Óc bò ăn có tốt không

Với quan niệm “ăn đâu bổ nấy”, óc động vật được nhiều người tin là thuốc tăng cường trí thông minh. Do đó, nhiều bà mẹ hay chế biến cho con ăn mỗi ngày, đặc biệt trước mỗi kỳ thi quan trọng. Ngoài ra, óc cũng được xem là một thực phẩm bồi dưỡng thường xuyên cho người già, bệnh nhân.

Trả lời Zing.vn về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay đó chỉ là quan niệm được truyền miệng theo dân gian. Việc các mẹ bắt con ăn óc (trong đó phổ biến nhất là óc lợn) hàng ngày để được thông minh là không có bằng chứng về mặt khoa học.

Tiến sĩ cho biết trí thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ăn uống chỉ chiếm một phần nhỏ. Về cơ bản, óc vẫn là một món ăn bổ dưỡng nếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm song nếu ăn nhiều sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Tác hại

Tiến sĩ Hưng cho hay hầu hết não động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn thường xuyên với số lượng nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ chứ không phải sẽ phát triển trí thông minh như nhiều người nghĩ.

Theo thống kê dinh dưỡng, trong 100 g óc lợn chỉ có 9 g chất đạm; 9,5 g chất béo; 1,6 g sắt, song lại có tới 2500 mg cholesterol. Ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước.

Ngoài ra, với người đã mắc các bệnh trên, óc động vật sẽ trở thành thực phẩm nguy hiểm, do đó, cần thận trọng khi sử dụng món ăn này.

“Người bình thường cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol để dự phòng trước, không đợi lúc có bệnh mới tránh. Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng, không nên ăn nhiều những thực phẩm có nhiều nguy cơ gây bệnh”, tiến sĩ Hưng khuyến cáo.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho hay trong các loại óc động vật, trong đó óc lợn được nhiều người sử dụng nhất đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất.

“Theo thống kê, cứ 100 g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ. Có thể nói việc lạm dụng món ăn này sẽ làm cho trẻ kém thông minh”, bà Hải khuyến cáo.

Chuyên gia cũng cho hay chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 g trong 100 g, thấp hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác như thịt nạc. Ngoài ra, các loại phủ tạng động vật khác như tim, gan, thận, dạ dày, tràng, cũng chứa ít chất đạm, nhiều cholesterol xấu, không có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì. Do đó, chúng ta cần phải hạn chế ăn các loại phủ tạng này.

Ngoài ra, lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ  tịch Hội đông y Ba Đình, còn cảnh báo óc dê có độc, không nên ăn. Đàn ông ăn món này sẽ làm tổn hại tính khí, khó có con.

Để trí não phát triển khỏe mạnh, tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng tư vấn chúng ta cần phải ăn uống cân bằng về dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi, không nên lạm dụng bất cứ nguồn thực phẩm nào.

Từ trước đến nay chúng ta vẫn nghe câu "Ăn gì bổ nấy", ám chỉ ăn óc động vật sẽ bổ óc, ăn mắt động vật thì bổ mắt... Do đó, nhiều người nghĩ ăn óc heo sẽ giúp trẻ thông minh, giúp người lớn, người già minh mẫn, đỡ đau đầu.

Nhưng PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay quan niệm ăn gì bổ nấy là rất sai lầm. Vì mọi thực phẩm khi vào cơ thể, protein sẽ được chia cắt để tạo thành các axit amin để xây dựng cơ thể. Không có chuyện ăn óc heo sẽ bổ cho óc, giúp thông minh, tăng cường trí nhớ.

Bản thân óc heo và tủy heo là protein nhưng ở dạng mềm dễ tiêu hoá. Trong 100g óc heo có 9g chất đạm; 9,5g chất béo; 7mg canxi; 311 mg phốt pho; 1,6mg sắt; 0,14 mg vitamin B; 0,2 mg vitamin B2; 2,8 mg vitamin PP. Còn trong 100g tủy lợn chỉ có 2,3 đạm, 82,3g chất béo, còn vitamin và khoáng chất khác thì không đáng kể.

Óc bò ăn có tốt không

Nên ăn óc heo có chừng mực, không nên ăn nhiều - Ảnh minh hoạ.

PGS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo: "Trong óc có lượng cholesterol cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol, trong khi đó nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300mg.

Do vậy, nếu ăn quá nhiều còn gây hại. Ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Trẻ nhỏ nếu ăn óc nhiều gây thừa cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ, bệnh về tim mạch, thừa cân béo phì…"

Đối tượng không nên ăn óc là nhóm trẻ thừa cân béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, người có vấn đề về tim mạch…

Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, lượng chất đạm có trong tuỷ, óc còn thấp hơn rất nhiều so với thịt. Vì vậy, các ăn tốt nhất là phải ăn có chừng mực, ăn đa dạng, cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất).

Chuyên gia cũng lưu ý không có chuyện ăn óc làm trẻ thông minh hơn. Một đứa trẻ thông minh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ, nỗ lực của bản thân đứa trẻ đó.

Quan niệm ăn óc để tăng cường trí nhớ, chữa bệnh đau đầu cũng là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Do óc chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol trong máu cao, dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp và có thể dẫn tới đau đầu hơn.

Ths.BS Doãn Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện 198, các bộ phận nội tạng động vật như tim, gan, lòng, óc, bầu dục… xét về giá trị dinh dưỡng thì nó đều có những giá trị riêng đối với cơ thể.

Trong phủ tạng cũng có nhiều muối vô cơ, vitamin. Ví dụ, gan là tạng có nhiều sắt và vi chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, dù có nhiều chất nhưng bất cứ loại thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng không hề tốt cho sức khỏe.

"Vấn đề đáng lo ngại nhất của nội tạng là cholesterol cao, nhiều chất đạm. Với những người bị rối loại chuyển hóa, có cholesterol cao, bị gút, béo phì… không nên ăn nội tạng động vật", bác sĩ Tường Vi nói.

Để đảm bảo sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng các loại nội tạng 1 lần/tuần với lượng vừa phải, mua phủ tạng có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín trước ăn.

Vợ chồng lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, bác sĩ cảnh báo: Hầm thứ này với thịt lợn chẳng khác nào ăn thuốc độc!