Nợ bao nhiêu tiền thì bị đi tù năm 2024

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  2. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  3. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  4. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  5. Có tổ chức;
  6. Có tính chất chuyên nghiệp;
  7. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  8. Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  9. Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  10. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  11. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  12. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  13. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Như vậy, phạm tội thuộc khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạm tội thuộc khoản 2 Điều này thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; phạm tội thuộc khoản 3 Điều này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; phạm tội thuộc khoản 4 Điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: “1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  14. Có tổ chức;
  15. Phạm tội 02 lần trở lên;
  16. Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  17. Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  18. Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  19. Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  20. Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  21. Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. Theo đó, phạm tội thuộc khoản 1 Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm; phạm tội thuộc khoản 2 Điều này thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; phạm tội thuộc khoản 3 Điều này thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ban Biên tập

Người vay tiền là bên vay trong thoả thuận vay, có trách nhiệm hoàn trả vốn cho bên cho vay theo đúng các điều kiện, điều khoản của thoả thuận vay hoặc phát hành. Vậy người vay tiền bỏ trốn sẽ bị xử lý thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

I. Thực trạng vấn nạn người vay tiền bỏ trốn hiện nay

Hiện nay, thực trạng người vay tiền bỏ trốn diễn ra ngày càng phức tạp, người phạm tội thường đánh vào lòng tin của những người xung quanh hoặc cũng có thể sử dụng thủ đoạn gian dối để vay tiền của mọi người xung quanh. Và khi không có khả năng trả nợ thì người phạm tội bỏ trốn và mất liên lạc với những người cho vay. Ta có thể kể đến vụ việc dưới đây:

Ngày 22.3.2023, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thanh Phú (42 tuổi), ngụ xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) 15 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; đồng thời buộc bị cáo có nghĩa vụ trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại xác nhận hơn 5 tỷ đồng.

Tại tòa, Phú khai nhận, khoảng thời gian từ ngày 10.2.2017 đến 2.5.2019, bản thân cần tiền tiêu xài cá nhân, đá gà ăn tiền và mua bán bất động sản nên vay mượn tiền nhiều người dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Cụ thể, Phú vay mượn tiền của vợ chồng ông Trần Văn Bền và bà Nguyễn Thị Thúy ngụ cùng xã nhiều lần, mỗi lần thấp nhất 50 triệu đồng và cao nhất là 1 tỉ đồng với lãi suất khoảng 3%/tháng, thời hạn vay 6 tháng.

Sau đó, Phú vay thêm của vợ chồng ông Bền, bà Thúy nhưng không có làm biên nhận và có trả lãi một lần 100 triệu đồng. Đến ngày 10.2.2017, ông Bền, bà Thúy và Phú làm biên nhận xác định số nợ Phú vay là 4,2 tỷ đồng.

Nguyễn Thanh Phú vay tiền của bà Trần Thị Ngọc ngụ cùng xã nhiều lần, mỗi lần thấp nhất 50 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng với lãi suất khoảng 5%/tháng, thời hạn vay 6 tháng và có trả gốc, lãi đầy đủ. Đến ngày 2.5.2019, bà Ngọc và Phú làm biên nhận xác định số nợ Phú vay là 420 triệu đồng.

Năm 2017, Nguyễn Thanh Phú hỏi vay mượn tiền của bà Nguyễn Thị Hồng Nga ngụ cùng xã nhiều lần, mỗi lần thấp nhất 15 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng, với lãi suất 5%/tháng, thời hạn vay 6 tháng. Phú vay thêm tiền của bà Nga nhưng tất cả đều không có làm biên nhận. Sau đó, bà Nga và Phú thống nhất số tiền mà Phú vay mượn của bà Nga là 800 triệu đồng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Thanh Phú thừa nhận vay tiền nhiều lần của vợ chồng ông Bền, bà Thúy, bà Ngọc và bà Nga với tổng số tiền 5,42 tỷ đồng.

Do không còn khả năng trả tiền vay nên Phú đã bỏ trốn khỏi địa phương nhằm chiếm đoạt số tiền nói trên.

II. Người vay tiền bỏ trốn được hiểu như thế nào?

1. Thế nào là bỏ trốn?

Theo từ điển tiếng Việt, bỏ trốn là hành vi bỏ đi, tránh đi nơi khác một cách bí mật để khỏi bị giữ lại, khỏi bị bắt.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi trốn tránh để không phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền sau khi đã giao dịch với người khác bằng các hình thức vay, mượn, thuê tài sản.

Hành vi này được thực hiện bằng cách nhận được tài sản của chủ tài sản, sau đó bỏ trốn không trả lại tài sản theo hợp đồng đã thoả thuận.

2. Người vay tiền bỏ trốn được hiểu như thế nào?

Người vay tiền bỏ trốn là bên vay tiền thực hiện hành vi vay tiền của tổ chức, cá nhân khác nhưng đã gặp một số yếu tố tác động tới tình hình tài chính của bên chủ thể đi vay (như làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc do người vay cố tình không trả) khiến cho bên có nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên cho vay.

III. Người vay tiền bỏ trốn sẽ bị xử lý như thế nào?

Về việc người vay tiền bỏ trốn có thể bị xử lý theo hai trường hợp, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Đây là trường hợp đặt ra khi người trốn nợ vay tiền của bên cho vay bằng hình thức hợp đồng sau đó cố tình bỏ trốn để không trả nợ. Tức là sau khi vay tiền của bên cho vay, bên vay tiền dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó thì sẽ có căn cứ để truy cứu hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể hơn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khi bên vay vay, mượn tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng mà có các hành vi:

  • Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
  • Đến thời hạn trả nợ mặc dù có khả năng, điều kiện để trả nhưng cố tình không trả.
  • Sử dụng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không thể trả nợ

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người vay tiền bỏ trốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tùy vào mức độ phạm tội mà hành vi này sẽ bị xử lý với khung hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và khung hình phạt cao nhất là 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp 2: Người vay tiền mà bỏ trốn không trả thì bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp: Bên vay tiền dùng thủ đoạn gian dối để có được số tiền vay, chẳng hạn như là dùng lời nói hoặc hành động để lừa dối bên cho vay rồi sau khi có được tiền thì bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Tức là, ngay từ đầu khi vay tiền người này là đã có mục đích chiếm đoạt số tiền đó một cách bất hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người vay tiền bỏ trốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tùy vào mức độ phạm tội mà hành vi này sẽ bị xử lý với khung hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và khung hình phạt tù cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi người vay tiền bỏ trốn

1. Người vay tiền bỏ trốn do không có khả năng chi trả thì có bị phạt tù hay không?

Vay tiền bỏ trốn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo 2 tội là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

  • Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tùy vào mức độ phạm tội mà người vay tiền bỏ trốn có thể bị phạt tù với mức hình phạt thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là tù chung thân;
  • Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Tùy vào mức độ phạm tội mà người vay tiền bỏ trốn có thể bị phạt tù với mức hình phạt thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 20 năm.

2. Người vay tiền trốn không trả nợ thì được đến đòi người thân của họ không?

Vay tiền là giao dịch thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn trả thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ.

Trong trường hợp người thân của người vay tiền bỏ trốn là người đứng ra bảo lãnh cho bên vay theo quy định tại khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “ Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, khi đến hạn mà bên vay tiền không trả nợ thì người thân của bên vay không có nghĩa vụ phải trả nợ, trừ trường hợp người thân của bên vay tiền có cam kết bảo lãnh.

3. Có cần giấy tờ gì để xác định là người vay tiền đã bỏ trốn không?

Theo quy định hiện hành, không cần giấy tờ gì để xác định người vay tiền đã bỏ trốn. Chỉ cần khi đến hạn trả nợ theo hợp đồng mà người vay tiền không trả nợ, đồng thời họ đã đi khỏi nơi cư trú trong một thời gian dài mà bạn khôn thể liên lạc hay biết thêm bất kỳ một thông tìn của người vay tiền. Thì lúc đó, bạn có thể xác định là người vay tiền này đã bỏ trốn mà không cần giấy tờ gì.

4. Thời hiệu khởi kiện người vay tiền bỏ trốn là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Do đó, thời hiệu khỏi kiện người vay tiền bỏ trốn là 03 năm.

5. Con nợ bỏ trốn thì chủ nợ phải làm như thế nào để đòi lại tiền đã cho vay theo đúng quy định pháp luật?

Việc đòi nợ sai cách có thể dẫn tới những hậu quả khó lường, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của mỗi hành vi mà người có hành vi trái quy định pháp luật có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, chủ nợ cần có kiến thức pháp luật để có thể đòi lại tiền đã cho vay một các hợp pháp.

Nếu đến thời hạn vay mà người vay không trả thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án nơi bị đơn - tức người vay tiền cư trú để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp có căn cứ chứng minh có yếu tố hình sự như người vay cố tình không trả mặc dù có điều kiện, người vay đã sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, hay người vay bỏ trốn…, bên cho vay có thể làm đơn tố giác tội phạm về hành vi của người vay có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự.

V. Dịch vụ tư vấn và bảo vệ, bào chữa cho Khách hàng liên quan đến vấn đề người vay tiền bỏ trốn

Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn được tư vấn và bảo vệ, bào chữa liên quan đến vấn đề người vay tiền bỏ trốn:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật về mức phạt về người vay tiền bỏ trốn;
  • Tư vấn về cách tố giác cá nhân có hành vi vay tiền rồi bỏ trốn;
  • Tham gia bào chữa cho khách hàng tại phiên tòa khi khách hàng là người vay tiền bỏ trốn; Trên đây là những thông tin cơ bản về người vay tiền bỏ trốn. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

Nợ tiền không trả đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, vay tiền mà không trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu.

Lừa đảo 70 triệu đi tù bao nhiêu năm?

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 dưới dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm.

Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Điều 429. Do đó, sau 3 năm kể từ khi ngân hàng biết khách vay của mình chậm trả, tổ chức sẽ bị mất quyền khởi kiện đòi nợ tại Toà Án.

Chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?

- Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. - Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Chủ đề