Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt của ai

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc hiểu [2đ].

Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc ! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.

[ Chế Lan Viên- Sao chiến thắng]

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

2. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

3. Trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng của tác giả đối với Tổ quốc.[5-7 dòng]

Các câu hỏi tương tự

Đọc hiểu đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Giặc Mỹ mày đến đây Thì ta tiêu diệt ngay! Trời xanh ta nổi lửa Bể xanh ta giết mày! Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

[Trích Sao chiến thắng, Chế Lan Viên]

1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

2: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ của 4 đoạn thơ dưới đây:

Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

3: Nêu thái độ và tình cảm của tác giả ?

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

1] Xác định từ láy và đại từ đc tác giả dùng trong bài thơ

2] Viết đoạn văn [ 6-8 câu] nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ trên có sử dụng đại từ và quan hệ từ [ gạch chân 2 đại từ và 2 quan hệ từ]

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…Ôi tổ quốc,ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta,như vợ như chồng

Ôi tổ quốc,nếu cần,ta chết

Cho mỗi ngôi nhà,ngọn núi,con sông…”

[Trích “Sao Chiến Thắng”,Chế Lan Viên]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ được dùng trong bài thơ.

Câu 2: Chỉ ra các thán từ có trong đoạn thơ.

Câu 3: Nêu tác dụng của những thán từ đó ?

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ.

giúp mình với ạ mình đang cần gấp

Bài văn tả buổi chào cờ đầu tuần trường em [Ngữ văn - Lớp 6]

1 trả lời

Xem lời giải

1. Biểu cảm

2. Tình yêu và ý thức trách nhiệm với đất nước của tác giả.

3. BPTT:

- So sánh: Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, như mẹ cha ta, như vợ như chồng

- Liệt kê: mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

Tác dụng:

- Giúp cho sự diễn đạt của đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình hơn

- Nhấn mạnh tình yêu đất nước thiết tha, nồng nàn 

- Qua đó ta thấy được tình yêu đất nước của tác giả, nhắn nhủ mỗi cá nhân cần biết yêu nước và cống hiến cho đất nước.

4. Thông điệp em tâm đắc nhất: mỗi chúng ta cần biết yêu nước và cống hiến cho đất nước. 

Lí giải: mỗi người sinh ra đều gắn với quê hương, đất nước của mình. Bởi vậy, tình yêu đất nước là lẽ đương nhiên. Yêu nước không chỉ giữ trong tim mà cần được cụ thể hóa bằng những hành động cống hiến có ý nghĩa. Có như vậy, đất nước mới ngày càng văn minh và phát triển.

Phần II

1. Từ khi còn trong bụng mẹ, ta đã được giáo dục lòng yêu nước. Lòng yêu nước đã ngấm sâu vào tâm khảm mỗi con người, trở thành bài học làm người quan trọng nhất, lớn lao nhất và ý nghĩa nhất. Tình yêu nước ngày đêm chảy trong huyết quản của mỗi người con đất Việt. Tôi cũng vậy, cũng nồng nàn tình yêu dành cho đất nước Việt Nam này. Tôi hiểu rằng bản thân mình cần có trách nhiệm với Tổ quốc. Tôi hi vọng bản thân sẽ là một công dân tốt, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Muốn thực hiện được điều đó, tôi cần nỗ lực học tập, rèn luyện mỗi ngày để có kiến thức, kĩ năng và đạo đức tốt. Trong thời đại 4.0, mỗi cá nhân cần phát huy sự nhanh nhạy, chủ động của mình bằng việc trau dồi những kiến thức, kĩ năng quan trọng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tư duy phản biện, khả năng tự học,... Không chỉ làm đẹp trí tuệ, tôi cần làm đẹp cả tâm hồn mình. Tôi sẽ luôn sống bao dung, yêu thương, nghĩa tình bởi tôi hiểu yêu nước chính là yêu đồng bào mình. Tôi sẽ cố gắng gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giúp chúng không bị mai một đi. Đặt trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, tôi hiểu tình yêu nước lúc này càng cần được nâng cao. Tôi đã, đang và sẽ cùng cả nước chung tay chống dịch, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Đảng và Nhà nước, nâng cao tinh thần tương thân tương ái cao đẹp để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Bởi vậy, hãy dùng cuộc đời ấy để vẽ nên những sắc màu tươi đẹp cho cuộc sống này. 

Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt của ai

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Đọc hiểu đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Giặc Mỹ mày đến đây Thì ta tiêu diệt ngay! Trời xanh ta nổi lửa Bể xanh ta giết mày! Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

(Trích Sao chiến thắng, Chế Lan Viên)

1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

2: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ của 4 đoạn thơ dưới đây:

Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

3: Nêu thái độ và tình cảm của tác giả ?

Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt của ai

Giặc Mỹ mày đến đâyThì ta tiêu diệt ngay!Trời xanh ta nổi lửaBể xanh ta giết mày!Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta, như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần, ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...Hãy cứ đo bể ta bằng luật điều quốc tếTrời xanh ta xanh bao nhiêu hải lýNhưng chớ đo lòng căm giận chúng taMáu hơn ba chục năm trời ta đã đổ raPhải trăm năm mới có ngày độc lậpAi đếm hết chuỗi người lên máy chém lúc hửng đông?Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú QuốcMỗi trang sử đất này đều nhuộm máu cha ôngHãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cảMột chiếc cầu vừa mới bắc qua sôngMột hợp tác lúa chiêm vàng óng ảMột nhà ăn cửa sổ sơn hồng...Những nhà máy, nước sinh trong gian khổNhững lò cao như đứa trẻ đầu lòngHạnh phúc mới, có khi còn vất vảNhưng bước đầu đây là của công nôngMiền Bắc thân yêu trong tầm đạn MỹHãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu và bảo vệMây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn...Một đảo vắng Hòn Ngư còn chớp bểMột rặng núi Kỳ Sơn còn lắm lúc mưa nguồnHãy đem máu ta ra mà giữ gìnNửa thân thể miền Bắc này cho ruột thịt phương Nam!Trời xanh biếc của người đầu tuyến lửaNẻo Hùng tinh từng quay hướng địa bànChớ để cho chúng đến gieo khăn tang và nạng gỗXây dựng những pháp trường và kiến thiết những tha maSúng Mỹ chĩa vào căn phòng ta ởDao cứa vào trên cổ họng ta caHỡi những tấm lòng lạnh tanh máu cáNhững nhiệt tình xuống quá độ âm!Có nghe tiếng ngư lôi và cao xạ?Giặc đánh ta thì ta đánh trảGiữ hoà bình phải đâu bằng mọi giáGiá hoà bình là quật ngã bọn xâm lăngTàu Mỹ rụng đất này, ai có nghe chăng?Sao thức canh đêm, bể biếc reo mừngSóng ru đất, mây nhắn cùng gió thổi"Thần chiến thắng là những người áo vảiNhững binh nhất, binh nhì mười tám tuổiGiết quân thù không đợi có hạt nhân"Giết quân thù không cần phải phân vânHỡi những con thỏ hoà bình đang tìm nơi gặm cỏSúng ta nổ cũng là vì ngươi nữaNhờ súng này mà ngươi được yên thânĐêm nay sao chín vàng như thóc giốngPhải đêm nay trời cũng được mùa?Trời sao cao như là chiến trậnSao sáng ngời vũ khí lòng taNghe rào rạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thứcKhông! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc!Không! Hàng nghìn triệu ngôi sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời!

Hứa một Mùa Gặt Lớn ngày mai

11-8-1964

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập (Vũ Thị Thường sưu tập và biên soạn), NXB Văn học, 2002

Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.

Bài thơ này được nhà thơ kể lại: chị viết khi đang đi công tác ở nước ngoài thì nghe tin quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa: “Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình - Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc - Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước - Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”. Câu thơ nghẹn thắt trào dâng uất hận như lớp lớp sóng cuộn dâng. Cuộn dâng ở ngoài biển khơi, cuộn dâng ở trong lòng người. Tấc đất tấc biển như là máu thịt của một cơ thể con người của đất nước mang dáng hình chữ S thân yêu. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” nhưng chính nhà thơ đã gọi tên Tổ quốc: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả - Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây”. Nhịp thơ chính là nhịp sóng là nhịp “Bằng tiếng sóng Trường Sa - Hoàng Sa dội vào ghềnh đá”. Nguyễn Phan Quế Mai không kìm nổi cảm xúc trực tiếp của mình: “Tổ quốc của tôi - Tổ quốc của tôi!”. Tiếng gọi tha thiết đó như là tiếng vọng của quá khứ oanh liệt của hòa âm hiện tại cộng hưởng với cả một bề dày lịch sử oai hùng: “Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”. Nhịp thơ bi tráng vừa hào sảng vừa day dứt vừa ngân vọng. Ở đây trong câu thơ: “Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã - Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông”. Hai chữ “Hòa bình” được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc. Ngọn đuốc “Hòa bình” như muốn đánh thức dậy lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu để khi kết bài thơ chị đã nhắc lại: “Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa”. Ở đây sự kết hợp cảm hứng dân tộc và thời đại, tính biểu tượng khái quát nhưng có sức thuyết phục lay thức cụ thể ấn tượng là một thành công để chuyển tải những cảm xúc mạnh bi tráng, hào hùng. Tứ thơ từ đó được nâng lên xoáy sâu và lan rộng. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””.

Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...