Nơi lạnh nhất thế giới ở đâu

Theo PopSci, các nhà nghiên cứu đã đo được nơi lạnh nhất thế giới hiện nay qua vệ tinh khi nó đi ngang qua dải băng sâu nhất ở Nam Cực.

Mức nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận là -97,7 độ C, tức gần -100 độ C. Nhà nghiên cứu Ted Scambos thuộc Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) tại Đại học Colorado thậm chí phải thốt lên rằng: “nơi đó giống như một hành tinh khác vậy”.

Nhiệt độ thấp nhất trước đó từng được ghi nhận thông qua các trạm khí tượng trên Trái Đất là -89 độ C tại trạm Vostok, Nga hồi năm 1983. Tới năm 2013, các nhà khoa học NASA và Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã tìm được nơi có nhiệt độ lạnh nhất, lên tới -93,2 độ C ở một số cao nguyên phía đông Châu Nam Cực.

Tại nơi lạnh nhất thế giới từng được ghi nhận tại Vostok, Nga, các nhà khoa học Nga thậm chí phải đeo mặt nạ làm ấm không khí trước khi họ hít thở. Bởi nếu không cẩn thận hít phải không khí quá lạnh có thể khiến phổi người bị xung huyết.

Nhưng đó là tại các trạm đo khi con người có thể tiếp cận. Ở những nơi khó khăn hơn, con người buộc phải sử dụng vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt băng.

Theo Newatlas, nhóm của Ted Scambos đã thu thập dữ liệu vệ tinh Terra và Aqua của NASA và một số vệ tinh môi trường của NOAA về mùa đông ở Nam Bán Cầu trong suốt giai đoạn 2004-2016. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm kiếm xem còn nơi nào lạnh nhất trên thế giới hay không.

Sau quá trình phân tích khá kỳ công, cuối cùng nhóm của Ted Scambos cũng tìm thấy nơi có nhiệt độ lạnh nhất xuất hiện ở vùng trũng ở dải băng Nam Cực, vị trí khó có thể quan sát bằng mắt thường và thường ẩn trong các thềm băng.

Mặc dù vậy để đạt được mức nhiệt độ này cần tới một số điều kiện kết hợp, ví dụ như thời tiết phải vào giữa mùa đông, khi xảy ra hiện tượng ban ngày vùng cực (đêm trắng), không khí phải thật tĩnh lặng và bầu trời trong xanh.

Cao nguyên ở phía đông Châu Nam Cực khá rộng lớn, kích thước gần ngang ngửa nước Úc. Đặc trưng ở đây là địa hình cao nguyên với không khí vô cùng khô và lặng gió.

Cũng chính bởi lặng gió nên nhiệt lượng từ băng dễ dàng bị bay vào trong không khí dẫn tới hiện tượng nhiệt độ bề mặt băng rất thấp. Cần chú ý, dữ liệu vệ tinh thu thập chính là nhiệt độ bề mặt băng tuyết. Để đo được nhiệt độ không khí sẽ cần tới một trạm thời tiết trên mặt đất.

Nhằm tìm kiếm một con số chính xác nhất, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm kiếm thêm một số địa điểm khác ở Nam Cực để đo đạc thêm nhiệt độ không khí.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Geophysical Review Letters mới đây.

Tham khảo PopSci

Nhiệt kế chỉ -50 độ C ở Oymyakon, Yakutia - Ảnh: Siberian Times

Oymyakon là thị trấn thuộc Cộng hòa Sakha, thuộc vùng Siberia của Nga, nằm ​​dọc theo sông Indigirka. Đây là một trong những khu vực có người ở lạnh nhất trên thế giới. Oymyakon chỉ có một trường học duy nhất. Trường vẫn mở cửa đón học sinh vào mùa đông khi nhiệt độ rơi xuống (âm) -50 độ C. Giữa tháng 12 là lúc rất lạnh.

Ngôi trường này được xây năm 1932, đặt theo tên của một thương gia - nhà bảo trợ địa phương tên là Nikolay Krivoshapkin. Lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 9h khi trời vẫn còn tối đen (tháng 12 Mặt trời mọc lúc 10h), và kết thúc vào lúc 17h (trời vẫn tối vì Mặt trời đã lặn lúc 14h15).

"Con nít đi bộ đến trường cùng với phụ huynh, đôi khi họ dẫn theo cả chó cưng. Học sinh từ các ngôi làng lân cận thì phải bắt xe buýt, mất khoảng 10-18 phút. 

Tôi đi loanh quanh chụp hình lúc 9h ngày 8-12, nhiệt độ vào khoảng -51 độ C. Lạnh cỡ nào ấy hả? Tôi phải đeo găng tay dù không mấy thoải mái, nếu không ngón tay sẽ bị tê cóng", nhiếp ảnh gia Semyon Sivtsev kể trên báo Siberian Times.

Nhiệt độ ở Oymyakon ngày 10-12 là -47 độ C, có nghĩa học sinh mọi lứa tuổi đều bận rộn học hành. Chỉ khi nhiệt độ giảm xuống -52 độ thì học sinh 7-10 tuổi mới được nghỉ. Trường học đóng cửa khi nhiệt độ giảm xuống -56 độ C.

Dưới đây là một số hình ảnh của ngôi trường do nhiếp ảnh gia Semyon Sivtsev ghi lại (Nguồn: Siberian Times).

Một học sinh đến trường sớm hơn bạn bè

Phụ huynh dẫn con, và cả chó, đến trường lúc trời còn chưa sáng

Băng tuyết đóng trên khuôn mặt của một học sinh

Đi học trong cái lạnh cắt da là điều bình thường với các em

Cả lớp đeo khẩu trang học để phòng COVID-19

Du học ở nơi lạnh nhất thế giới

PHÚC LONG

Video liên quan

Chủ đề