Nuôi tôm sú bao lâu thu hoạch

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng cho mùa vụ nuôi năm 2014 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

I. Chọn địa điểm xây dựng ao

Xây dựng ao nuôi ở vùng đã quy hoạch. Nền đất phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn bã hữu cơ, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước tốt, thuận tiện cho cấp và thoát nước. Chủ động nguồn nước cấp, không bị ô nhiễm nước. Thuận lợi giao thông, đủ điện cung cấp.

II. Xây dựng ao nuôi

1. Hệ thống ao nuôi bao gồm: Ao lắng (chiếm 20 – 25% diện tích), ao nuôi (chiếm 60 – 70% diện tích) và ao xử lý chất thải (10 – 15% diện tích).

2. Thiết kế ao ương: Tùy điều kiện từng hộ nuôi mà có thể thả nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa vào ao nuôi.

3. Thiết kế ao nuôi: Tùy diện tích đất mà thiết kế nhưng ao nuôi nên có diện tích 1.500 – 3.000 m2, bờ ao 2 – 2,5 m, mức nước 1,4 – 2 m. Ao nuôi hình vuông hoặc chữ nhật, góc ao nên bo tròn. Rào lưới bao quanh để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh. Đáy ao phẳng và nghiêng về cống thoát. Bờ ao nên lót bạt để chống xói lở, hạn chế rò rỉ.

III. Chuẩn bị ao nuôi

1. Cải tạo ao (ao nuôi, ao lắng):

– Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét đáy ao, loại bỏ các địch hại. Gia cố bờ ao, lót bạt bờ ao (nếu có) để chống xói lở và hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài. Tùy vào điều kiện, mật độ nuôi mà đáy ao có thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, nâng cao độ hòa tan của ôxy giúp tôm tăng trưởng tốt hơn.

– Bước 2: Bón vôi đá (CaO), tùy điều kiện pH đất mà bón.

Sau khi bón vôi đá, tùy chất đất mà có thể bón thêm vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc vôi Dolomite. Có thể bổ sung khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao nuôi lâu năm, nghèo dinh dưỡng và dễ gây màu nước.

– Bước 3: Phơi đáy ao 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy nước. Đối với những ao nuôi không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó bón vôi với liều lượng như Bước 2. Sau đó phải cấp nước vào ao ngay hôm sau để tránh xì phèn.

– Đối với ao mới: Ngâm rửa đáy ao 2 – 3 lần rồi xử lý.

2. Lấy và xử lý nước

– Bước 1: Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc), lắng 3 – 5 ngày.

– Bước 2: Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua túi lọc) đạt 1,3 – 1,4 m; chạy quạt liên tục 3 ngày cho trứng và giáp xác nở.

– Bước 3: Xử lý Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc TCCA 20 ppm (20 kg/1.000 m3 nước) vào buổi tối để diệt tạp, diệt khuẩn.

– Bước 4: Xử lý EDTA liều 2 – 3 kg/1.000 m3 nước để khử kim loại nặng và độ cứng nước ao.

Chạy quạt liên tục trong thời gian xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao.

3. Gây màu nước

– Gây màu nước bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng 3 kg/1.000 m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày vào 9 – 10 giờ sáng kết hợp với vôi Dolomite 10 – 15 kg/m3. Khi nước ao chuyển sang màu tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay xanh vỏ đậu thì dùng 3 kg mật đường/100 m3 nước kết hợp cấy men vi sinh rồi thả giống.

– Đối với ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền, nên bổ sung các thành phần khoáng, kết hợp sử dụng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày.

– Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường trước khi thả tôm: pH 7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ kiềm: 120 – 180 mg/l; độ mặn 5 – 25‰ (tốt nhất > 5‰); độ trong 30 – 40 cm; NH3 < 0,1 mg/l; H2S < 0,03 mg/l; hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l.

Chạy quạt thường xuyên ban ngày nhằm kích thích tảo phát triển.

IV. Thiết kế quạt nước

Vị trí đặt cách bờ 1,5 m. Khoảng cách giữa hai cánh quạt 40 – 60 cm, lắp so le nhau. Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước tạo được dòng chảy tốt nhất, nếu mật độ nuôi > 60 con/m2 cần lắp đặt thiết bị cung cấp ôxy đáy để đảm bảo đủ nhu cầu ôxy cho tôm nuôi.

Quản lý ôxy hòa tan. Hệ thống cung cấp ôxy cho tôm chủ yếu dùng cánh quạt nhựa và quạt lông nhím (quạt muỗng). Trong ao nuôi nếu kết hợp được cả hai loại cánh này theo tỷ lệ 1:1 là tốt nhất vì tạo dòng chảy tốt để tạo vùng cho ăn và sinh hoạt sạch cho tôm, tăng khả năng cung cấp ôxy hòa tan.

V. Chọn giống

1. Chọn giống. Chọn con giống ở các cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Có thể chọn bằng cảm quan hoặc qua xét nghiệm.

2. Thả giống. Thả ương với mật độ 600 – 1.000 con/m2. Mật độ thả nuôi: 30 – 80 con/m2. Chạy quạt trước khi thả giống khoảng 6 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm 30 phút rồi thả. Thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát và theo hướng trên gió.

VI. Chăm sóc và quản lý

1. Cho ăn. Tùy điều kiện của từng hộ nuôi mà cho ăn theo phương pháp thủ công hoặc lắp đặt thiết bị máy cho ăn tự động nếu nuôi với mật độ cao.

Khi tôm 15 ngày tuổi, tiến hành đặt sàn ăn và khi tôm 25 ngày tuổi thì điều chỉnh lượng thức ăn thông qua thời gian ăn hết thức ăn trong sàn.

Cho 4 – 5 lần/ngày. 6h30: 25% thức ăn; 10h: 30% thức ăn; 14h: 30% thức ăn; 16h: 15% lượng thức ăn.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

– Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm, NH3 3 ngày/lần để điều chỉnh cho phù hợp.

– Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng, do đó nên duy trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3 – 5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

– Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi hoặc 7 – 10 ngày/lần diệt khuẩn ao nuôi kết hợp cấy men vi sinh trở lại sau 48 giờ. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine hết thì bơm vào ao nuôi (qua túi lọc), mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước ao nuôi, vào lúc trời mát.

3. Quản lý sức khỏe tôm nuôi

– Hằng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

– Sử dụng 2 sàn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý. Định kỳ 7 – 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ thêm nhóm dinh dưỡng hỗ trợ giải độc gan trộn cho tôm ăn hằng ngày.

VII. Thu hoạch

Thời gian nuôi thường khoảng 90 ngày tuổi, tùy vào thời điểm giá cả thị trường, nhu cầu của người nuôi và chất lượng ao nuôi. Khi tôm ăn đạt trọng lượng 15 – 20 g/con thì thu hoạch.

Theo Phạm Minh Truyền, Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 18/06/2014

Tôm Sú là loài thủy sản mà khắp nơi ưa chuộng và rất được đón nhận tại 3 thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản,… Hiện nay hình thức nuôi tôm tại Việt Nam không còn lệ thuộc nhiều đến thiên nhiên mà có phần chủ động hơn. Đồng hành với sự phát triển là kỹ thuật nuôi được cải tiến, diện tích nuôi trồng mở rộng và nhiều biện pháp kỹ thuật nâng cao nhằm hướng đến năng suất và sản lượng…

Đặc điểm

Tôm sú còn được gọi là tôm nương, tôm sú rằn và 1 cái tên đặc biệt mộc mạc, tôm cỏ.

1.  Phạm vi phân bố

Tôm sú phân tán rộng khắp các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới, tụ nhiều ở Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, trải dài từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia loan rộng đến Bắc Australia. Tập trung nhiều ở Đông Nam Á như Philipines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Đồng thời phân bổ cả 3 miền Bắc Trung Nam nhưng tựu về duyên hải miền Trung là chủ yếu!

2.  Đặc tính

Tôm sú sống tốt trong nước lợ nên sinh sống gần cửa sông và các khu vực ven biển

Thích vùi mình trong bùn cát và lột xác trong diễn tiến trưởng thành

Sống tại đáy và hoạt động kiếm ăn về đêm

3.  Khả năng thích nghi

Có thể sống trong môi trường có nồng độ muối từ 0 – 40%. Nhưng phát huy tốt tiềm năng phát triển ở nồng độ muối từ 15 – 25%.

Có thể sống trong biên độ nhiệt từ 25 -30°C.

Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất > 5mg/ lít.

Độ pH dao động 6,5 – 8,5. Phù hợp nhất là 7,5 – 8,5.

4.  Dinh dưỡng

Tôm sú là loài ăn tạp. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng mà tập tính và thức ăn  sẽ thay đổi. Chúng săn mồi cừ trong tự nhiên , ở thời điểm trưởng thành, chúng ăn các loài giáp xác sống ở đáy, loài 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ và ấu trùng động vật đáy. Chúng săn mồi mạnh vào buổi sớm và chiều tà tại trong ao nuôi.

5.  Sinh sản

Trong môi trường tự nhiên vào năm thứ 2 khi bước vào giai đoạn trưởng thành, tôm di chuyển ra biển để giao vĩ. Khi tìm được nơi sinh sản phù hợp, tôm cái sẽ đẻ trứng vào thời điểm về đêm khi gần sáng, số lượng trứng tùy vào phạm vi kích cỡ và cân nặng của tôm mẹ. Khả năng sinh sản của tôm mẹ ngoài tự nhiên có thế biến động từ 200.000 – 1.200.000 trứng/ con tôm mẹ. Trứng sẽ nở thành ấu trùng và sinh trưởng qua các giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarva, Juvenile, gần trưởng thành và trưởng thành. Tôm đẻ quanh năm nhưng đẻ nhiều vào tháng 3 – 4 và tháng 7-10.

Loại hình nuôi tôm

Gồm các mô hình: Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh

1.  Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến

Mô hình quảng canh lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, diện tích lớn từ vài hecta đến vài chục hecta, mức nước nông từ 0,5 -1m.

Các ao đầm hứng đầy nước khi thủy triều lên nên mang theo nguồn giống tự có, gần như không bỏ thêm giống và thức ăn đều lấy từ tự nhiên. Nếu cho thêm giống thì mật độ thêm rất ít, tầm 0,5 – 2 con/ m². Mô hình này thu hoạch theo phương cách thu tiả.

Một sự lựa chọn khác đó là quảng canh cải tiến, áp dụng cho ao nuôi có diện tích nhỏ hơn khoảng 1 ha đến vài ha, mật độ thả giống từ 1 -5 con/ m². Khi chăm có bỏ thêm thức ăn tự tạo hoặc thức ăn công nghiệp. Năng suất thu được tầm 300 – 800 kg/ ha/ năm.

2.  Nuôi bán thâm canh

Mô hình này phù hợp với phần lớn điều kiện kinh tế nước ta, hơn nữa còn thích hơp với khả năng quản lý của đa số người nuôi tôm.

Mô hình này dành cho giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp. Diện tích ao tầm 0,5 – 1,5 ha. Mạng lưới ao đìa được đảm bảo nhất định để cung cấp nước, kiểm soát môi trường như máy bơm, máy sục khí. Độ sâu mức nước tầm 1,2 – 1,5. Mật độ giống tầm  10 – 25 con/ m². Năng suất thu được dao động 1-3 tấn/ ha/ năm.

3.  Nuôi thâm canh

Là hình thức nuôi có đầu tư và người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Mô hình này người nuôi chủ động từ giống đến thức ăn nhân tạo và cả tự tạo ra các yếu tố môi trường. Diện tích từ 0,5 – 1 ha. Loại hình này đòi hỏi diện tích ao chứa lắng khoảng 30% diện tích nuôi, độ sâu 1,5 -2m. Mật độ giống 25 – 40 con/ m². Năng suất 3 tấn/ ha/ vụ.

4.  Vùng nuôi có độ mặn thấp

Tôm có thể sống và phát triển cả khi độ mặn về 0%. Tôm giống được nuôi ở độ mặn thích hợp và trong diễn tiến trưởng thành thì hạ dần độ mặn đến 0 % khi thu hoạch. Loại hình này áp dụng cho các vùng nước ngọt như Bến Tre, Cà Mau,…

Kỹ thuật

1.  Chọn vùng

Phạm vi phù hợp nhất là các vùng cao triều vì có thể phơi khô đáy ao khi cải tạo và vùng qui hoạch nuôi trồng thủy sản.

Đất xây ao là đất thịt hoặc thịt pha cát, ít mùn, bã hữu cơ, kết cấu chặt, giữ nước, pH > 5.

Nguồn nước không ô nhiễm, pH nước trong khoảng  7,5 – 8,5, độ mặn 15 -25%, độ kiềm (CaCO3) > 8mg/ l

Vị trí nên thuận lợi giao thông, nguồn điện và gần nơi cung cấp công cụ nuôi.

2.  Thời vụ

Ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chỉ nên nuôi 1 vụ từ tháng 4 đến tháng 8, thời gian 4-5 tháng/ vụ.

Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ chỉ trừ 3 tháng từ tháng 9 -11 ra thì mọi tháng còn lại đều có thể, nên thực hiện 2 vụ/ năm. Thời gian nuôi 4 tháng/ vụ.

Ở vùng Nam Bộ, vụ chính  từ tháng 12 – tháng 3 năm sau và vụ phụ từ tháng 4 đến tháng 7. Thời gian nuôi 4 tháng/ vụ.

3.  Công trình xây dựng ao

Ao nuôi: Diện tích 0,5 -1 ha, nên làm ao chữ nhật hoặc vuông, càng hạn chế góc cạnh càng tốt nhằm tập trung chất thải vào giữa ao để dễ dàng tẩy dọn.

Đáy ao phẳng, đầm nén chặt, dốc nghiêng về cống tháo

Ở các nơi nhiều cát hoặc độ phèn cao nên dùng nhựa PVC hoặc PE lót bờ ao nhằm hạn chế xói mòn, giảm thẩm thấu nước và phèn.

Ao chứa (ao lắng): Điều tiết môi trường ao nuôi, dự trữ và cung cấp nước ao nuôi. Ao chứa chiếm khoảng 25 -30% diện tích ao nuôi. Ao chứa phải có cống lấy nước từ biển và cống thoát nước trong ao.

Ao lọc – xử lý nước thải: Diện tích chiếm 5 -10% ao nuôi và cần đủ sâu để lắng đọng chất thải. Nước thải được xử lý hóa học hoặc sinh học trước khi chuyển sang ao chứa và ao nuôi. Lọc định kỳ và thải trong bãi thải phù hợp.

Mạng lưới bờ, đê, cống:

+ Bờ đủ cao để chặn lũ, mặt trên của bờ cao hơn mức nước cao nhất ít nhất 0,5m. Độ dốc lớn hơn 1/1,5 nếu đất cát. Độ dốc 1/1 nếu đất thịt.

+ Cống cấp và thoát nước: Mỗi ao 2 cống cấp và thoát riêng biệt chất liệu xi măng. Khẩu độ cống lệ thuộc kích thước ao nuôi sao cho cấp nước và tháo nước trong vòng 4 – 6 giờ, thường thì cống có khẩu độ 0,5 – 1m. Cống thoát nằm ở vị trí thấp nhất ao với độ dốc 1/100 để đảm bảo thải toàn bộ nước.

4.  Chuẩn bị ao nuôi

–           Cải tạo:

Ao mới xây: Để nước vào đầy ngâm 2 – 3 ngày, sau đó xả hết, làm vậy 2 -3 lần. Khi xả lần cuối nhớ rải vôi khắp đáy và bờ ao nhằm khử chua. Lượng vôi tùy thuộc pH ở đáy ao:

pH 6 – 7: dùng 300 – 600 kg/ ha

pH 4,5 – 6: dùng 600 – 1000 kg/ ha

Khi thấy pH nước bằng pH đất thì phơi ao 7 – 10 ngày rồi làm đầy ao qua lưới lọc và chuẩn bị thả giống.

 Ao cũ: Sau khi thu hoạch thì xả hết nước cũ, tháo sạch nước. Tùy điều kiện mà cải tạo

Ao không thể tháo kiệt nước: Dùng áp lực nước bơm sục đáy ao và tẩy rửa, tiếp đó bón vôi. Cách này cần có ao lọc để tránh ô nhiễm nước.

Ao có đáy nhiễm phèn tiềm năng: không phơi nắng tránh xì phèn. Tích cực rửa đáy, bón vôi liều cao để ổn định pH. Dùng vôi nung CaO hoặc Ca(OH)2, số lượng tầm 500 – 1000 kg/ ha tùy pH đất đáy ao. Sau đó lấy nước qua lưới lọc cao ở mức 1,2 – 1,4m để xử lý bón phân gây màu và thả giống.

–          Diệt tạp:

 Lấy nước từ ao qua lưới lọc, để 2 – 3 ngày để trứng theo nước vào nở hết rồi tiến hành diệt tạp bằng cách dùng Saponin hòa nước tạt xuống ao và bờ ao. Liều dùng 10 -15mg/ m³. Có thể dùng Chlorin để diệt khuẩn trong nước với liều dùng 15 – 20 lít/ 1.000 m³ vào chiều mát, để 4 – 5 cho Chlorin bay hơi hết mới bơm sang ao nuôi.

Bón phân gây màu nước:

Ao nuôi cần bón phân gây màu để các loài phù du phát triển tạo môi trường ổn định nhằm nuôi tôm. Các phân thường dùng:

URE: (45:0:0): 2kg/ 1.000m³.

NPK: (20:20:0): 2kg/ 1.000m³.

Hòa tan phân với nước rồi tạt xuống ao lúc 9 – 10 giờ sáng. Chia ra bón vài ngày. Lượng hôm sau bằng 1 nữa lượng hôm trước.

Đối với ao khó gây tảo: Dùng 0,2 kg cám gạo với 0,2 kg bột đậu nành rang chin rồi nấu chung với 1kg bột cá. Tiếp đến hòa với nước tạt đều xuống ao vào lúc 9 -10 giờ sáng. Liều lượng này phù hợp với 1.000m³ nước ao, làm trong 2 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Vài ngày sau đó nước sẽ chuyển hơi xanh do có sinh vật phù du, dùng dĩa Secchi thử độ trong đạt 40 – 50cm. Lúc này đã có thể thả tôm giống.

5.  Thả giống

Lựa chọn:

Mua ở các trại đáng tin cậy lấy từ lần đẻ thứ 1 và thứ 2, khi lựa cần chú ý

–          Tôm đồng cỡ, phụ bộ đầy đủ không bám bẩn.

–          Thân trắng đục, đỏ hồng thường bị bệnh. Nên lựa tôm xám ít, nâu đen, lưng xám bạc, bụng xanh bạc.

–          Nếu ruột đầy thức ăn thì sẽ tạo đường nâu dọc sóng lưng.

–          Tôm linh hoạt, phản ứng nhanh

–          Kiểm tra bệnh ở các cơ quan chức năng

Mật độ:

Nuôi bán thâm canh: Khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ, mật độ 8 -10 con/ m² để đạt năng suất 1 – 1,5 tấn/ ha/ vụ; mật độ 12 – 15 con/ m² cỡ tôm 2 – 3cm hoặc 15 – 25 Post/ m² để đạt năng suất 2 – 3 tấn/ ha/ vụ.

Phương cách thả giống:

Thả tôm vào buổi sớm hoặc chiều mát. Không thả lúc mưa hoặc khi có gió mùa Đông Bắc. Ngâm túi giống 10 – 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi giống và tôm sẽ dần thích nghi với ao nuôi. Hoặc chứa tôm giống và nuóc trong các túi và đưa vào xuống gỗ hoặc nhôm đã sẵn chứa nước ao nuôi, đồng thời sục khí. Kế đó cho dần nước ao vào đến khi khi đầy xuồng rồi nhẹ nhàng nhấn chìm xuống đáy ao để tôm tự phân tán rộng khắp. Sau 6 – 10 giờ vớt lên sẽ thấy lượng tôm yếu đã chết còn lại.

Ở loại hình nuôi thâm canh, nếu mật độ thả Post cao thì thả vào giai để ương 10 -15 ngày để xem xét tỷ lệ sống , mật độ ương 100 – 200 Post/ m².

>> Đọc tiếp Phần 2

Video liên quan

Chủ đề