Phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6

Nhận phần khó về mình

Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Môn học này gồm 3 phân môn: Vật lý, Hóa, học, Sinh học; trong khi đó hầu hết các trường chưa có giáo viên có thể đảm nhiệm được cả 3 phân môn này.

Thực tế triển khai của các nhà trường cho thấy, có trường đã bố trí dạy học nối tiếp, bảo đảm theo đúng mạch các chủ đề, logic của chương trình. Nhưng cũng không ít trường đang triển khai môn Khoa học tự nhiên theo cách dạy song song 3 phân môn. Sắp xếp thời khoa biểu dạy song song sẽ dễ dàng và nhà trường không phải dụng công nhiều, nhưng lại khó cho học trò trong tiếp thu kiến thức, vì các em không được học theo trình tự của chương trình, sách giáo khoa.

An Giang là một trong những địa phương đã bố trí được hầu hết các trường THCS dạy môn Khoa học tự nhiên theo đúng logic chương trình. Theo ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản triển khai đến các trường ngay sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; kết hợp với lồng ghép trong tập huấn chuyên môn cho giáo viên, nên cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản nắm được tinh thần chỉ đạo của Bộ.

Ngoài ra, khi tổ chức thực dạy, sở GD&ĐT kiểm tra việc thực hiện gián tiếp thông qua kế hoạch dạy học của tổ bộ môn, thời khoá biểu nhà trường, kịp thời phát hiện việc bố trí chưa hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó chuyên viên phụ trách tư vấn cho các trường kịp thời điều chỉnh.

“Những trường hợp bất khả kháng như trường chỉ có 1 giáo viên/môn, tinh thần chỉ đạo của sở GD&ĐT là linh hoạt ưu tiên bố trí giáo viên giảng dạy cho lớp 6 và lớp 9; thầy cô nhận phần khó về mình, tạo thuận lợi nhất có thể cho học sinh” - ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.

Tại Hà Nội, Long Biên là quận đã bố trí được 100% các trường THCS dạy môn Khoa học tự nhiên theo đúng trình tự chương trình, sách giáo khoa về logic kiến thức. Tuy nhiên, còn không ít trường trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện được theo phương án này.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho  biết: Dạy song song cùng lúc 3 phân môn, xếp thời khóa biểu, sắp xếp đội ngũ không khó khăn, nhưng sẽ khó cho học trò. Các chủ đề được thiết kế trong chương trình có tính logic, nên dạy cùng lúc 3 chủ đề sẽ mất đi tính logic đó. “Chúng ta phải nhận phần khó về mình” - ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Mới đây, trong hội nghị trao đổi riêng về dạy học môn Khoa học tự nhiên của Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện Phòng GD&ĐT Đan Phượng cho biết, cơ bản các trường THCS vẫn dạy song song. Lý do được đưa ra là phần lớn trường quy mô nhỏ, số giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học không nhiều; thậm chí có trường chỉ có 1 giáo viên Vật lý, 1 giáo viên Hóa học, 2 giáo viên Sinh học, nên khi sắp xếp dạy môn Khoa học tự nhiên theo định hướng của Bộ GD&ĐT gặp khó khăn.

Tương tự, huyện Chương Mỹ cũng có khoảng 2/37 trường THCS sắp xếp được dạy học theo chủ đề, còn lại là dạy song song với môn Khoa học tự nhiên. Học sinh đang sử dụng 2-3 quyển vở để ghi chép, nên nhận thức chưa coi đây là 1 môn học. Phòng GD&ĐT Đông Anh thông tin chưa có trường nào trên địa bàn triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên theo logic chương trình, trình tự các chủ đề mà đều dạy song song…

Phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Học sinh lớp 6 tiếp cận với môn Khoa học tự nhiên.

Kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu: Tránh “ăn đong” theo tuần, tháng

Cho rằng, dạy học môn Khoa học tự nhiên, khó khăn của các trường hiện nay là ở xếp thời khóa biểu, theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), nhiều trường vẫn dùng tư duy xếp thời khóa biểu như cũ, các môn dàn đều cho đủ số tiết trong tuần mà chưa linh hoạt.

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường nêu rõ: Các trường chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường.

Như vậy, mỗi trường có thể bố trí thời khóa biểu cho giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 trước, rồi từ đó xếp thời khóa biểu cho các lớp khối 7, 8, 9 sẽ thuận lợi hơn. Số tiết ở lớp khối 7, 8, thậm chí là cả khối 9 có thể điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm cân đối về nội dung dạy học theo từng học kỳ.

“Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT kiên trì việc giao quyền tự chủ cho nhà trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, báo cáo Sở/phòng GD&ĐT kiểm tra, quản lý dựa trên kế hoạch đó; không phải Sở/phòng GD&ĐT phê duyệt kế hoạch giáo dục nhà trường. Việc giao quyền tự chủ cho nhà trường được luật hóa và đưa vào toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

Sở/phòng GD&ĐT cũng không kiểm tra theo kiểu như trước đây, phân phối chương trình “đồng phục” từ sở áp xuống phòng, rồi từ phòng áp xuống trường. Kế hoạch giáo dục do nhà trường chuẩn bị, tổ chức, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, làm sao đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình, phù hợp nhất đối với điều kiện thực tế của trường về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Ngoài ra, đã xây dựng kế hoạch giáo dục nên cho cả 1 năm học và việc sắp xếp thời khóa biểu cơ bản phải sắp xếp cho từng kỳ, tránh “ăn đong” theo tuần, tháng. Trong quá trình thực hiện, tất nhiên có chỗ phải điều chỉnh, nhưng là điều chỉnh đó là nhỏ, không ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch chung trong cả học kì, năm học” - PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

Về kiểm tra, đánh giá môn Khoa học tự nhiên, PGS Nguyễn Xuân Thành lưu ý, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ: Với kiểm tra đánh giá thường xuyên, thầy cô phụ trách nội dung, mạch kiến thức nào thì thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở mạch kiến thức đó. Mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhiều lần, nhưng được ghi nhận 4 điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ phù hợp với tiến trình dạy học. Với kiểm tra, đánh giá định kỳ, số bài hiện còn rất ít, 1 năm học chỉ có 4 bài kiểm tra, thầy cô cần thể hiện đúng tinh thần hợp tác trong dạy học và trong kiểm tra đánh giá để các thành viên của tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng ma trận đề, cùng ra đề, cùng chấm các bài kiểm tra, bảo đảm thực hiện theo quy định tại Thông tư 22.

Phân công giáo viên dạy môn học mới phù hợp điều kiện từng trường

Phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6

Ảnh minh họa chụp đầu năm 2019

VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn gửi Sở GDĐT các địa phương triển khai chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022.

Năm học này, các nhà trường sẽ thực hiện đồng thời hai chương trình giáo dục phổ thông, là chương trình hiện hành (CT GDPT 2006, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 và chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT) đối với lớp 6.

Để triển khai hiệu quả cả hai chương trình, Bộ GDĐT nhấn mạnh CT GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Do đó, khi triển khai thực hiện ở lớp 6, các nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.

Phân công giáo viên dạy môn học mới phù hợp điều kiện từng trường

Trong CT GDPT 2018, lớp 6 sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện. Đó là hai môn tích hợp Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, cùng Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục này hiệu quả, Bộ GDĐT đưa ra một số hướng dẫn cho các nhà trường triển khai thực hiện.

Cụ thể, với môn Lịch sử và Địa lí, chương trình môn học này bao gồm 2 phân môn là Lịch sử và Địa lí. Mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Việc phân công giáo viên dạy môn học này, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường căn cứ tình hình thực tế đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng sẽ phân công thầy cô dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. Mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn tích hợp Lịch sử và Địa lí được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Đối với môn Khoa học tự nhiên, chương trình môn học bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Do đó, kế hoạch dạy học môn học, nhà trường cần xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kì, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học.

Về phân công giáo viên, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công thầy cô dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của thầy cô. Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn học này trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương. Căn cứ vào nội dung cụ thể của tài liệu giáo dục địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực thầy cô.

Phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6

Ảnh minh họa.

Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

Giáo viên dạy học chủ đề nào sẽ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chương trình bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động chủ yếu là: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, hiệu trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.

Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đồng thời cần tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Cán bộ quản lí, giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào sẽ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo án

Trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đối với lớp 6 dạy học theo CT GDPT 2018, Bộ GDĐT hướng dẫn, các nhà trường thực hiện theo Công văn số 5512 ban hành ngày 18/12/2020. Các phụ lục kèm theo Công văn này được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy (giáo án).

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 đang triển khai dạy học theo CT GDPT 2006, các trường cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đối với kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên đã được xây dựng và thực hiện từ các năm học trước, các trường cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Với các nội dung hướng dẫn trên, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở GDĐT cần báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn, giải quyết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

chương trình giáo dục, giáo dục phổ thông, Khoa học tự nhiên, chương trình giáo dục phổ thông mới, Phân công giáo viên