Những lưu ý trước khi tiêm vaccine astrazeneca

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu

Nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cao nhất, những điều cần lưu ý khi đi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sau đây:

Những lợi ích to lớn của việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là không thể chối cãi. Tiêm vắc-xin có thể phòng ngừa mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh; vì vậy tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống dịch COVID-19. Người được tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ bản thân và gia đình mà còn thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, hướng tới đạt được miễn dịch cộng đồng để chiến thắng được dịch bệnh. Miễn dịch cộng đồng đạt được nhờ vào kháng thể được tạo ra từ những người tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và những người đã nhiễm vi-rút SAR-COV-2.Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêm vắc-xin sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nhanh hơn nhiễm vi-rút SAR-COV-2 tự nhiên, và những người tiêm vắc-xin được chế tạo từ công nghệ mRNA(như vắc xin do AstraZeneca mà chúng ta đang sử dụng)có khả năng bảo vệ, đối với các biến chủng mới đang lưu hành trên thế giới.

Hình ảnh người dân đến tiêm vắc-xin phòng COVID-19 tại cộng đồng

Khi đi tiêm chủng, mỗi người nên thực hiện đúng quy trình được hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đầu tiên,Khám sàng lọc trước tiêm chủnglà bước quan trọng nhằm phát hiện và phân loại đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin COVID-19. Mỗi người lưu ý cần phải chủ động cung cấp cho bác sĩ khám sàng lọc đầy đủ thông tin của mình như:

- Tình trạng sức khoẻ hiện tại như: sốt, ho, khó thở, đau họng, mất khứu giác/vị giác, các bệnh cấp tính đang mắc.

- Có tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân (thuốc,vắc-xin,thức ăn,…) nào hay không.

- Tiền sử mắc phải các bệnh mạn tính (Tăng huyết áp,đái tháo đường,ung thư,các bệnh tim mạch mạn tính,bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), bệnh thần kinh mạn tính,…) , rối loạn đông máu/cầm máu (chảy máu khó cầm,…).

- Sử dụng các thuốc (Thuốc chống đông,thuốc ức chế miễn dịch,thuốc corticoid,…), liệu trình điều trị (xạ trị, hoá trị,…) gần đây.

- Có tiêm/uống vắc-xin trong vòng 14 ngày qua hay không.

- Đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, cung cấp về việc đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Đã từng nhiễm vi-rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 hay không.

- Nếu là tiêm lần 2, cung cấp thông tin loại vắc-xin và ngày tiêm mũi 1 cũng như các phản ứng gặp phải sau tiêm.

Các bác sĩ thực hiện khám sàng lọc, tư vấncho mỗi người để chỉ định đối tượng đến tiêm vắc-xin như sau: (1) Được tiêm vắc-xin; (2)Chống chỉ định tiêm vắc-xin, hoãn tiêm vắc-xin (có thể tiêm ngày khác); (3) Nên thực hiện tiêm vắc xin tại bệnh viện.

NVYT đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, SpO2 của người dân đến tiêm chủng

Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin

Sau khi khám sàng lọc, những đối tượng có chỉ định “Được tiêm vắc-xin” sẽ được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nhân viên y tế sẽ cung cấp tên vắc-xin, hạn sử dụng vắc-xin và thực hiện tiêm một liều 0,5mL vào cánh tay của người được tiêm.

Điều dưỡng tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Sau khi được tiêm vắc-xin,mỗi người sẽ ngồi tại khu vực theo dõi sau tiêm 30 phútđể nhân viên y tế theo dõi và phát hiện sớm phản ứng sau tiêm chủng.Nếu có bất cứ khó chịu gì trong người nên thông báo ngay với các bác sĩ. Sau 30 phút theo dõi, các nhân viên y tế sẽ thực hiện khám lại và tư vấn theo dõi sức khoẻ bản thân tại nhà, nơi làm việc ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng.

Sau khi tiêm vắc-xin, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng như sốt, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm, đau bụng, bồn chồn…Tuy nhiên, nếu đối tượng tiêm chủng thấy:

- Có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥390C), vật vã, lừ đừ, tím tái, khó thở… hoặc,

-Khi các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc,

-Khi gia đình, bản thân không yên tâm về sức khoẻ của đối tượng tiêm chủng…

thì cần đưa NGAY đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Khu vực ngồi theo dõi 30 phút sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Mỗi ngườiđến tiêm chủng phải luôn tuân thủ đeokhẩu trang,giữ khoảng cách an toàn, thực hiệnthông điệp 5Ktrong quá trình đi tiêm và sau khi tiêm vì tỉ lệ tiêm vắc-xin trong cộng đồng còn thấp. Ngày tiêm nên ăn uống đầy đủ, không nên uống cà phê hay các loại nước tăng lực nhiều, mặc áo ngắn tay để dễ tiêm và quần áo rộng rãi để thuận tiện khi cần cấp cứu, lưu ý ghi nhớ/hỏi bác sĩ tư vấn về xử trí các dấu hiệu sau tiêm.