Phim con tàu ngàn vì sao

Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng được chào đón trên Poseidon bằng một buổi dạ tiệc lộng lẫy. Cùng với bản Aud Lang Syne, rượu sâm banh, kim tuyến, pháo hoa... thi nhau bật nắp. Hàng trăm hành khách với những trang phục sang trọng hội tụ trong khoang hạng nhất, cùng tận hưởng giao thừa giữa đại dương.

Thuyền trưởng Bradford cũng "lâng lâng", hân hoan mời rượu từng vị khách. Trong buồng lái, chỉ có chỉ huy trưởng là bất an. Kinh nghiệm đi biển cho ông linh cảm có chuyện chẳng lành. Chẳng bao lâu sau khi buổi tiệc bắt đầu, một con sóng cao hơn 50 m cuồn cuộn xô về phía tàu với tốc độ chóng mặt. Ông cố hết sức đưa con tàu thoát khỏi "bức tường nước" khổng lồ, nhưng đã quá muộn.

Con tàu Poseidon lật úp trước sóng thần. Ảnh do hãng phim cung cấp.

Thân tàu chao đảo, hành khách và cả thủy thủ đoàn chới với. Nước tràn vào trong, đập nát những ô cửa, mọi thứ đều vỡ vụn. Cả con tàu chìm trong bóng tối của đại dương mênh mông...

Quảng cáo

Phim tập trung mô tả về cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết của một đoàn người gồm 8 thành viên. Họ là những người hoàn toàn xa lạ, khác nhau về đẳng cấp xã hội, đều có chung một khát vọng trong khoảnh khắc định mệnh ấy là được sống. Họ vùng vẫy trong áp lực thời gian và cái chết cận kề, vượt qua từng cửa tử để đi tìm đến đáy tàu còn nhô lên mặt nước, mong thoát thân. Giữa lằn ranh mong manh sống chết, họ nương tựa vào nhau để tìm một lối đi chung và không lúc nào nguôi niềm tin, kể cả khi đã ngập mình trong biển nước.

Cùng với những đớn đau về thể xác, những tổn thương về mặt tinh thần cũng nặng nề không kém. Mẹ nhìn thấy con dần chìm trong nước, tìm cách giải thoát nhưng vô vọng; con đau đớn chứng kiến cha tìm đến cái chết để cứu mọi người; hai người yêu nhau chia lìa trong gang tấc... Tất cả được cô đọng trong những cảnh phim khiến người xem lúc thì đứng tim, lúc rơi nước mắt.

Đoàn người khủng hoảng trong biển nước và không gian sống ngày càng thu hẹp của con tàu. Ảnh do hãng phim cung cấp

Quảng cáo

Để làm tác phẩm này, biên kịch Mark Protosevich đã tự mình đi qua Đại tây dương trên con tàu Queen Mary 2. Ông rút ra kết luận về những hiểm họa trên đại dương: "Nó như một cán cân công bằng nhất để đo lòng người. Chính trong lúc nguy nan, tất cả những bản chất xấu xa và tốt đẹp nhất của con người sẽ bộc lộ. Nếu một người bạn yêu quý trở nên nhút nhát, bạn sẽ không thể quên sự hèn yếu đáng xấu hổ đó. Còn nếu người ta sẵn sàng liều mạng vì ai đó, bạn cũng chẳng thể quên sự hy sinh cao cả này".

Để hoàn thành bộ phim, bên cạnh con tàu khổng lồ, những kỷ xảo điện ảnh tối tân của Hollywood, gần 400.000 lít nước, 150 hình nhân đã được sử dụng cho các cảnh quay. Nhưng hơn tất cả là giá trị đọng lại của tác phẩm điện ảnh đồ sộ này. Đạo diễn Wolfgang Peterson đã đặt câu hỏi với tác phẩm của mình: "Bạn sẽ làm gì khi cả thế giới xung quanh hoàn toàn hỗn loạn và bế tắc: hoảng sợ, tuyệt vọng hay đối đầu? Số phận của mỗi chúng ta sẽ được quyết định bằng cách chúng ta trả lời câu hỏi ấy".

Các nhà làm phim thừa nhận rằng, The Poeidon Adventure năm 1972 của nhà sản xuất Irwin Allen chính là nguồn cảm hứng cho họ hình thành ý tưởng về Poseidon lần này. Một số ý tưởng của 2 bộ phim cũng khá giống nhau, như việc con tàu sang trọng với hàng nghìn vị khách gặp phải con sóng thần giữa đêm giao thừa. Nhưng tác phẩm điện ảnh lần này lại khai thác thêm nhiều nhân vật mới và chú trọng vào những tình huống bất ngờ, thú vị.

Phim có sự tham gia của các diễn viên: Josh Lucas, Kurt Russell, Andre Braugher, sẽ được khởi chiếu từ 21/7 tại các rạp TP HCM.

Đ.D.

Đã 108 năm kể từ ngày con tàu Titanic chìm dưới đáy Đại Tây Dương nhưng vẫn còn đó dư âm về một con tàu huyền thoại. Trước Titanic, khi kĩ thuật của con người còn hạn chế, đã có những vụ chìm tàu thảm khốc quy mô lớn khác diễn ra.

Ngay cả Titanic, hình ảnh con tàu mà trước đó được quảng bá “không thể bị chìm” lại vĩnh viễn chôn vùi dưới dòng biển lạnh, chỉ mới được toàn nhân loại biết đến qua những câu chuyện, những nghiên cứu và những thước phim.

Thảm hoạ bi thương được tái hiện trên màn ảnh lớn

Nổi bật nhất trong số những tác phẩm nghệ thuật về con tàu xấu số ắt hẳn là bộ phim Titanic ra đời vào năm 1997 do đạo diễn James Cameron chỉ đạo, đã và đang giữ kỉ lục về phim điện ảnh đạt nhiều giải thưởng nhất với 14 đề cử và 11 giải thưởng tại Oscar lần thứ 70.

Trailer bộ phim Titanic

Nhiều người cho rằng cái hay của Titanic giữa vô vàn các phim thảm hoạ là vì nó vượt lên những kĩ thuật cũ, đưa ra kĩ xảo mới hoành tráng hơn, dựng hoàn toàn tại một phim trường, thuê hoàn toàn một con tàu hay phục dựng những chi tiết thực tế của một Titanic đã chìm sâu.

Chẳng phải vô cớ mà Titanic ẵm hết tất cả các giải âm thanh, biên tập, sản xuất lẫn hiệu ứng của Oscar lần thứ 70.

Nhưng có lẽ đối với riêng những người hâm mộ phim Titanic và cũng là đối với riêng nhiều khán giả khác, Titanic đã thành công không phải vì nó khắc hoạ được một thảm hoạ chìm tàu, một cuộc đối đầu gay gắt giữa thiên nhiên và con người.

Ghi dấu trong bộ phim là chuyện tình say đắm của Jack và Rose

Đó là ở cách nó đề đạt đến mỗi trái tim một chuyện tình lãng mạn nồng cháy, một mối cơ duyên ngắn ngủi mà cảm động giữa vô vàn mối duyên cũng ngắn ngủi, đau xót trên chuyến tàu định mệnh ấy.

Mở đầu phim là cảnh nhà săn tìm kho báu Brock Lovett tìm kiếm một chiếc vòng cổ có đính viên kim cương “trái tim của đại dương”. Đoàn anh vớt được bức tranh một người phụ nữ trẻ khỏa thân trên người chỉ đeo duy nhất chiếc vòng cổ đó.

Bức tranh đề ngày 14 tháng 4 năm 1912, ngày chiếc tàu Titanic chìm. Bà lão Rose, sau khi biết tin này qua truyền hình, nhận mình chính là người phụ nữ trong bức tranh, tới thăm Lovett và kể lại cho anh nghe mọi trải nghiệm của mình trên Titanic.

Câu chuyện huyền thoại được kể bởi chính người trong cuộc

Năm 1912 ở cảng Southampton, Rose DeWitt Bukater, cùng với vị hôn phu của mình là Cal Hockley và mẹ mình, bà Ruth lên tàu Titanic trở về Mỹ.

Phẫn uất với cuộc hôn nhân sắp đặt, Rose định tự tử bằng cách nhảy xuống biển từ phía đuôi tàu nhưng được Jack Dawson, một anh chàng họa sĩ nghèo, lên tàu nhờ thắng vé hạng ba trong một ván bài, thuyết phục cô đừng làm vậy.

Jack và Rose dần gây dựng một mối quan hệ bạn bè thân thiết. Rose đã cố chối bỏ những nỗ lực của Jack đến với cô, nhưng sau đó nhận ra rằng cô yêu anh.

Sau buổi hẹn ở mũi tàu, Rose đưa Jack về phòng riêng của mình và cho anh xem dây chuyền “trái tim của đại dương”. Jack vẽ bức tranh Rose khỏa thân, trên người đeo duy nhất chiếc vòng cổ.

Bức tranh nàng Rose được chính đạo diễn James Cameron vẽ

Họ chạy trốn vệ sĩ của Cal và ân ái trên chiếc xe ô tô dưới khoang để hàng của con tàu. Một thảm họa không ai ngờ tới đã xảy ra: Titanic va phải một tảng băng trôi và chìm.

Trong giờ phút lênh đênh giữa đại dương, Jack đã nhường người yêu một tấm phản gỗ khá to, còn anh đã chết vì lạnh. Người chỉ huy của chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng quay lại nhìn thấy cô và Rose sống sót.

Sau khi đến Mỹ, cô đã trốn Cal và đổi tên thành Rose Dawson. Phim kết thúc với hình ảnh bà Rose mơ về con tàu Titanic dưới đáy đại dương, nơi mà bà đến với Jack và sự xuất hiện của họ ở sảnh khoang hạng nhất được sự tán thành nhiệt liệt từ rất nhiều người trên chuyến tàu.

Những ý nghĩa mà Titanic đã để lại

Xuyên suốt cuộc hành trình của con tàu trước khi chìm và cũng là cuộc hành trình của hai người ở hai tầng lớp khác nhau tìm đến nhau, Titanic luôn đem lại cho người ta một luồng hi vọng, những nụ cười, dù khán giả đều biết trước cái kết thương tâm của con tàu ấy.

Đó là cái hi vọng khi một chàng hoạ sĩ nghèo đáng ra phải tuyệt vọng với cuộc đời hơn cô gái thượng lưu giàu có, lại cứu cô ấy khỏi cái chết, đem đến những cảm xúc mới mẻ yêu thương lần đầu tiên trong đời cô gái trẻ cảm nhận được.

Titanic luôn đem lại cho xem một luồng hi vọng

Sự tồn tại của Jack cũng như con tàu vậy, ngắn ngủi nhưng huy hoàng, bị vùi sâu không ai biết đến những thực chất lại sống rõ trong tâm trí một người đã được anh cứu giúp, yêu thương.

Để rồi sự tồn tại ấy được nhân rộng khi những con người của thế hệ sau mắt tròn mắt dẹt lắng nghe bà Rose kể không sót chi tiết nào, tồn tại ở trong bức tranh chì đen còn nguyên vẹn sau ngần ấy năm dưới biển.

Nửa đầu bộ phim mang đến không khí vui tươi đầy ấm áp mà những người như bà Ruth, như Cal có lẽ chẳng bao giờ cảm được, dù đã kinh qua cái thảm hoạ chắc lớn nhất đời. Đó là cái ấm áp khi bà Brown cho chàng Jack mượn chiếc áo vest đi dự tiệc, là cái ấm áp khi chàng và và Rose chạy ra khỏi chiếc xe lên phía boong tàu, vừa cười vừa thở hổn hển.

Tình yêu chân thành đến trong ngắn ngủi như một cái chớp mắt

Nhưng sau nụ hôn của họ thì thảm hoạ đã ập tới, và thảm hoạ lớn nhất, đau đớn nhất, có lẽ vẫn là bản chất con người.

Bao nhiêu người đã chết trên tàu Titanic chỉ vì bị khoá bên dưới khoang hạng ba? Bao nhiêu người chết vì giành nhau chiếc áo phao, chỗ ngồi trên tàu cứu hộ? Và bao nhiêu người đã chết vì cái lạnh của biển, của lòng người khi những chiếc thuyền cứu hộ không quay lại?

Gần 1500 người. Có lẽ, cái đạt của phim Titanic cũng nằm ở chỗ, nó diễn tả được thật nhất thảm hoạ kinh hoàng và đồng thời lên án những người chỉ khư khư giữ mạng sống, tiếc thương cho những người chết cóng, chết đuối mà phần nhiều là người nghèo, phụ nữ, trẻ em, những người không có chỗ đứng trong xã hội bấy giờ.

Thảm hoạ kinh hoàng đã ập đến

Ở một khía cạnh khác ta cảm nhận được sự thật phủ phàng giữa xã hội. Đa số người chết lại là những người thuộc tầng lớp bình dân. Không ai có quyền cho ai được sống và phải chết, dù người đó thuộc bất kì tầng lớp nào họ đều có cơ hội như nhau là được sống.

Ấy mà, trên con tàu Titanic, những con người thuộc tầng lớp thượng lưu lại khóa chặt cơ hội đó, mà để giành giật sự sống ít ỏi về phía mình. Hàng ngàn người chết trôi nổi trên biển không chỉ bởi sự lạnh buốt của nước biên mà còn là sự lạnh lùng của lòng người nhấn chìm họ.

Màu phim những khúc cuối tối và lạnh, với những khung hình chết chóc về những xác chết trôi và những giọt nước mắt, những tiếng kêu cứu bất lực mà đến khi bộ phim kết thúc, người xem vẫn bàng hoàng ám ảnh.

“Đừng bao giờ buông tay em”

Rose đã nói với Jack như vậy khi biết con tàu đâm vào tảng băng và có khả năng bị chìm, xong cuối cùng, sau hàng tiếng đồng hồ vật lộn, họ đã không thể nắm tay nhau mãi mãi.

Họ đã vật lộn hàng giờ đồng hồ để tìm cách sống sót

Jack đã ra đi để Rose của anh vĩnh viễn là cô gái xinh đẹp, kiêu kỳ trong lần đầu gặp gỡ, để cô gái của anh luôn ôm trong lòng hồi ức về mối tình ngọt ngào sâu đậm đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Đúng hơn là Rose đã chấp nhận buông tay anh, buông bàn tay nắm lấy tay cô trong đêm dạ vũ, buông bàn tay đã đặt trên người cô cùng những hơi thở nóng bỏng trong chiếc xe ô tô, để thực hiện lời hứa với anh, lời hứa sống tiếp và sống tốt.

Quả thực, Titanic là một bộ phim công phu và hoành tráng, và chắc chắn là thành công khi trở thành huyền thoại trong thể loại phim chính kịch thảm hoạ, cả về sự đầu tư nội dung và hình ảnh, âm thanh.

Titanic đã truyền tải được nhiều thông điệp sâu sắc vượt lên trên một tác phẩm điện ảnh

Những gì mà bộ phim đem đến cho người xem vẫn là dư âm văng vẳng như chính mối tình bí mật dai dẳng trong phim của một chàng trai vô danh đã cứu được “trái tim của đại dương” và cũng nằm lại đại dương.

Vì trái tim của người đàn bà là những bí mật trong đại dương sâu thẳm.

Nguyễn Nam

Video liên quan

Chủ đề