Những nước nào ăn tết giống việt nam năm 2024

Các gia đình ở Trung Quốc, Malaysia, Campuchia... cũng đang tất bật trang trí nhà đón Tết âm lịch giống Việt Nam.

Ý nghĩa Tết cổ truyền

Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch, Tết cổ truyền) có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt Nam. Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao đất trời năm cũ sang năm mới, cây cỏ đâm chồi nảy lộc để bắt đầu một hành trình mới.

Không chỉ Việt Nam mà một số nước trên thế giới cũng đón Tết theo lịch âm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, cộng đồng người Hoa ở Malaysia, Thái Lan, Campuchia...

Người Trung Quốc trang trí nhà đón Tết

Tết Âm lịch hàng năm, các gia đình ở Trung Quốc thường treo đèn lồng đỏ trước cửa nhà, hoặc bên trong hiên nhà. Họ quan niệm rằng, năm mới nếu treo đèn lồng sẽ gặp nhiều may mắn.

Trung Quốc cũng đón Tết âm lịch như người Việt Nam. Đồ họa: M.H

Bên cạnh đó, các ngôi nhà ở Trung Quốc cũng được trang trí những bức câu đối Tết; hoặc treo/dán chữ "Phúc" trong nhà.

Cũng như người Việt đón Tết, ở Trung Quốc, các gia đình cũng thường trang trí nhà với hoa tươi, tranh vẽ... để đón năm mới.

Người Singapore trang trí nhà đón Tết có gì đặc biệt?

Đón năm mới ở Singapore cũng có nhiều điểm giống Việt Nam, đặc biệt là dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết.

Trước ngày giao thừa, các gia đình ở Singapore sẽ cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa sạch đẹp, giặt giũ chăn màn, sắp xếp quần áo gọn gàng. Ngoài ra, họ cũng mua sắm thêm quần áo để đón năm mới.

Dọn dẹp, trang trí nhà đón năm mới là thói quen của gia đình ở Singapore. Đồ họa: M.H

Cũng giống như Việt Nam, ở Singapore có tục lì xì đầu năm. Cả gia đình quây quần bên nhau ăn uống, chúc tụng nhau sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc... trong năm mới.

Tết âm lịch ở Malaysia

Tết cổ truyền được cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia tổ chức trong vòng 15 ngày, trong đó, 3 ngày đầu tiên trong năm là ngày chính.

Các gia đình Malaysia trang trí nhà cửa đón Tết bằng việc dọn dẹp, sắp xếp lại nội thất; sắm sửa thêm đồ dùng mới.

Người dân Malaysia cũng nô nức, tất bật trang trí nhà đón Tết. Đồ họa: M.H

Theo quan niệm của người Malaysia, năm mới nên trang trí trong nhà những món đồ màu đỏ rực rỡ; đặc biệt là treo những câu đối Tết, treo chữ “Phúc, Lộc, Thọ”.

Dù lịch nghỉ Tết Malaysia chỉ có 2 ngày chính thức nhưng những lễ hội trong mùa xuân thường được kéo dài cho đến hết rằm tháng Giêng.

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm lịch là ngày lễ cổ xưa nhất trong lịch sử Việt Nam. Đây là thời gian để mọi người sum họp cùng gia đình, cùng nhau nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam, một số quốc gia trên thế giới cũng tổ chức lễ Tết theo Âm lịch. Sau đây, Hộp Quà Tết sẽ tổng hợp những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam qua bài viết chi tiết dưới đây.

Trung Quốc ăn Tết âm hay dương?

\>>>Tham khảo thêm:
  • Hộp quà Tết
  • Tết miền Nam
  • Tết miền Bắc
  • Giỏ quà Tết
    Những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam có thể kể đến là Trung Quốc

Tết Cổ truyền là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người dân Trung Quốc. Trong ngày này, người dân sẽ tổ chức nhiều sự kiện lễ hội tương ứng với phong tục tập quán nơi họ sinh sống và chế biến nhiều món ăn ngon đặc trưng với thông điệp hy vọng một năm may mắn đến với gia đình.

Giống như Việt Nam, phong tục phổ biến nhất của người dân Trung Quốc đó là trang trí nhà cửa bằng những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy trang trí màu đỏ và đốt pháo hoa. Những hoạt động này đều mang ý nghĩa về một năm mới vui vẻ và an lành. Ngoài ra, người Trung Quốc còn có phong tục trao phong bao đỏ lì xì cho trẻ nhỏ, người thân trong gia đình, bạn bè,… Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được nhận lì xì vào những ngày đầu năm mới.

Một trong những món ẩm thực ngày Tết không thể thiếu đối với người Trung Quốc đó là các loại bánh cầu may như bánh tổ (Nian Gao) – một loại bánh được làm từ gạo nếp loại hảo hạng, đường và một chút gừng tươi. Món bánh này được ra đời với niềm mong ước các thành viên trong gia đình sẽ luôn gắn bó cùng nhau giống như ý nghĩa và tên của loại bánh này.

Những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam – Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một trong những nước ăn Tết Âm giống như Việt Nam. Ngày này còn có tên gọi là Seollal – ngày Tết truyền thống của người Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1/1 Âm lịch và cũng là ngày lễ quan trọng tại quốc gia này. Seollal của Hàn Quốc sẽ diễn ra trong 3 ngày từ mùng 30 Tết cho đến mùng 2 Tết Âm lịch. Vào những ngày này, những ai ở xa sẽ thu xếp công việc và về quê để thăm gia đình, họ hàng.

Đối với người dân Hàn Quốc, Seollal mang ý nghĩa vô cùng to lớn và không chỉ đơn thuần là một ngày lễ đánh dấu cho sự khởi đầu của một năm mới. Vào ngày này, người Hàn sẽ mặc những bộ hanbok – một loại trang phục truyền thống vô cùng đẹp mắt. Sau đó, một số hoạt động truyền thống sẽ được diễn ra trong thời gian này sẽ gồm hành lễ trước tổ tiên, chơi trò chơi dân gian, ăn những món ăn truyền thống, nghe kể chuyện và trò chuyện thâu đêm.

Ngoài ra, người Hàn cũng thường uống trà vào ngày Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà kyepicha ướp quế, trà saenggang ướp gừng, trà insam trộn với sâm. Đặc biệt, loại trà omija – một loại trà chỉ có ở Hàn Quốc cũng được người dân xứ sở kim chi ưa chuộng bởi đặc điểm có đủ cả 5 vị gồm có ngọt, chua, cay, mặn và đắng.

Các nước ăn Tết âm lịch: Triều Tiên

Giống như Hàn Quốc, Việt Nam, Triều Tiên cũng ăn Tết Âm lịch

Một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam có thể kể đến đó là Triều Tiên. Trước đây, người dân thường đón Tết vào tháng 10 và tháng 11 nhưng gần đây đã chuyển dần sang mùng 1 tháng Giêng Âm lịch. Vào đêm 30 Tết, các gia đinh sẽ quét dọn nhà cửa, treo tranh Tết và làm cơm.

Đến sáng sớm ngày mùng 1, mọi người sẽ dậy sớm để chuẩn bị mọi thứ tươm tấp, chỉn chu và quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye – lễ tạ ơn gia tiên. Tiếp đến, bề trên sẽ đáp lễ bằng cách mời cơm Tết.

Gia đình sẽ cùng nhau dùng món Ttok-kuk – một món ăn được làm từ nước cơm, bánh gạo và đậu xanh. Món ăn này có ý nghĩa là “tăng xuân” vì người dân Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới, nếu dùng một bát Ttok-kuk sẽ mang ý nghĩa người đó sẽ thêm một tuổi nữa. Họ quan niệm rằng mình sẽ thêm 1 tuổi khi hết năm cũ, không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

Một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Triều Tiên đó là “cơm thuốc” – một món ăn được chế biến từ gạo nếp hấp trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, mỡ, nhân hạt tùng, tương và tất cả đều được mang đi hấp chín.

Từ xưa, người Triều Tiên thường xem mật là thuốc nên món này mới có tên gọi là cơm thuốc. Món ăn này thường dùng để đãi khách và cúng tổ tiên và họ quan niệm rằng nếu ăn loại cơm này vào đầu năm, họ sẽ gặp may mắn, sung túc và ngọt ngào cả năm.

Các nước ăn Tết Nguyên Đán: Mông Cổ

Những nước ăn tết âm lịch giống như Việt Nam gồm có Mông Cổ

Mông Cổ cũng là một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam. Tết Âm lịch của Mông Cổ còn được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng. Đây là dịp báo hiệu mùa xuân đến và kết thúc một mùa đông lạnh lẽo để bắt đầu một mùa vụ mới.

Ngày này, mọi người sẽ sum họp và thưởng thức những món ăn ngon cùng những người thân trong gia đình một cách thật ấm cúng. Người cao tuổi sẽ trao quà cho trẻ nhỏ như phong tục tặng lì xì Tết giống Việt Nam.

Ngoài ra, mâm hoa quả được trang trí đẹp mắt sẽ được đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ cũng có nhiều món ăn đa dạng như cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng,… Tất cả đều là những món ăn mang đậm chất vùng biên cương hoang dã của Mông Cổ.

Các nước đón Tết Nguyên Đán: Singapore

Singapore – Một trong những quốc gia ăn Tết Âm giống Việt Nam

Singapore là quốc gia phát triển bậc nhất châu Á và cũng là một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam. Đây là ngày lễ được người dân Singapore rất coi trọng và thường được tổ chức hằng năm. Vào ngày này, người dân có thể tham gia nhiều sự kiện nổi bật như lễ hội hoa đăng, lễ hội đường phố Chingay, lễ hội Singapore River Hongbao và nhiều các hoạt động khác.

Cũng trong dịp này, người dân Singapore còn đi du xuân ở những nơi như đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm, vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên , khu di tích, thắng cảnh văn hoá hoặc các khu vui chơi giải trí trong nước,… Đặc biệt hơn, bạn cũng sẽ được thưởng thức những buổi trình diễn ẩm thực với các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn sẽ mang đến nhiều khoảnh khắc ấn tượng cho mọi đối tượng.

Những nước ăn Tết Nguyên Đán: Malaysia

Các nước đón Tết Nguyên Đán tại Malaysia là một ngày lễ lớn

Vì người Hoa chiếm phần lớn dân số tại quốc gia Malaysia nên đây cũng là một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam. Tết Nguyên Đán tại Malaysia là một ngày lễ lớn và kéo dài trong 15 ngày, trong đó ngày chính vẫn là 3 ngày đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, nhiều gia đình sẽ dọn dẹp, trang trí nhà cửa và mua sắm những vật dụng mới.

Ngoài ra, một số sự kiện, hoạt động sẽ được tổ chức gồm có múa sư tử, múa lân,… vô cùng hoành tráng, đặc biệt nhất vẫn là hoạt động bắn pháo hoa ở toà tháp đôi Petronas.

Thái Lan có Tết âm không?

Tết Nguyên Đán ở Thái Lan còn gọi là lễ hội Songkran – lễ hội té nước

Cùng là một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam, Thái Lan sẽ ăn Tết Âm trong vòng 3 ngày. Lễ hội lớn nhất tại xứ sở chùa vàng có tên là Songkran sẽ diễn ra từ ngày 13/4 đến 15/4 hằng năm. Đây còn gọi là lễ hội té nước đầu năm, người trẻ sẽ té nước vào người cao tuổi để tỏ lòng tôn kính. Ngược lại, người cao tuổi sẽ mong hậu bối sẽ bỏ qua những lời gắt gỏng của họ hằng ngày.

Đặc biệt, lễ hội này rất hoành tráng và thu hút rất nhiều khách du lịch. Họ cũng rất thích thú khi sử dụng các loại thau, chậu, bóng nước, súng nước để hưởng ứng. Họ cho rằng những người bị té nước nhiều nhất sẽ được may mắn suốt cả năm.

Nước nào ăn Tết Nguyên Đán: Ấn Độ

Các nước đón Tết Nguyên Đán ở Ấn Độ còn có lễ hội Holi nổi tiếng

Giống như Việt Nam, Ấn Độ là một trong những nước ăn Tết Âm lớn nhất với lễ hội Holi. Đây chính là lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với người dân Ấn Độ. Lễ hội mang ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và đón chờ một mùa xuân ấm áp. Ngoài ra, người dân Ấn Độ còn cho rằng ánh nắng ấm áp xua tan sự lạnh lẽo của mùa đông giống như việc cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Tại lễ hội Holi, mọi người sẽ pha bột màu và nước rồi thoa lên mặt, quần áo,… những người xung quanh, không quan trọng lạ hay quen. So với các lễ hội đặc sắc khác tại Ấn Độ, lễ hội Holi đã để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều khách du lịch, họ rất thích thú khi tham gia ngày hội này.

Những nước ăn Tết âm: Bhutan

Lịch nghỉ Tết ở Bhutan rất giống ở Việt Nam

Lịch nghỉ Tết và ăn Tết tại Bhutan diễn ra rất giống ở Việt Nam. Là một trong những nước ăn tết Âm giống Việt Nam, người dân tại đây gọi những ngày này là Tết Losar. Ngày lễ này được tính theo lịch âm và kéo dài trong vòng 15 ngày với nổi bật nhất là 3 ngày đầu tiên của năm mới.

Vào ngày này, tất cả những người trong gia đình sẽ trở về nhà dù là ở đâu, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, làm mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên. Những bữa cơm thịnh soạn với nhiều món ăn ngon cùng hoa quả mang ý nghĩa tạ ơn thần linh và tổ tiên đã cho họ một cuộc sống ấm no trong năm vừa qua.

Những nước nào ăn Tết âm: Indonesia

Tết ở Indonesia còn diễn ra nhiều phong tục tập quán

Những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam có thể kể đến đó là Indonesia. Tết ở quốc gia này không phải là một lễ hội tôn giáo nhưng nhiều người dân gốc Hoa tại đây vẫn tổ chức các hoạt động chào mừng năm mới tại các đền, chùa và nhà thờ vào Tết Âm lịch. Người dân sẽ chúc nhau câu “Selamat Hari Raya” có nghĩa là “Chúc cho một lễ hội vui vẻ”. Câu nói này cũng được dùng phổ biến tại các lễ hội lớn tại quốc gia này.

Người dân Indonesia có rất nhiều phong tục tập quán như múa, nhảy, hát,… Đặc biệt, một trong những phong tục truyền thống nổi bật có thể kể đến đó là đưa kiệu đi xung quanh thị trấn cho đến khi cuối Tết, họ sẽ đưa kiệu ra sông và dìm kiệu xuống nước. Điều này được xem là người dân sẽ cầu xin Thần nước phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hoà.

Các nước ăn Tết âm lịch: Campuchia

Campuchia là quốc gia đón Tết Âm bằng lễ hội Chol Chnam Thamy

Campuchia là một trong những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam. Tại quốc gia này, họ sẽ ăn mừng năm mới dựa trên lịch cổ truyền của dân tộc Khmer với lễ hội có tên là Chol Chnam Thamy.

Vì vậy, người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam sẽ chào đón lễ hội Chol Chnam Thamy rất lớn. Họ quan niệm rằng, mỗi năm sẽ có một vị thần được cử xuống hạ giới để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó. Khi hết năm, nhà trời sẽ lại cử xuống một vị thần khác để chăm lo cho cuộc sống của người dân.

Các nước ăn Tết Nguyên Đán: Philippines

Người dân Philippines thường đón Tết Âm bằng cách đi chùa, nhà thờ để cầu nguyện

Nhắc đến những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam, không thể không nhắc đến Philippines. Đây là quốc gia đón Tết muộn nhất bởi chính phủ gần đây mới chính thức công nhận Tết Âm chính là ngày lễ lớn trong năm. Người dân Philippines vào những ngày này sẽ đi chùa, nhà thờ để mong cầu một năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều điều may.

Bên cạnh đó, hoạt động ngày Tết không thể thiếu đối với họ có thể kể đến đó là các màn múa rồng, múa lân để chào đón một năm mới. Ngoài ra, các món ăn phổ biến vào ngày Tết đối với người Philippines có thể kể đến đó là bánh gạo ngọt.

LỜI KẾT

Như vậy, Hộp Quà Tết đã tổng hợp những nước ăn Tết Âm giống Việt Nam qua bài viết trên. Mong rằng những chia sẻ thú vị trên sẽ giúp bạn hiểu thêm được về phong tục tập quán, các hoạt động diễn ra của các nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Nếu bạn đang tìm mua những sản phẩm quà Tết cao cấp để dành tặng cho những người thân yêu, hãy liên hệ ngay với Hộp Quà Tết nhé!

Chủ đề