Phân bón vi sinh vật là gì năm 2024

1. Định nghĩa về phân bón vi sinh vật: Là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức hoạt động cao, dùng bón vào đất hoặc xử lý cho cây.

2. Các dạng (nhóm) phân vi sinh vật:

- Nhóm sản xuất với chất mang có thanh trùng, có mật độ vi sinh vật hữu ích cao (>108 tế bào/gam) vi sinh vật tạp thấp. Sử dụng nhóm vi sinh vật này chủ yếu là để cải thiện hệ vi sinh vật cho đất. Lượng đưa vào đất 300-3000g/ha.

- Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.

3. Các loại phân vi sinh:

3.1. Phân bón Vi sinh vật cố định đạm (N): Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng VSV cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..

3.2. Phân bón vi sinh phân giải lân: chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

3.3. Phân bón Vi sinh phân giải silicat: có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá ... để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

3.4. Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

3.5. Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh: chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

3.6. Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit: có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

3.7. Phân bón vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo): có chứa VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin.... Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

3.8. Phân bón vi sinh sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…

Sau cuộc cách mạng xanh, phân bón hóa học đã làm năng suất cây trồng tăng một cách nhanh chóng. Ngoài lợi ích mà nó mạng lại thì những ảnh hưởng xấu của nó cũng dần dần thể hiện lên hệ thống sinh thái nông nghiệp gây ô nhiễm nước, đất đai và không khí.

Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.

Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.

II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.

Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…

Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.

III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

  • Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
  • Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
  • Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.
  • Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…
  • Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…
  • Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
  • Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào?

1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm

Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:

Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…

Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, Anabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….

Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…

2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân

Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.

3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic

Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…

4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…

5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria..…

6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu

7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….

V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:

Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.

Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.

Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.

VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?

Gồm một số bước quan trọng như sau:

Đầu tiên: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.

Bước hai: là phân lập và tuyển chọn VSV.

Bước ba: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.

Bước thứ tư: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.

Bước năm:Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.

Bước thứ sáu: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.

VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.

Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.

Phân bón hữu cơ vi sinh vật là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích như Trichoderma sp., Bacillus sp., Streptomyces sp., Azotobacter sp., được sản xuất bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh.

Phân bón vi sinh chứa gì?

Phân bón vi sinh cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, bao gồm nitơ, phốt pho và kali, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây khỏe mạnh. Chúng cũng giúp cây chống lại sâu bệnh, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

Tại sao lại bón phân vi sinh?

Phân bón hữu cơ vi sinh được coi như một loại thuốc bổ cho đất, giúp đất tơi xốp, giữ được độ ẩm. Ngoài ra, phân bón hữu cơ vi sinh còn cung cấp gần như đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cây trồng, giúp năng suất tăng thêm 20% so với khi sử dụng phân bón vô cơ.

Phân bón vi sinh được sử dụng như thế nào?

Phân vi sinh có thể dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng từ cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh đến cây cảnh... đều rất tốt. Do tác dụng chậm hơn so với phân hoá học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc.

Chủ đề