Phế phụ phẩm nông nghiệp tiếng anh là gì

Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa…

Ứng với mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp thì phát sinh chất thải với đặc tính hoá học, vật lí cũng như sinh học là khác nhau.

Trong một vùng sản xuất nông nghiệp, nếu tỉ trọng trồng lúa chiếm đa số so với chăn nuôi thì rơm, rạ, trấu trong chất thải rắn nông nghiệp là chủ yếu. Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi động vật thì chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là phân chuồng.

Ở các vùng chuyên canh về trồng hoa thì chất thải rắn ở đây lại là các thân cây, cỏ… chiếm lượng rất nhỏ so với rơm rạ từ trồng lúa ở những vùng chuyên canh lúa.

Phân loại

Chất thải rắn nông nghiệp được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hoá học cũng như khả năng phân huỷ sinh học.

– Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, từ chăn nuôi và từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.

+ Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rơm, rạ sau thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần giập úa và không sử dụng ở các ruộng rau khi thu hoạch…

+ Chất thải từ chăn nuôi là các loại phân chuồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…

+ Chất thải từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp gồm các chai, lọ, can bằng thuỷ tinh hoặc nhựa dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.

Thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ, các túi nilon hoặc túi dứa, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân lân, đạm và kể cả các hoá chất bảo vệ thực vật đã quá hạn sử dụng…

– Theo tính chất nguy hại, chất thải rắn nông nghiệp gồm hai loại: chất thải rắn nông nghiệp nguy hại và chất thải rắn nông nghiệp thông thường.

+ Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại là chất thải có chưua các chất hoặc các hợp chất gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.

+ Chất thải rắn nông nghiệp thông thường gồm các chất thải rắn nông nghiệp không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.

3.1 Cách ủ rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc, phân chuồng làm phân bón cho cây trồng:

- Hòa 200gr chế phẩm vào 5 - 10 lít nước sạch, tưới đều lên nguyên liệu ủ và đậy kín.

- Ủ thành đống sau 10 ngày đảo trộn 1 lần. 400gr sử dụng cho 1 tấn nguyên liệu ủ, độ ẩm đống ủ 45 - 50%.

- Bổ sung nước nếu đông ủ khô trong quá trình làm đống và đảo trộn.

- Thời gian ủ khoảng 25 - 30 ngày.

Lưu ý:

- Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt. Nguyên liệu như cây ngô thì nên chặt ngắn khoảng 1 gang tay.

- Đối với rơm rạ, rác, lá khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất nhất 12 giờ.

- Với bèo Tây (Bèo Nhật Bản) và bèo cái, cần phơi héo trước khi ủ.

- Có thể thay phân chuồng bằng bùn bã của các khu chăn nuôi, thực phẩm, mùn hoai. Nếu không có các thành phần trên có thể bổ sung 2 kg đạm/tấn phân ủ.

3.2 Cách bổ sung dinh dưỡng cho đồng ruộng sau thu hoạch:

- Trộn đều 200gr chế phẩm cho 5 – 10kg mùn (đất mùn, mùn cưa, cám trấu,…)

- Rắc đều chế phẩm đã trộn một sào (360m2).

- Tiến hành cày bừa để vi sinh vật trộn đều vào bùn, rơm rạ trên đồng.

  1. Hướng dẫn bảo quản:

- Bảo quản nơi khô mát.

- Hạn sử dụng 20 tháng kể từ ngày sản xuất.

5.TCCS số: 26/MITECOM/2020 sản phẩm của dự án TTKHCN.DA.10.2018

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VI SINH VÀ MÔI TRƯỜNG

VP: Kiot 10, Toà CT2A, toà nhà Homeland - Lý Sơn - Long Biên - Hà Nộii

Nhà máy: Phú Lộc - Hồng Kỳ - Sóc Sơn - Hà Nội

Điện thoại: 0975.027.488 – 024.3990.5133

Hotline: 0865.222.529

Email: [email protected]

Chế phẩm vi sinh ORGMIC xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp nhờ hoạt đông động của Bộ vi sinh vật hữu hiệu được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Công Nghệ Vi Sinh và Môi - MITECOM mang đến giải pháp hữu hiệu cho các gia đình và trang trại nhờ tập hợp nhiều vi sinh vật hữu ích đã được tuyển chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Sacharomyces,.... Chúng có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ, sinh chất kháng sinh, chất ức chế tiêu diệt vi sinh vật có hại.

Hệ vi sinh này có khả năng phân hủy các loại tinh bột, protein, glucid, lipit,… nên được dùng để ủ các loại rác thải sinh hoạt gia đình, rác thải nông nghiệp và các loại chất thải hữu cơ khác: vỏ củ quả, lá rau thừa không sử dụng, thức ăn thừa, cơm thừa, trái cây bị hỏng,… thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng.