Nồng độ hst trung bình hồng cầu

Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ TRONG XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU

Một xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu gồm nhiều chỉ số và mỗi chỉ số có một ý nghĩa riêng được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:

CHỈ SỐ

KHOẢNG THAM CHIẾU

Ý NGHĨA

Số lượng hồng cầu (RBC)

3.9 - 5.3 T/L

- Ý nghĩa : là số lượng hồng cầu có trong 1 đơn vị máu toàn phần.

- Tăng trong trường hợp: bệnh đa hồng cầu, cô đặc máu.

- Giảm trong trường hợp: chảy máu, mất máu, thiếu máu,...

Lượng huyết sắc tố (HGB-Hb)

120 - 155 g/L

- Ý nghĩa : tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán thiếu máu. Thiếu máu khi:

Nam: Hb < 130g/l.

Nữ: Hb < 120g/l.

- Tăng trong trường hợp: cô đặc máu ( tiêu chảy, nôn,...)

- Giảm trong trường hợp : suy tủy, mất máu,...

Thể tích khối hồng cầu ( Hct)

0.37 - 0.42 L/L

- Ý nghĩa: là tỷ lệ thể tích giữa khối hồng cầu trong máu toàn phần.

- Tăng trong trường hợp: đa hồng cầu, cô đặc máu,...

- Giảm trong trường hợp: mất máu, thiếu máu,thai nghén, suy tủy,...

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)

85 - 95 fl

- Ý nghĩa : là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu giúp đánh giá kích thước hồng cầu to hay nhỏ

MCV< 80 fl: hồng cầu nhỏ

MCV> 100 fl: hồng cầu to

- Tăng trong: thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,...

- Giảm trong: bệnh thalassemia, suy thận,...

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)

320 - 360 g/L

- Ý nghĩa: nồng độ huyết sắc tố có trong 1 thể tích hồng cầu cho biết hồng cầu bình sắc hay nhược sắc. Khi MCHC < 300 g/L: hồng cầu nhược sắc.

- Tăng trong trường hợp:mất nước ưu trương.

- Giảm trong trường hợp:giảm acid folic và vitamin B12, nghiện rượu,...

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)

28 - 32 pg

- Ý nghĩa: lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu cho biết hồng cầu bình sắc hay nhược sắc.

Khi MCH < 28 pg: hồng cầu nhược sắc.

Số lượng bạch cầu (WBC)

3.5 - 10.5 G/L

- Ý nghĩa: số lượng bạch cầu có trong 1 thể tích máu.

- Tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh lý ác tính.

- Giảm trong trường hợp: thiếu máu do giảm sinh tủy, dùng thuốc,...

Bạch cầu trung tính (NEU)

Trung bình từ 42 - 76%

- Tăng trong trường hợp:nhiễm khuẩn cấp,…

- Giảm trong trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus,...

Bạch cầu Lympho (LYM)

Trung bình từ 20 - 25%

- Tăng trong: nhiễm khuẩn,bệnh bạch cầu dòng lympho.

- Giảm trong: lao ,HIV/AIDS, ung thư,...

Bạch cầu Mono(MON)

Trung bình từ 4 - 8%

- Tăng trong trường hợp nhiễm virus, lao,...

- Giảm trong trường hợp dùng corticoid,...

Bạch cầu ưa acid(EOS)

Trung bình từ 0.1 - 7%

- Tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

- Giảm trong trường hợp sử dụng corticoid.

Bạch cầu ưa base (BASO)

Trung bình từ 0 - 2%

- Tăng trong trường hợp leukemia mạn tính.

- Giảm trong trường hợp tổn thương tủy xương.

Số lượng tiểu cầu(PLT)

150 - 450G/L

- Ý nghĩa: số lượng tiểu cầu trong 1 thể tích máu, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Xét nghiệm hồng cầu là một trong những chỉ số không thể thiếu khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của xét nghiệm hồng cầu trong máu.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu (hay còn được biết đến là xét nghiệm RBC – Red Blood Cell) là phương pháp được tiến hành nhằm đánh giá hồng cầu có trong máu. Từ đó có cơ sở để chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của một người.

Trong tế bào máu, thành phần chiếm số lượng lớn chính là hồng cầu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp tạo màu đỏ cho máu. Chức năng chính của hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển ngược lại CO2 từ mô về đào thải ở phổi. Chính vì vậy mà hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai.

2. Quy trình xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu thực chất là một dạng xét nghiệm máu. Mẫu bệnh phẩm thường được sử dụng là máu ở tĩnh mạch hoặc mao bạch (một số ít trường hợp lấy máu động mạch). Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ vào ống đựng chuyên dụng (có chứa chất chống đông) và mang đi phân tích tại phòng xét nghiệm.

Máu ngoại vi được sử dụng làm xét nghiệm hồng cầu trong máu

Sau khi nhận được kết quả, người bệnh sẽ được giải thích về các chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu và đánh giá tổng quan về tình hình sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh hồng cầu (RBC), khi làm xét nghiệm máu người ta cũng chú tâm đến các chỉ số quan trọng khác như HB, WBC, HCT, NEUT, LYM, PLT.

3. Ý nghĩa xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu trong máu giúp cung cấp những thông tin cơ bản về hồng cầu trong cơ thể một người như: số lượng, thể tích, lượng huyết sắc tố,...

3.1 Số lượng hồng cầu

Giá trị bình thường của số lượng hồng cầu thường thấy là vào khoảng từ 4.2 đến 5.9x1012 tế bào/l. Số lượng hồng cầu nếu có sự thay đổi như tăng, giảm bất thường đều gây ảnh hưởng không tốt.

  • Tăng số lượng hồng cầu: gây ra tình trạng cô đặc máu khiến cơ thể bị mất nước, đi ngoài, nôn mửa nhiều... hoặc bệnh đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez). Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy hay các chứng rối loạn tuần hoàn tim, phổi cũng là do số lượng hồng cầu tăng gây ra.
  • Giảm số lượng hồng cầu: là biểu hiện của việc cơ thể đang ở trong tình trạng mất máu, thiếu máu hoặc thiếu axit folic, vitamin B12. Tình trạng này thường gặp ở người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân thấp khớp cấp, bệnh nhân thận, suy tủy và ung thư.

Hình ảnh tế bào hồng cầu trong máu

3.2 Lượng huyết sắc tố

Tình trạng thiếu máu được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ số về lượng huyết sắc tố, đặc biệt là các trường hợp thiếu máu do các nguyên nhân mạn tính. Định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) về thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi giảm so với người bình thường cùng giới, cùng độ tuổi và cùng sống trong một môi trường.

Đây được xem là chỉ số có độ chính xác và độ tin cậy cao trong công tác đánh giá và chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Dựa vào những khoảng lượng huyết sắc tố nhất định để phân loại mức độ thiếu máu mạn tính, cụ thể:

  • Cao hơn 100 g/l: thiếu máu ở mức độ nhẹ, chưa cần đến truyền máu.
  • Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết.
  • Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu.
  • Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

3.3 Thể tích khối hồng cầu

Thể tích khối hồng cầu cũng là một chỉ số quan trọng và cần thiết trong việc theo dõi tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, do xuất huyết tiêu hóa...

Giá trị thể tích khối hồng cầu ở người bình thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3.

3.4 Áp dụng phân loại thiếu máu

Việc phân loại tình trạng thiếu máu là điều cần thiết để có thể giúp định hướng và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.

Trong các yếu tố được cân nhắc có liên quan và có thể áp dụng phân loại thiếu máu thì các chỉ số hồng cầu cùng với hình thái hồng cầu có vai trò quan trọng. Quá trình theo dõi hiệu quả điều trị cũng cần xem xét các chỉ số hồng cầu.

Kỹ thuật xét nghiệm hồng cầu trong máu cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Các chỉ số cơ bản thường được xem xét đến như:

  • Chỉ số MCV – thể tích trung bình hồng cầu: hồng cầu nhỏ nếu MCV < 80fl và hồng cầu to nếu MCV > 100fl.
  • Chỉ số MCHC – lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu.
  • Chỉ số RDW – dải phân bố kích thước hồng cầu: hồng cầu có kích thước đồng đều nếu RDW = 11 – 14%, ngược lại nếu RDW > 14% thì hồng cầu to nhỏ không đều nhau.

Người bệnh khi đi xét nghiệm cũng không cần quá lo lắng về việc mình không hiểu ý nghĩa của các chỉ số vì sau khi có kết quả bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng của từng người.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chỉ số Mchc bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số MCHC được cho là bình thường khi nằm trong mức 316 đến 372 g/L. Trong trường hợp chỉ số này cao hơn và thấp hơn đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc nhiều hơn.

Lượng HST trung bình hồng cầu MCH là gì?

MCH chính là thuật ngữ để chỉ lượng huyết sắc tố trung bình trong một tế bào hồng cầu và chỉ số này được xác định nhờ kết quả xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này thường dao động ở mức từ 27 - 33 picogram (pg)/tế bào.

Thể tích trung bình hồng cầu bao nhiêu là bình thường?

Một người bình thường có thể tích trung bình của hồng cầu nằm ở mức từ 80 -100 femtoliter/lít (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Nếu MCV lớn hơn 100 femtoliter: Lúc này cho thấy hồng cầu của bạn có kích thước lớn và bị phì ra. Điều này chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu máu. Nguyên nhân là do thiếu axit folic hay B12.

Thiếu máu thì chỉ số GI thấp?

Ngoài ra theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu: Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl (130 g/l); Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl (120 g/l); Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl (110 g/l).

Chủ đề