (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020).

Hội đồng quản trị ấn định nhiệm kỳ của Tổng giám đốc, nếu người này là Quản trị viên thì nhiệm vụ không thể dài hơn nhiệm kỳ của họ trong Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc cũng chấm dứt nhiệm vụ khi đến hạn tuổi quy định, hoặc khi mất năng lực, từ. chức hay bị bãi nhiệm. Nguyên tắc là Hội đồng quản trị có quyền bãi nhiệm Tổng giám đốc bất kỳ lúc nào mà không cần phải nêu lý do hoặc bồi thường, ngoại trừ trường hợp Tổng giám đốc chứng minh đã có một sự lạm dụng quyền hạn. Như vậy, mặc dù được trả lương nhưng Tổng giám đốc không phải là người làm công ăn lương (có hợp đồng lao động với công ty) mà một người được Hội đồng quản trị ủy quyền để bảo đảm một phần công việc quản lý công ty. Do đó, Tổng giám đốc có thể muốn tránh tình trạng bất lợi này bằng cách ký kết với công ty một hợp đồng lao động để kiêm nhiệm một công việc kỹ thuật trong công ty. cần phân biệt hai trường hợp.

+ Nếu Tổng giám đốc không phải là Quản trị viên thì có thể ký hợp đồng với công ty nếu công việc kiêm nhiệm là có thật và cần thiết cho công ty.

+ Nếu Tổng giám đốc là Quản trị viên thì hợp đồng phải có trước khi người này trở thành Quản trị viên, và công việc phải có thật và cần thiết cho công ty.

3.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc

Nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho công ty thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Với tư cách này Tổng giám đốc có quyền hành rộng rãi để thay mặt công ty trong các giao dịch với người thứ ba. Trong nội bộ, Tổng giám đốc là người có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty ngoại trừ các vân đề mà Luật dành thẩm quyền cho Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông.

Cụ thể Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020):

+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty ;

+ Kiến nghị phương án bô' trí cơ cấu tể chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;

+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao đông trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc;

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị,

Trong số các quyền và nhiệm vụ nói trên quan ttọng hơn cả là quyền củạ Tổng giám đốc được thay mặt công ty trong các giao dịch với người thứ ba, với các cơ quan nhà nước và Toà án. Trong mọi trường hợp công ty phải chịu trách nhiệm về các giao kết của Tổng giám đốc với người thứ ba, ngay cả khi Tổng giám đốc vượt quá quyền hạn. Thật vậy, Hội đồng quản trị có thể giới hạn quyền của Tổng giám đốc, nhưng sự giới hạn chỉ có giá trị trong nội bộ công ty mà không đối kháng với người thứ ba. Dĩ nhiên, khi Tổng giám đốc vượt quá quyền hạn của mình thì phải chịu trách nhiệm đối với công ty và có thể bị Hội đồng quản trị bãi nhiệm hoặc cách chức.

Tóm lại, trong Công ty cổ phần, quyền hạn trong việc điều hành công ty được phân phối hài hoà giữa ba bộ phận:

- Hội đồng quản trị ấn định phương hướng hoạt động của công ty đồng thời kiểm soát hoạt động của Tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc đại diện cho công ty đối với những người thứ ba, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các quyết định và chỉ đạo của Hội đồng quản trị, điều khiển các hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức bộ máy nội bộ của công ty.

- Chủ tịch là cầu nối giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, chuyển các quyết định và chỉ đạo của Hội đồng quản trị đến Tổng giám đốc, theo dối việc thi hành, bởi lẽ bản thân ông ta không thể tự thi hành được.

So sánh với luật nước ngoài (Pháp, Đức) chúng ta ghi nhận việc điều hành Công ty cổ phần (còn gọi là công ty nặc danh) có thể được tổ chức theo một hình thức khác, bao gồm:

- Ban chỉ đạo (Directoire) gồm nhiều thành viên (những người này không nhất thiết phải là cổ đông công ty), có nhiệm vụ điều hành công ty.

- Ban kiểm soát gồm các thành viên là cổ đông công ty, có nhiệm vụ duy nhất là kiểm soát hoạt động của Ban chỉ đạo.

Theo các nhà phân tích thì hình thức tể chức này có ưu điểm hơn hình thức cổ điển với Hội đồng quản trị bởi vì cơ quan này nắm giữ quyền quản lý công ty đồng thời kiểm soát công việc quản lý đó nhưng trên thực tế quyền hành nằm trong tay Chủ tịch và Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị chỉ hành xử quyền giám sát một các lỏng lẻo.

Có lẽ vì những nhận xét nói trên cho nên Luật Doanh nghiệp của chúng ta mặc nhiên áp dụng hình thức cổ điển với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, nhưng đồng thời lại thêm vào cơ câu của công ty một Ban kiểm soát.

4. Sự giám sát của Chủ tịch HĐQT đối với công việc của Tổng giám đốc

Theo điểm k khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Với tư cách là thành viên của HĐQT, Chủ tịch HĐQT có thể giám sát Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định liên quan đến Tổng giám đốc phải thông qua bằng cách lấy ý kiến, biểu quyết tại cuộc họp của HĐQT (theo khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020).

Bên cạnh đó, tiền lương và thưởng của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định (theo điểm c khoản 2 Điều 163).

Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên HĐQT (trong đó có Chủ tịch HĐQT) có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.

Tổng giám đốc khi được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT (theo Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020).

5. Quyền quản lý hoạt động công ty của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là người quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần được quy định theo Điều lệ công ty.

Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

“ 2. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành công ty, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc phải cùng chịu trách nhiệm đối với các cổ đông của công ty trong một số trường hợp, cụ thể:

- Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu (theo khoản 3 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp (theo Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020):

+ Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao;

+ Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Như vậy, Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu công ty và điều hành HĐQT còn Tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT.

Video liên quan

Chủ đề