Orp là gì và các yếu tố ảnh hưởng

Ngoài TDS, pH thì ORP là chỉ số của nước mà bạn nên nắm chắc để biết chính xác chất lượng nước mình đang sử dụng, tránh gây nguy hại tới sức khỏe. ORP cho biết mức độ chất có khả năng oxy hóa hoặc làm giảm thiểu hoạt tính vi sinh vật trong nước.

Nguồn nước có chỉ số ORP âm có nghĩa là trong nó tồn tại nhiều chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa các tế bào cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. Và ngược lại, chỉ số này dương càng lớn thì mức độ gây hại càng cao. Trong môi trường ORP dương cao, gốc tự do có điều kiện phát triển và có thể gây nên những bệnh tật nguy hiểm như ung thư.

The Water MAN biết một điều, chỉ số này trước nay rất ít người quan tâm đơn thuần vì người ta không hề thấy hậu quả tức thời của việc sử dụng nguồn nước có ORP dương.

Và bây giờ, chính là lúc mọi người nên thay đổi điều đó trước khi tuổi thọ của mình âm thầm giảm dần không hay. The Water MAN sẽ đồng hành và mang những kiến thức thú vị đến với mọi người. Cùng chúng tớ khám phá thôi nào!

Chỉ số ORP là gì?

Thuật ngữ này phổ biến đối với ai quan tâm đến vấn đề sức khỏe và quá trình lão hóa của cơ thể. ORP viết tắt của từ Oxidation Reduction potential, có đơn vị là mV (millivolts). Chỉ số ORP thể hiện mức độ oxy hóa hoặc khử chất khác của một chất.

Một thực tế, cấu tạo vật chất trong cơ thể chúng ta luôn có sự vận động và quá trình trao đổi chất. Để cân bằng trạng thái chất lỏng, các chất không có hoặc thiếu điện tử sẽ tìm mọi cách để có electron, các chất này gọi là các chất oxy hóa. Ngược lại, các chất dư điện tử, có thể hiến thêm electron của chúng cho chất khác gọi là chất khử hay các chất chống oxy hóa.

Hiểu một cách đơn giản, ORP chính là thước đo mức độ oxy hóa trong một chất. Nếu chỉ số đạt từ 0 tới các giá trị dương chúng ta gọi nó là chất oxy hóa. Ngược lại, chỉ số là những giá trị âm thì chất đó được gọi là chất chống oxy hóa.

Từ khái niệm đó, bạn có thể suy ra một chân lý dễ dàng, chỉ số ORP càng cao thì nó càng có nguy cơ gây oxy hóa cao. Ví dự như chỉ số ORP là +300mV thì khả năng oxy hóa của nó cao gấp 3 lần so với chỉ số ORP +100 mV và ngược lại.

Vai trò của ORP trong nước

Việc dư các chất oxy hóa trong cơ thể tạo điều kiện cho các gốc tự do phát triển. Các gốc tự do sản sinh với một khối lượng lớn và không có bất kỳ phương pháp xử lý nào sẽ gây nên những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm.

Dư thừa chất oxy hóa chính là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý như tim mạch, ung thư. Chỉ số ORP dương là nguyên nhân khiến là da xuất hiện nám, đồi mồi, da khô và lão hóa. Chúng là nỗi sợ nên chị em cần biết để tìm những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ nha.

Ngày nay, điều kiện sống của con người bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Và để ngăn ngừa sự tăng lên của những chất oxy hóa nhất thiết bạn phải bổ sung thành phần chống oxy hóa nhằm cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

Chỉ số ORP trong nước bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số ORP trong nước uống có độ âm càng lớn chứng tỏ nguồn nước đó càng sạch và an toàn, có lợi cho sức khỏe. Khi uống nước này đều đặn, nó sẽ hỗ trợ trong ngăn ngừa bệnh tật do sự oxy hóa gây nên. Từ những thông tin trên, bạn đã cảm nhận được vai trò to lớn của việc thường xuyên kiểm tra chất lượng nước chưa? Chỉ khi xác định biểu thị độ ORP âm, bạn mới hoàn toàn yên tâm sử dụng nguồn nước đó đều đặn mỗi ngày.

Làm thế nào để bổ sung chất chống oxy hóa

Để cân bằng môi trường bên trong, cân bằng chất oxy hóa bạn cần nạp vào chất chống oxy hóa. Có nhiều cách khác nhau để bổ sung chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, trong đó có 2 cách đơn giản được khuyên dùng.

Thứ nhất, cân bằng chất oxy hóa bằng việc nạp nhiều thực phẩm có khả năng chống lại oxy hóa. Bạn có thể mua và sử dụng những loại trái cây như việt quất, gạo lứt, lúa mạch, súp lơ. Việt quất là loại trái cây có khả năng chống oxy hóa cực cao, điều này thể hiện ngay trên màu thẫm tím ở vỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một ít việt quất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa cao gấp nhiều lần so với ăn chuối hay táo.

Trong súp lơ cũng giàu tính chống oxy hóa không kém gì so với việt quất hay gạo lứt. Trong súp lơ có chứa rất nhiều carotenoid, lutein, zeaxanthin và beta-carotene, những chất này như đã nói ở trên. Đậu thận có rất nhiều chất chống oxy hóa liều cực mạnh cùng chất đạm cơ, không có chứa cholesterol và ít chất béo, đậu thận là không thể thiếu trong danh sách chế độ ăn chống sự xâm lấn của các chất oxy hóa trong cơ thể.

Thứ hai, dùng nước kiềm mỗi ngày để “xử lý” sạch các chất oxy hóa gây hại. Nước kiềm được tạo ra bằng cách điện phân giúp loại sạch khuẩn và yếu tố gây hại nhưng không làm mất đi khoáng chất. Trong quá trình xử lý, nước được phân cực thành H+ và OH-.

Đặc điểm của loại nước này là giàu kiềm tự nhiên, nhiều vi khoáng, phân tử nước nhỏ và đặc biệt hơn nữa, nước ion kiềm cực kỳ giàu ion H +hydro (hydrogen). Đây là chất có tính chống oxy hóa rất cao, khả năng chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với trà xanh. Vì nó có ORP âm nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại nước này đều đặn mỗi ngày.

\>>> Đọc thêm: Thực hư việc nước kiềm có thể chữa được bệnh Gout? <<<

Cách đo chỉ số ORP của nước

Để đo chỉ số ORP của nước chúng ta cần sử dụng điện cực trơ hóa học được ngâm trong dung dịch. Thông thường, chỉ số này được đo bằng cách sử dụng thiết bị đo điện thế giữa hai cực tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước kiểm tra. Chỉ số được đo sẽ được biểu thị bằng đơn vị Millivolts (mV).

Hai điện cực trong thiết bị đo chỉ số ORP thường được chứa trong một điện cực kết hợp. Trong đó có một điện cực được làm từ chất liệu bạch kim hoặc các hợp chất kim loại có khả năng dẫn điện áp được gọi là điện cực chỉ thị và một điện cực tham chiếu với chất liệu bạc hoặc bạc Clorua (điện cực Ag/ AgCl). Điện cực này cũng có chứa Kali Clorua.

Trong quá trình đo chỉ số ORP, nguồn nước được tiếp xúc với cả hai điện cực sao cho các electron trong nước tạo thành một điện áp. Điện áp này được đo bằng đồng hồ chuyên dụng kết nối trực tiếp với cảm biến và không cần hiệu chỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác khi đo chỉ số ORP, các nhà khoa học luôn đảm bảo mức dao động cho phép trong khoảng từ +/- 10 mV.

Kết luận

TDS, pH và ORP là những chỉ số đặt biệt quan trọng bạn cần quan tâm trong nguồn nước mình đang sử dụng mỗi ngày. Trong đó, ORP chính là nguyên nhân trực tiếp làm da dẻ bạn xù xì, nếp nhăn và đồi mồi nhanh chóng xuất hiện. Nếu không muốn tuổi 30 mà trong dáng vẻ của bạn chẳng khác gì U60 thì hãy quan tâm chất lượng nước ngay từ bây giờ.

Chủ đề