Phật tích ở đâu

Chùa Phật Tích (còn gọi là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích trên địa bàn xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích, di vật tìm thấy ở khu vực chùa, Vạn Phúc tự đư­ợc xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII - X.

Ngay từ khởi đầu, chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mô hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý.

Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn.

Năm 1057 - 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa.

Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc.

Theo bia Vạn phúc đại thiền tự bi (niên Chính Hòa thứ 7) chùa tọa lạc ở một vị trí khá đẹp “núi Phật Tích thiên ứng thế ở phương Nam, núi Phương Lĩnh bọc vào. Sông Ngưu Giang áng đỏ ngưng lại vuông tròn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vời vợi sáng lòa. Bên trái mạch nước rồng xanh chảy vòng quanh, bên phải núi hổ trắng chầu vào”.

Sang đời Trần (1228 - 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 - 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm.

Vua Trần Nghệ Tông (1370) cho xây dựng thư viện Lạn Kha do chính ông làm Viện trưởng, để đọc sách, thưởng ngoạn và hành cung của triều đình. Năm 1384, Vua tổ chức cho thi Thái học sinh (Tiến sĩ) tại đây để chọn người tài đức phục vụ đất nước.

Chùa cũng là nơi ghi nhận dấu ấn một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng - thiền sư Chuyết Chuyết. Từ năm 1635 - 1644, Thiền sư Chuyết Công đến hành đạo tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu đều kính trọng. Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật giáo để lưu hành trong nước nên thiền sư đã cho đệ tử Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về, một số được khắc để phổ biến, số còn lại và các bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích.

Đến thời Lê Trung Hưng (1686), chùa bị xuống cấp, các vua Lê đã cho tu bổ lại như quy mô cũ, gọi là chùa Phật Tích (tên chữ là Vạn Phúc).

Thời Nguyễn, chùa Phật Tích được tu bổ lần cuối.

Từ năm 1949 - 1952, Pháp chiếm chùa Phật Tích và phá hủy hoàn toàn ngôi quốc tự này, chỉ còn nền gạch và một số pho tượng Tổ, và một vài Pháp khí khác.Năm 1959, chùa Phật Tích được Nhà nước cho xây dựng lại theo quy mô nhỏ để giữ gìn các di vật còn lại.

Năm 2008, khởi công xây dựng mới một số công trình, trong đó có công trình tạo tác tượng Phật bằng đá(tính cả bệ) cao 30m trên núi Phật Tích. Tượng Phật A Di Đà mới dựng theo tượng Phật do vua Lý Thánh Tông cho tạc năm 1057, nay được tôn thờ tại Chánh điện.

Như vậy, Phật Tích là địa danh ghi dấu tích Phật ở trên dãy Phượng Hoàng (Tiên Du) Phật Tích - vừa là tên núi, tên chùa, làng…, vừa là địa điểm dừng chân truyền bá đạo phật đầu tiên của các tu sĩ Ấn Độ từ những thế kỷ đầu công nguyên trên đất Giao Châu. Từ trung tâm Phật Tích, các tu sĩ đã truyền bá đạo Phật ra các vùng miền, trước hết là tại Luy Lâu, trị sở của Giao Châu.

Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo mà còn lưu giữ kho tàng truyền thuyết, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian, tiêu biểu là những huyền thoại về bà Tồ Cô, các cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Triệu Đà, chàng tiều phu Vương Chất, Từ Thức gặp tiên, Cao Biền xây tháp yểm bùa, bà chúa Chè, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và nổi tiếng là hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích vào ngày mồng 4 tháng Giêng,… Những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đó cho thấy Phật Tích không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập nhiều luồng tư tưởng, tôn giáo ở các vùng, các nước trong khu vực, hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Với những giá trị nổi bật nêu trên, chùa Phật Tích đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014./.

Khánh Chi

Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa

Bắc Ninh một mảnh đất cổ lâu đời với nhiều nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Mảnh đất này còn có nhiều cảnh đẹp và địa điểm du lịch hấp dẫn. NếmTV sẽ giới thiệu cho các bạn một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bắc Ninh – đó là chùa Phật Tích.

Chùa Phật tích nằm ở đâu?

Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là chùa Vạn Phúc.

Đến Bắc Ninh và hỏi địa chỉ chùa Phật Tích hay Vạn Phúc thì ai cũng biết, ngôi chùa có vị trí rất đặc biệt nằm ở sườn núi Lạn Kha thuộc xã Phật Tích – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc cổ của thời Lý, được thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật, là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm.

Cách đi đến chùa Phật Tích Bắc Ninh

  • Xe bus: Chùa Phật Tích chỉ cách Tp Hà Nội 20km nên bạn hoàn toàn có thể đến chùa nhanh chóng và tiết kiệm bằng xe bus: tại bến xe Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội, bạn có thể bắt xe bus số 54 hoặc 203 để đến chùa Phật Tích.
  •  Phương tiện tự túc: các bạn cũng có thể tự đi xe máy đến chùa Phật Tích với cung đường như sau : cầu Vĩnh Tuy ( hoặc Chương Dương) sau đó lên quốc lộ 1 đi thẳng là đến.

Các lễ hội chùa Phật Tích

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn

Lễ hội đã tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm, gắn liền với ngôi chùa Phật Tích có bề dày lịch sử và tâm linh, đây là nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam gắn với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.

Theo huyền thoại, xưa kia, vùng núi Phật Tíchvườn chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn. Hằng năm, mỗi khi xuân về, hoa mẫu đơn nở đỏ rực cả một góc trời. Người người đổ về đây trẩy hội, ngắm hoa, vãn cảnh chùa.

Trên trời, nàng tiên Giáng Hương thấy cảnh trần gian tuyệt đẹp, đã xin giáng trần dự hội chùa nhưng vô tình, nàng đánh gãy một cành hoa mẫu đơn giữa cửa chùa nên bị chú tiểu giữ lại.

Chàng Từ Thức bèn xin chuộc tội cho nàng. Cảm động với nghĩa cử cao đẹp của chàng trai hào hoa, phong nhã, nàng Giáng Hương đã ngỏ lời hò hẹn với chàng và đã mời chàng về chốn “bồng lai” xin kết duyên vợ chồng.

Từ đó câu chuyện tình thơ mộng “Từ Thức gặp tiên” đã sống mãi với lễ hội Khán hoa mẫu đơn của chùa Phật Tích.

Lễ hội Phật Tích

Lễ hội chính của chùa Phật Tích diễn ra vào dịp tết nguyên đán đầu năm, lễ hội kéo dài trong 3 ngày từ mùng 3 – 5, trong đó ngày chính hội là vào mùng 4.

Chùa Phật Tích vốn đã là ngôi chùa rất linh thiêng. Nhân dịp lễ hội đầu năm, chùa đón hàng ngàn du khách thập phương về hành hương.

Đi chùa lễ phật đầu năm là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, mọi người đến chùa cầu nguyện năm mới an lành sức khỏe, công việc thuận lợi, cầu gia đình an khang thịnh vượng.

Trong những ngày diễn ra lễ hội thường xuyên diễn ra các chương trình biểu diễn dân ca quan họ trên thuyền, giao lưu nghệ thuật trên quảng trường Đại phật tượng, các trò chơi dân gian truyền thống.

 | Khám phá 1 ngôi chùa nổi tiếng khác “Chùa Bút Tháp Bắc Ninh – Du lịch tâm linh về miền Quan họ“

Một số địa điểm nổi tiếng gần chùa Phật Tích Bắc Ninh

Đi chùa Phật Tích xong, nếu còn thời gian các bạn có thể ghé vào những địa điểm du lịch nổi tiếng ở gần ở gần đó.

Đình Bảng

Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở  làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đình được xây dựng từ năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, đây là ngôi đình cổ xưa nổi tiếng nhất ở Bắc Ninh.

Bên trong chính điện là một bức cửa võng lớn, được trang trí  với các chữ triện, các con vật như rồng, phượng, ngựa, sư tử, mây, các cây trong bộ tứ quý. Phía trên của bức cửa võng là trần gỗ che kín mái gian giữa được trang trí bằng một con chim phượng xoè rộng cánh.

Đền Đô

Đền Đô là một điểm du lịch nổi tiếng khi đi du lịch Bắc Ninh. Đây là một ngôi đền cổ có từ lâu đời, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn. Đền Đô tọa lạc tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Lễ hội đền Đô diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương khắp nơi đến tham dự. Với không gian rộng và được chia thành các biệt khu: đại điện, hậu cung, thủy đình, văn bia,… đến với Đền Đô, các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về một thời quá khứ xa xưa của dân tộc.

Chùa Dâu

Chùa Dâu có vị trí ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa nằm ở chính trung tâm khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của xứ Kinh Bắc, gồm có thành cổ Luy Lâu, đền thờ, lăng mộ Sĩ Tiếp, gồm hệ thống chùa chiền, đền đài, dinh thự, bảo tháp…

Du khách đến chùa Dâu không chỉ đơn thuần là để cầu an mà còn là để được tận mắt ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của “đệ nhất cổ tự trời Nam” (ngôi chùa cổ nhất Việt Nam).

Chùa Bút Tháp

Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn dòng sông Đuống thuộc huyện Thuận Thành. Ngôi chùa cổ nổi tiếng với tượng Phật Bà Quan nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất ở nước ta.

Chùa có khuôn viên rộng với kiến trúc quy mô cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại cho đến ngày nay. Mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

Chúc các bạn có một chuyến đi về chùa Phật Tích đầu năm thật vui vẻ và thú vị!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Video liên quan

Chủ đề