NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Khi một doanh nghiệp cần vay vốn, DN có thể vay ở các Trung gian tài chính (Ngân hàng thương mại) hoặc là huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua Trái phiếu, Cổ phiếu. DN thường huy động vốn vay ngắn hạn < 1 năm ở Trung gian tài chính và huy động vốn vay trung, dài hạn ở thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam thì hơi khác, thị trường chứng khoán mới chỉ mức sơ khai (Thị trường cận biên) nên các DN thường vay tiền cả ngắn, trung và dài hạn từ ngân hàng; chỉ có các doanh nghiệp lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán mới phát hành cổ phiếu để có vốn.

Ngân hàng thương mại ngoài chức năng cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh thì còn là công cụ để ngân hàng nhà nước điều tiết cung tiền trong nền kinh tế.

Trong entry đầu tiên về Tài chính – Tiền tệ chúng ta biết rằng một trong các chức năng của tiền là làm phương tiện thanh toán. Lượng tiền phải ngang với lượng hàng hóa vật chất. Lượng tiền cần thiết đó gọi là cầu tiền.

Cầu tiền: Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất vì vậy là đường thẳng dốc xuống. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu tiền:

– Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất tăng thì sản lượng hàng hóa sản xuất ra tăng vì vậy sẽ cần một lượng tiền tăng tương ứng để cân bằng. Ví dụ như có 100.000 đồng tiền mặt, có 10 cái bút bi giá 10.000 đ. Nếu như có 20 cái bút bi trong khi vẫn có 100.000 đ thì vì khan hiếm tiền nên sẽ không trao đổi được 10 cái bút tăng thêm hoặc giá bút sẽ giảm đi còn 5000 đ. (Giá trị đồng tiền tăng lên)

– Mức giá cả tăng: Trước đây mua 1 cân gạo hết 10 đồng; nay mua một cân gạo hết 12 đồng vì vậy sẽ cần phải bổ sung thêm 2 đồng -> với cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng người ta phải nắm giữ nhiều tiền hơn.

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Cung Tiền: Do chỉ có ngân hàng trung ương có chức năng này nên cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi suất. Cách thức NHTW cung tiền nghiên cứu tại bài Hệ thống ngân hàng.

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Mô hình cung cầu tiền

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Mô hình cho thấy khi chính phủ tăng cung tiền thì sẽ khiến cho lãi suất giảm xuống mà giảm cung tiền thì sẽ khiến lãi suất tăng lên. Về lý thuyết thì cầu tiền và cung tiền luôn trở về trạng thái lãi suất cân bằng là I*. Nhưng thực tế là còn nhiều yếu tố về mặt tâm lý khác tác động lên mô hình này.

Tiến trình tăng cung tiền tác động tới lãi suất:

– Hiệu ứng tính thanh khoản: Đầu tiên khi chính phủ tăng cung tiền thông qua việc chi tiêu nhiều hơn hoặc thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ làm lãi suất giảm.

– Hiệu ứng thu nhập: Khi lượng tiền cung ứng tăng lên người dân có thu nhập cao hơn vì vậy họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn khiến cho lãi suất giảm xuống tiếp.

– Hiệu ứng mức giá: Khi lượng tiền tăng lên thì do dư thừa tiền hơn so với hàng hóa vật chất nên giá cả hàng hóa tăng lên khiến cho lãi suất bắt đầu tăng trở lại.

– Hiệu ứng lạm phát: khi giá cả có chiều hướng tăng khiến người dân lo lắng rằng trong tương lai lạm phát sẽ còn tăng nữa nên người ta không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà chuyển sang mua vàng, nhà đất. Để thu hút vốn phục vụ cho nhu cầu vốn các ngân hàng phải tăng lãi suất để người tiêu dùng lại gửi tiền vào ngân hàng.

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Ta thấy khi chính phủ cung một lượng tiền thì hiệu ứng thanh khoản, hiệu ứng thu nhập làm lãi suất giảm còn lại hiệu ứng lạm phát và hiệu ứng mức giá làm lãi suất tăng. Tuy nhiên do lượng giảm, tăng và tốc độ tăng giảm khác nhau nên sinh ra ba trường hợp khác nhau a, b, c.

Lãi suất:

Ta thấy cung cầu tiền hay cung cầu vốn thì đều gặp nhau ở mức lãi suất mà cả hai bên đều thỏa mãn. Giả sử chúng ta là người có tiền và dự định cung tiền thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng thì chúng ta hoặc là chấp nhận hoặc là không với mức lãi suất ấn định của ngân hàng. Để cho chúng ta đồng ý gửi tiền vào ngân hàng mà không mua vàng, nhà đất thì ngân hàng sẽ tự động điều chỉnh lãi suất tăng hay giảm tùy theo mức độ cầu tiền ở phía cho vay và chính sách tiền tệ của ngân hàng.

Lãi suất đơn là lãi suất được nhận vào đầu hoặc cuối kỳ: Ví dụ nếu ta gửi 10 đ vào ngân hàng với thời hạn 1 năm có mức lãi suất là 10% thì khi đến kỳ rút ta sẽ được 10 đ + 10%*10 = 11 đồng.

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Trong thực tế ngay tháng đầu tiên thì ta đã được một khoản tiền là a= 10 + 10*10/12; và tháng kế tiếp sẽ phải tính trên con số a này. Với thời hạn nhỏ thì số tiền này không nhiều vì vậy có thể bỏ qua được; nhưng với thời gian dài hơn thì sẽ phải có hình thức lãi khác gọi là lãi kép (lãi suất lũy tiến)

Lãi kép có công thức tính:

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Thông thường thì lãi đơn áp dụng cho < 1 năm và lãi kép áp dụng cho > 1 năm.

Nhưng vì sức mua đồng tiền của ngày hôm nay và 1 năm tới là khác nhau do vấn đề lạm phát nên ta có khái niệm lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là mức độ gia tăng của sức mua được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

trong đó ∏ là lạm phát dự kiến. Đây là công thức Fisher, công thức cho rằng nếu như cung tiền tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng 1% và làm lãi suất tăng 1%.

Để tính giá trị theo thời gian của tiền ta có:

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển

Ví dụ nếu như hỏi 100 đồng 1 năm nữa sẽ có giá trị bao nhiêu ở hiện tại biết lãi suất bằng 10%?

C=100/(1+0,1)= 90,9 đồng; -> 100 đồng 1 năm tới sẽ tương ứng với 90,9 đ ở hiện tại nếu quy ra sức mua.

Nếu như một trái phiếu có thời hạn 1 năm có mệnh giá 100 đ, giá bán hiện tại là 90,9đ thì có nghĩa là nó tương đương với việc gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm. nếu giá bán hiện tại là 85 đ thì trái phiếu đó đang được hưởng lãi suất là:

i= (100 -85)/85= 17,6%.; lãi suất này được gọi là lãi suất hiệu quả

Trong trường hợp ta gửi 100 đ vào NH trong 1 năm với lãi suất 10%; nếu ta nhận lãi sau thì ta được 110 đ; nhưng nếu ta nhận lãi trước thì lãi suất thực của khoản cho vay này là : (100-90)/90=11,1%

Vì vậy thông thường thì lãi suất của lãi trả sau bao giờ cũng cao hơn lãi suất của lãi trả trước; còn nếu bằng nhau thì nên chọn lãi trả trước.

– Cung cầu vốn thể hiện mối quan hệ Cung – Cầu giữa người cần vốn để đầu tư và người gửi tiết kiệm thông qua Thị trường chứng khoán hoặc Trung gian tài chính.

– Cung cầu tiền thể hiện mối tương quan giữa lượng tiền – Lãi suất – Lạm phát. Các hiệu ứng khi tăng cung tiền là Thanh khoản -Thu nhập – – Mức giá – Lạm phát

– Quy tắc 70 là quy tắc để tính nhanh lãi suất kép: nếu như một con số nào đó tăng trưởng x% mỗi năm thì sau 70/x năm nó sẽ tăng gấp đôi. Ví dụ nếu như bạn gửi 100.000.000 đ vào ngân hàng với lãi suất 5%/ năm thì sau 14 năm số tiền này sẽ tăng gấp đôi. Nếu như bạn gửi trong 140 năm thì số tiền này = 

NHTW thay đổi cung tiền sẽ khiến đường nào dịch chuyển
 * 100.000.000 đ = 1024 * 1tr= 1,024 tỷ.

(Quy tắc 69, quy tắc 70 thì đều là tên gọi khác của nguyên tắc này thể hiện lấy 69 và 72 chia thay vì 70. 72 thường dùng với lãi suất ngân hàng; GDP thường dùng quy tắc 70 hoặc 69)

Để giúp có cái nhìn thực tế mối quan hệ cung cầu tiền và vốn, chúng ta nghiên cứu tình hình cụ thể của nước Nga hiện nay:

Năm 2014 Nga sát nhập Crưm lấy từ Ukraine với cách thức là bỏ phiếu của dân chúng. Đây rõ ràng là một sự xâm chiếm và các quốc gia không ai muốn có một tiền lệ như vậy cả.

Các quốc gia trên thế giới hầu hết là tập hợp nhiều vùng đất có văn hóa rất khác nhau và thường là những vùng tự trị trước đó, vì một lý do nào đó mà kết hợp lại thành một đất nước. Nếu như các vùng này thấy rằng Crưm có thể làm được thì sẽ kích thích họ làm tương tự. Đó là còn chưa bàn tới việc nước khác xúi giục, mua chuộc để vùng lãnh thổ đó bỏ phiếu đi theo.

Trung quốc đáng nhẽ nên là nước phản đối nhiều nhất bởi vùng đất tự trị Tân Cương cũng có thể làm như Crưm, nhưng thời điểm đó TQ không lên tiếng phản đối, có lẽ để đổi lại sự ủng hộ của Nga tại Biển Đông.

Kể từ khi Nga sát nhập Crưm, các nước châu âu liên tiếp ra các lệnh trừng phạt về kinh tế, hạn chế đi lại một số quan chức. Điều này dẫn tới những ảnh hưởng sau về mặt tiền:

– Các nhà đầu tư lo ngại vì vậy họ không đầu tư vào Nga nữa, rút vốn ra khỏi Nga: Năm nay có 134 tỷ usd đã rút khỏi Nga, năm tới 2015 dự kiến là 80 tỷ.

– Một số hàng hóa Nga bị cấm xuất khẩu vì vậy chỉ tiêu thụ trong nước.

– Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Nga kém cạnh tranh hơn do đồng rúp mất giá nhưng người dân vẫn không thể ngừng hoàn toàn được. Phải cần đô la mỹ để mua hàng nước ngoài -> đô càng thiếu hụt.

– Cùng thời điểm này giá dầu giảm tới gần 40% chạm mức 60usd/ thùng (trước >100 usd/thùng). Dầu mỏ, khí đốt là nguồn xuất khẩu chiếm tới một nửa thu ngân sách của Nga chưa kể tiền thu về là USD.

– Người dân mất niềm tin vào đồng rúp nên chuyển sang tài sản khác để lưu trữ (USD, nhà đất, vàng,…)

Trên thị trường, lượng USD suy giảm trong khi nội tệ rúp không đổi khiến cho đồng rúp mất giá trước USD. Ngân hàng Tw Nga phải bơm ra dự trữ ngoại tệ hoặc là tăng lãi suất để giảm lượng tiền rúp trong lưu thông.

Sáng nay 16/12 Nga tăng lãi suất huy động từ 10,5% lên 17%, điều này sẽ kéo theo hệ quả sau:

– Người dân sẽ thích gửi tiền rúp hơn là chi tiêu -> lượng tiền rúp trong lưu thông giảm -> lạm phát giảm.

– Người dân thay vì tích trữ usd thì bán usd để lấy rúp gửi ngân hàng -> đồng rúp đỡ mất giá hơn.

Tất nhiên điều này sẽ kéo theo hệ quá kép. Thứ nhất là khiến tổng chi tiêu (tổng cầu) suy giảm -> nhu cầu hàng hóa suy giảm -> sản xuất đình đốn. Thứ hai là khiến cho chi phí sử dụng vốn cao -> DN ngại đầu tư, mở rộng sản xuất. Hai ảnh hưởng kép này sẽ khiến Nga không thể tăng GDP như mong muốn cho cả năm nay và năm sau.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nga-tang-lai-suat-gap-doi-truoc-nguy-co-khung-hoang-tien-te-3121057.html

Comments

comments