Nội dung quản lý nhà nước vệ môi trường

Câu 16: Nêu nội dung quản lý nhà nước về môi trường?Cho biết n~ ND này đc xd dựa trên n~ nguyên tắc nào

* Nội dung quản lý nhà nước về môi trường :Bao gồm những vấn đề sau:

-Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

-Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, sự cố môi trường.

-Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

-Tổ chức xây dựng quản lý hệ thống quan trắc định kì, đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

-Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sx kinh doanh.

-Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

-Giám sát, thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp khiếu nại tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

-Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục tuyên truyền phổ biếb kiến thức về bảo vệ môi trường.

-Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

*Các nguyên tắc quản lý mtr:

-Đảm bảo tính hệ thống: môi trường là hệ thống phức tạp bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là đưa ra các quyết định quản lý thích hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn cân đối hài hòa hướng tới mục tiêu đã định.

-Đảm bảo tính tổng hợp: Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng gây ra các tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Do đó các chính sách chiến lược môi trường phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.

-Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là 1 hệ thống liên tục tồn tại hoạt động không phân ranh giới giữa không gian và thời gian. Do vậy quản lý môi trường phải đảm bảo tính nhất quán và liên tục.

-Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường đc thực hiện ở những cấp khác nhau. Để phát huy hiệu quả cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường.

-Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do 1 ngành nào đó khai thác sử dụng nhưng lại đc phân bổ trên 1 địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý cấp địa phương.Nếu không kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực hiệu quả của quản lý môi trường.

-Kết hợp hài hòa các loại lợi ích: Để phát huy tính tích cực chủ động trong quản lý môi trường phải kết hợp lợi ích của các chủ thể khác nhau như lợi ích cá nhân hộ gia đình, lợi ích nhà nc, xh cộng đồng. Sự kết hợp này phải đc tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật khách quan thông qua 1 số các giải pháp cơ bản:

+Thực thi các chính sách môi trường khách quan đúng đắn phù hợp với đk đặc điểm phát triển của đất nc trong từng thời kì.

+Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán môi trường.

-Kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế xh:

Nguyên tắc này đc thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách chiến lược phát triển đúng đắn,có tầm bao quát,có tính tổng hợp ở mọi khâu mọi cấp quản lý của nhà nc.

-Tiết kiệm hiệu quả: Nguyên tắc này thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách chiến lược phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên = cách áp dụng kĩ thuật hiện đại tiên tiến sử dụng các vật liệu thay thế tài nguyên khan hiếm.

Ngày hỏi:12/10/2021

Tôi muốn hỏi, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm những nội dung nào? Mong được hỗ trợ theo văn bản mới nhất.

Theo Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường.

2. Thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường; đăng ký môi trường; cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về môi trường.

3. Kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

4. Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; tổ chức quan trắc môi trường.

5. Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, báo cáo về môi trường.

6. Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

7. Kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và cập nhật kịch bản, cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ngập lụt đô thị; đánh giá khí hậu quốc gia; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.

8. Tổ chức thực hiện thị trường các-bon trong nước; thực hiện cơ chế trao đổi tín chỉ, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

9. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

10. Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

11. Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

12. Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

(TG) - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.

TRÁCH NHIỆM CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TOÀN DÂN

Môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng của thời đại, của toàn cầu, ảnh hưởng ngày càng lớn đến phát triển kinh tế bền vững, đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của nhân dân. Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Đại hội XIII đặc biệt quan tâm và có nhiều quan điểm, chủ trương cụ thể, mới về vấn đề này. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã cụ thể hóa, đưa ra những nội dung cốt yếu cho giai đoạn tới, trong đó nhấn mạnh là: “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”(1).

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước”. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tại các địa bàn.

Ngay từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, thành lập các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường tại một số Bộ như: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với sự thành lập các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường, các Bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ TNMT, các tổ chức và cá nhân trong việc giám sát, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực.

Với quy định này, các bộ, ngành, địa phương đều nhìn thấy trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.

KHẮC PHỤC SỰ CHỒNG CHÉO

Trong thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường những năm qua còn tồn tại điểm nghẽn là sự phân định nhiệm vụ chưa rõ ràng, khoa học, việc thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương còn yếu nên chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống. Những bất cập này dẫn đến việc đùn đẩy, né tránh tránh nhiệm, “quyền anh, quyền tôi” trước các vấn đề môi trường, có khi lại dẫm chân, chồng chéo lên nhau, khiến cho hệ thống quản lý vận hành kém trơn tru và thiếu hiệu quả.

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/11/2020 có hiệu lực từ 1/1/2022 có nhiều điểm mới. Lần đầu tiên chế định về thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp triệt để cho địa phương.

Vấn đề đặt ra là, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, thì các Bộ, ngành và địa phương đều cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giao theo luật. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, sự tham gia của các Bộ, ngành trong công tác bảo vệ môi trường sẽ gặp hạn chế do thiếu một trong những công cụ quản lý nhà nước quan trọng nhất, đó là công cụ thanh tra, kiểm tra.

Tại Khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường bao gồm: Bộ trưởng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với các Bộ chuyên ngành như: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế… thì Luật Bảo vệ môi trường không quy định rõ nội dung này. Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 167 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”. Như vậy, có thể thấy việc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng không kèm theo các công cụ dẫn tới các Bộ chuyên ngành sẽ khó khăn trong quá trình thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình theo luật định.

Việc khắc phục chồng chéo không có nghĩa là cắt bỏ công cụ để thực thi, triển khai chức năng, nhiệm vụ hiệu quả. Do đó, cùng với việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các Bộ, ngành theo hướng một cơ quan có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện thì việc điều chỉnh lại phân công về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cần thiết, đồng thời, phải bảo đảm được tính hiệu lực, hiệu quả của cơ quan thực hiện.

Để thực thi được chức năng quản lý nhà nước của mình các cơ quan cần có các công cụ. Đó là: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; (2) Tổ chức thực thi hệ thống văn bản pháp luật; (3) Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đối với các đối tượng chịu tác động; (4) Phân tích, đánh giá và tiếp nhận các phản ánh về các chính sách đó để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Một trong những công tác quan trọng của công tác bảo vệ môi trường là thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đây không chỉ là việc của những cơ quan phụ trách mà là công việc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, bởi vì “lãnh đạo thì phải kiểm tra, không kiểm tra coi như không lãnh đạo”(2).

Để giải quyết các vướng mắc này, trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ nên có quy định rõ hơn về chức năng, thẩm quyền thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trên nguyên tắc đã giao nhiêm vụ thì cần giao công cụ để thực thi các nhiệm vụ đó và việc thực thi đó cần đảm bảo không gây chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tránh đến khi gặp khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan lại đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Trước đây, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản để bổ sung các chức năng, nhiệm vụ và công cụ quản lý nhà nước để thực thi các nhiệm vụ được giao. Trong đó có Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về tổ chức và hoạt độngcủaThanh tra y tế…). Theo đó, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thanh tra chuyên ngành đều giao cho các Bộ chuyên ngành được thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng báo động, sự chung tay của các ngành, các cấp, các cơ quan truyền thông và mọi người dân là điều vô cùng quan trọng để chúng ta cùng nhau đẩy lùi các bức xúc về ô nhiễm môi trường, thực hiện các quan điểm, mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, đưa đất nước ta phát triển một cách bền vững. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và ban hành các chính sách, cũng như các chế tài để răn đe, xử lý khi xảy các hành vi vi phạm về công tác bảo vệ môi trường. Chính sách phải tốt, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới đi vào được cuộc sống. Đồng thời các chế tài được ban hành cũng phải đảm bảo các chính sách được thực thi hiệu quả, đảm bảo tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân có ý định thực hiện các hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Đây đều là những cơ sở quan trọng để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao.

Tuấn Hưng

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.1, tr 116-117.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Sự thật, H, 1982, t.3, tr. 122 -123.

Video liên quan

Chủ đề